Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giăng lưới tình, lừa công việc để... mua bán người

Thứ hai, 10:00 04/09/2017 | Pháp luật

GiadinhNet - Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự. Tội phạm mua bán người đã trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người mà đối tượng tác động chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Đối tượng Hậu và Hằng bị đưa ra xét xử về tội buôn bán người. Ảnh: TL
Đối tượng Hậu và Hằng bị đưa ra xét xử về tội buôn bán người. Ảnh: TL

Trăm kiểu lừa

Qua quá trình điều tra, truy tố, xét xử nhận thấy đối tượng phạm tội chủ yếu không nghề nghiệp, có mối quan hệ quen biết hoặc có người thân làm ăn, sinh sống bên kia biên giới, một số đối tượng trước đây là nạn nhân bị buôn bán, khi trở về nước trở thành đối tượng dụ dỗ, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Nạn nhân đều là người dân tộc thiểu số, hoặc vùng sâu, vùng xa, dân trí thấp. Thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, xảo quyệt, chúng thường lợi dụng việc sẽ tạo công ăn việc làm có thu nhập cao, mua bán hàng hóa hoặc yêu đương rồi hứa hẹn, vẽ ra một cuộc sống sung sướng ở bên kia biên giới làm cho đối tượng yên tâm rồi hoang tưởng về tương lai sung túc, giầu có ….

Bên cạnh đó, một số đối tượng từng có tiền án về tội mua bán người móc nối với các đối tượng nước ngoài dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ, trẻ em dưới dạng du lịch, đi làm ăn, lấy hàng, xuất khẩu lao động… Nhiều trường hợp người bị mua bán vì xấu hổ hoặc có quan hệ họ hàng với đối tượng nên không mạnh dạn đứng ra tố giác tội phạm, thiếu hợp tác với lực lượng chức năng gây không ít khó khăn trong việc điều tra, xử lý án, làm cho bọn tội phạm mua bán người "có đất hoạt động".

Vụ án Dương Thị Thu Hương (SN 1992, trú tại thôn Lương Tân, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên) và Hoàng Thị Lan (SN 1994, trú tại thôn Mới, xã An Lạc, huyện Sơn Động, Bắc Giang) là một ví dụ điển hình. Các đối tượng trên đã dụ dỗ bạn học của mình lên Lạng Sơn mua bán quần áo nhưng thực chất là bán bạn cho một người đàn ông Trung Quốc làm vợ. Tiếp đó, vụ án Dương Văn Giáp (SN 1983, trú tại xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hoà) và đồng bọn là người ở bên kia biên giới dùng thủ đoạn rủ rê các cô gái sang Trung Quốc lấy hàng điện thoại về bán nhưng mục đích là bán họ vào “động quỷ”. Rồi vụ án Nguyễn Văn Tùng (SN 1991, ở xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) đã giăng lưới tình, bán 3 cô gái trẻ vào động mại dâm nơi xứ người. Là người yêu của Tùng, chị Q (nạn nhân đầu tiên) đã tin tưởng theo hắn lên Lạng Sơn chơi và bị bán. Về nước, Tùng tiếp tục vờ hẹn hò, yêu đương rồi lừa bán hai cô gái khác.

Trong một số vụ án, bị cáo trước đây đã bị buôn bán, khi trở về nước vì lòng tham lại sa chân vào con đường tội lỗi. Nguyễn Thị Thảo (SN 1987, ở xã Tự Lạn, huyện Việt Yên) cùng đồng bọn rủ rê, lừa bán 3 phụ nữ (trong đó có cả cháu của Thảo). Bản thân bị cáo cũng từng là nạn nhân trong một vụ mua bán người nhưng đã không thức tỉnh. Vụ án được xét xử gần đây nhất, bằng hình thức nhờ người đi bán quần áo, Nguyễn Công Hậu (SN 1994, trú tại xã Cương Sơn, huyện Lục Nam) đã cấu kết với Nguyễn Thị Hằng (SN 1997, trú tại xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) để lừa đưa chị Lê Thị B (SN 1996, ở xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam) sang Trung Quốc bán được số tiền là 12.000 nhân dân tệ (tương đương 40 triệu đồng).

Cần sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành

Thực tiễn qua công tác thụ lý, xét xử án về mua bán người ở Bắc Giang cho thấy, hầu hết nạn nhân bị mua bán qua biên giới rất khó giải cứu, bởi nhiều người bị những kẻ buôn đưa sâu vào nội địa, dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ, ít có cơ hội được quay về đoàn tụ cùng gia đình. Mặt khác qua lời tường trình của số nạn nhân được giải thoát về gia đình thì ở Trung Quốc họ đã phải lao động cực nhọc trong các nhà chứa, nhà hàng, quán bar, hoặc bị ép lấy chồng thuộc gia đình nghèo khố, sinh sống ở các vùng hẻo lánh… họ thường xuyên bị đánh đập, bỏ đói nếu như không nghe lời, tiền lương thù lao nhận được cũng bị chúng ăn quỵt.

