Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải pháp nào giảm thiểu tác hại thuốc lá?

Thứ tư, 16:24 07/04/2021 | Sống khỏe

Theo báo cáo gần nhất về xu hướng hút thuốc lá trên toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, mặc dù số lượng hút thuốc lá ở nam giới có giảm nhưng tiến trình đáp ứng mục tiêu toàn cầu các quốc gia đặt ra là giảm 30% tỷ lệ người hút thuốc lá vào năm 2025 vẫn không đạt được kết quả mong đợi. WHO cũng dự kiến, đến năm 2025 tổng số người hút thuốc lá vẫn giữ nguyên ở mức 1,1 tỷ người như hiện nay.

Giải pháp nào giảm thiểu tác hại thuốc lá? - Ảnh 1.

GS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh Viện K Trung ương

Các chuyên gia nói gì về việc cai thuốc lá?

PGS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh Viện K Trung ương khẳng định, việc cai bỏ thuốc lá điếu bằng ý chí là điều rất khó. Mặc dù chúng ta đã thực hiện nhiều biện pháp trong suốt chục năm nay, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân thành công chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân bị chẩn đoán bị ung thư phổi, họ vẫn tiếp tục hút thuốc dù được bác sĩ tư vấn rất kỹ và bản thân họ cũng hiểu thuốc lá độc hại như thế nào. Rõ ràng, việc cai thuốc là điều không dễ dàng.

Cùng ý kiến với BS. Quảng, BS. Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội Tổng Quát và Y học Gia đình, Bệnh viện FV cho biết, có khoảng 90% những người hút thuốc lá muốn bỏ thuốc lá nhưng bỏ không được. "Lý do của việc không cai bỏ được hoặc tái nghiện thuốc lá là do hai yếu tố, bao gồm nghiện nicotin và nghiện hành vi (hay động tác hút thuốc). Chính vì điều này mà các liệu pháp thay thế nicotin trong dược phẩm (như miếng dán, kẹo ngậm, chai xịt nicotin…) vẫn thất bại", BS. Phương giải thích.

Các chuyên gia y tế cũng có cùng điểm chung cho rằng, việc nghĩ tới giải pháp giảm thiểu tác hại là cần thiết, nhưng cai hút thuốc cho đến nay vẫn là giải pháp tốt nhất. "Tuy nhiên đối với những nhóm không thể hoặc không muốn cai thuốc, chúng ta cần phải có biện pháp khả thi hơn cho họ, ví dụ như giảm thiểu tác hại", PGS.TS Lê Văn Quảng chia sẻ thêm.

Trên thực tế, hiện nay giới khoa học đang chứng kiến ngày càng có nhiều sở cứ chứng minh và công nhận của các quốc gia về hàm lượng các chất gây hại và có tiềm năng gây hại có trong thuốc lá làm nóng ít hơn thuốc lá điếu. Những minh chứng khoa học này đã được các chuyên gia y tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam, kỳ vọng sẽ góp phần vào việc kiểm soát thuốc lá điếu cũng như cơ hội cho những người hút thuốc lá trưởng thành có được lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe của họ.

Giải pháp nào hiệu quả?

Sự hiện diện của thuốc lá thế hệ mới đã làm thay đổi chiến lược quản lý thuốc lá của nhiều quốc gia. Đến nay đã có nhiều quốc gia buông bỏ quan điểm "bỏ thuốc hay là chết" trong chiến lược kiểm soát thuốc lá điếu, mà thay vào đó là đưa thuốc lá làm nóng, thuốc lá điện tử trở thành một giải pháp giúp giảm thiểu tác hại cho nhóm người lựa chọn tiếp tục hút thuốc, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền kêu gọi cai đồng thời tất cả các loại thuốc lá và nicotin như WHO khuyến nghị.

Uruguay là một trong những quốc gia gần đây trở thành minh chứng rõ nét nhất cho việc cởi mở và chấp nhận khoa học giảm thiểu tác hại. Vào đầu năm 2021,

Tổng thống Uruguay cùng tất cả các bộ trưởng (bao gồm cả Bộ Y tế Cộng đồng) đã ký đồng thuận việc thu hồi lệnh cấm đối với thuốc lá làm nóng trước đó. Để đi đến quyết định này, chính phủ Uruguay nhận thấy cần phải có trách nhiệm với sức khỏe cộng đồng bằng cách tìm kiếm các công cụ đưa ra giải pháp thực tiễn cho vấn nạn hút thuốc lá, bao gồm các giải pháp, sản phẩm thay thế thuốc lá điếu đốt cháy.

Lý giải cho việc đưa thuốc lá thế hệ mới, cụ thể là thuốc làm nóng vào quản lý một cách có hệ thống trong chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia, các nước này đều đồng thuận với kết quả kiểm nghiệm thuốc lá làm nóng có đủ sở cứ khoa học cho thấy những sản phẩm này làm giảm thiểu mức phơi nhiễm của người dùng với các chất độc hại, so với khi hút thuốc lá điếu đốt cháy.

Hiện đã có các sản phẩm thuốc lá làm nóng có đầy đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc giảm phơi nhiễm của cơ thể với các chất độc hại gây ung thư, chẳng hạn theo như công bố của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khi họ cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng được kinh doanh như một sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, bên cạnh các sở cứ cộng hưởng từ những quốc gia có nền khoa học tiên tiến thế giới.

Đến nay, sản phẩm thuốc lá làm nóng đã được phép nhập khẩu và lưu hành tại 63 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển như Mỹ, Anh, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, các nước trong khu vực ASEAN như Malaysia, Indonesia, Phillipines. Lý giải cho việc đưa thuốc lá thế hệ mới, cụ thể là thuốc làm nóng vào quản lý một cách có hệ thống trong chiến lược kiểm soát thuốc lá của quốc gia, các nước này đều dựa trên kết quả kiểm nghiệm thuốc lá làm nóng với đầy đủ các bằng chứng khoa học về giảm thiểu mức phơi nhiễm của người dùng với các chất độc hại, so với khi hút thuốc lá điếu đốt cháy.

Kết luận của FDA Hoa Kỳ cũng nhận được sự đồng thuận của các chuyên gia y tế trong nước và quốc tế. "Giai đoạn bây giờ không phải là giai đoạn tuyên truyền về nhận thức và giáo dục tác hại của thuốc lá nữa, mà phải có chế tài hoặc tìm ra những biện pháp nhằm giảm nhẹ nguy hại cho người sử dụng thuốc lá. Đứng dưới góc độ chính sách đối với cộng đồng, cách tiếp cận đó phù hợp", BS. Lê Đình Phương nhận xét.

Đối với thuốc lá, có một điều quan trọng đó là nicotin không phải là nguyên nhân gây ung thư, mà nguyên nhân chính là do các phân tử trong khói tạo ra từ quá trình đốt cháy thuốc lá điếu. Điều này đã được tuyên bố bởi Viện Y tế và Chăm sóc Sức khỏe chất lượng cao Quốc gia của Anh (NICE).

"Từ góc độ của bác sĩ chuyên khoa ung thư nhìn nhận, khi bệnh nhân hút thuốc, lượng chất gây ung thư phơi nhiễm với cơ thể càng lớn thì nguy cơ gây ung thư càng cao. Theo như công bố của FDA Hoa Kỳ khi cho phép một sản phẩm thuốc lá làm nóng được kinh doanh như là sản phẩm thuốc lá điều chỉnh nguy cơ, sản phẩm thuốc lá làm nóng này có đầy đủ bằng chứng khoa học cho thấy việc giảm phơi nhiễm của cơ thể với các chất độc hại", PGS.TS. Lê Văn Quảng kết luận.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 16 tuổi ở Phú Thọ nhập viện mặt sưng phù do sai lầm khi chăm sóc da nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 phút trước

GĐXH - Thanh niên cho biết có bôi kem trị mụn tại nhà. Lúc đầu thấy mụn khỏi rất nhanh, da mịn đẹp, nhưng sau đó bôi thuốc không bớt nữa, ngược lại sưng lên, sau đó mặt thâm sạm...

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Loại vi khuẩn chết người có thể thành thuốc ung thư đột phá

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách làm cho vi khuẩn salmonella thay vì tấn công cơ thể thì sẽ hợp sức với tế bào T để loại trừ khối u ung thư.

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Điều trị thành công ca thuỷ tinh thể đục chín, thị lực chỉ còn 1/10

Sống khỏe - 1 giờ trước

Với hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy và điều trị bệnh đục thủy tinh thể, thực hiện thành công hơn 50,000 ca phẫu thuật thay thuỷ tinh thể, TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt quốc tế Nhật Bản đã giúp bệnh nhân có thuỷ tinh thể đục chín tìm lại được ánh sáng.

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 14 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 17 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 19 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 19 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Top