Một số thủ đoạn mà tội phạm buôn bán người, buôn bán phụ nữ thường áp dụng như môi giới lao động vì thực tế nhu cầu lao động, kiếm việc làm của người Việt Nam ở vùng sâu, vùng xa cũng rất nhiều. Họ có nhu cầu đi lao động để giúp đỡ gia đình, cải thiện điều kiện kinh tế, cải thiện điều kiện sống. Các đối tượng nắm được tâm lý này và hứa sẽ giới thiệu sang Trung Quốc có công việc vừa kiếm được nhiều tiền lại không vất vả và người dân thì dễ mắc lừa. Bọn tội phạm nắm bắt nhu cầu này để lôi kéo người, sau khi sang Trung Quốc, chúng thu hết hộ chiếu, giấy thông hành của các nạn nhân và họ trở thành những người cư trú bất hợp pháp. Ngoài ra còn thủ đoạn dẫn đi qua các đường mòn xuyên biên giới để tránh lực lượng biên phòng, và nạn nhân thì phải nghe theo hướng dẫn của bọn dắt mối.

Để ngăn chặn tình trạng này cần nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân. Tổ chức phát động các phong trào quần chúng tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người, viết cam kết gia đình không có người tham gia hoạt động mua bán người, động viên nạn nhân và gia đình họ tố giác tội phạm; công an các địa phương giáp biên giới đã phối hợp chặt chẽ với bộ đội biên phòng tổ chức tốt việc tiếp nhận nạn nhân, phân loại đối tượng phục vụ công tác giải cứu nạn nhân bị lừa bán và điều tra, bắt giữ, xử lý các đối tượng phạm tội. Phối hợp với Hội phụ nữ ở cơ sở tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng cho các tuyên truyền viên, hội viên phụ nữ; phối hợp với Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức tiếp nhận và tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân là phụ nữ bị mua bán trở về.

Thẩm phán Ngô Quang Dũng, Phó Chánh tòa hình sự TAND tỉnh Bắc Giang cho biết: “Với thủ đoạn tinh vi, kẻ xấu thường lừa bán phụ nữ, trẻ em gái ở nơi có dân trí thấp. Để đẩy lui loại tội phạm này, các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cơ sở cùng vào cuộc tích cực hơn trong tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và khu vực miền núi, vùng cao”.

Chí Dũng (Thẩm tra viên TAND tỉnh Bắc Giang)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo

Mất 9 tỷ đồng vì nghe lời ‘bạn trai’ quen trên mạng đầu tư tiền ảo

Xã hội - 8 giờ trước

Nghe lời một người đàn ông quen trên mạng tham gia đầu tư mua bán tiền ảo, một phụ nữ ở quận Hà Đông, Hà Nội bị lừa gần 9 tỷ đồng.

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai

Tuyên án 12 bị cáo vụ bảo kê xe vi phạm ở Đồng Nai

Xã hội - 9 giờ trước

Mức án dành cho các bị cáo từ 1 năm 10 tháng tù đến cao nhất 9 năm tù với các tội danh “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” và “môi giới hối lộ”.

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản

Bắc Kạn: Làm rõ đối tượng dùng Facebook người khác để nhắn tin vay tiền nhằm chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa làm rõ đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên Facebook.

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án

Buôn bán 'cỏ Mỹ', người phụ nữ 58 tuổi lĩnh án

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Với mục đích kiếm lời, Lê Thị Hồng nhiều lần mua ma túy dạng "cỏ Mỹ" từ một người đàn ông không rõ nhân thân, lai lịch để bán lại cho nhiều đối tượng.

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý

Che biển số, lạng lách đánh võng, nam sinh ở Nam Định bị xử lý

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Chiều ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định thông tin, mới đây, Phòng Cảnh sát cơ động đã ngăn chặn, xử lý đối tượng lạng lách, đánh võng trên địa bàn thành phố.

Nam Định: Bắt hai đối tượng trộm xe đạp điện của người dân đi làm ruộng

Nam Định: Bắt hai đối tượng trộm xe đạp điện của người dân đi làm ruộng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 2/4, Công an tỉnh Nam Định chi biết, Công an xã Mỹ Hà, TP Nam Định đang điều tra làm rõ vụ trộm cắp trên địa bàn, bảo vệ an toàn tài sản của nhân dân

Quảng Bình: Phá chuyên án mua bán hơn 30.000 viên ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng

Quảng Bình: Phá chuyên án mua bán hơn 30.000 viên ma túy, bắt giữ nhiều đối tượng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Tiến hành "đánh án", lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình phát hiện, thu giữ gần 30.000 viên ma túy tổng hợp. 3 đối tượng liên quan đến vụ án bị bắt giữ.

Triệt phá đường dây cung cấp xyanua, thuốc nổ cho vàng tặc

Triệt phá đường dây cung cấp xyanua, thuốc nổ cho vàng tặc

Pháp luật - 14 giờ trước

Ngày 2/4, Công an tỉnh Lào Cai cho biết đơn vị vừa đấu tranh triệt phá thành công một đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất độc (xyanua) với số lượng lớn.

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu

Hành vi tàn độc của kẻ nghiện ma túy tại nghĩa trang thôn Bầu

Pháp luật - 21 giờ trước

Ngày 1/4, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xét xử và tuyên mức án tử hình đối với bị cáo Lê Văn Công (SN 1990, trú tại Đông Anh, Hà Nội) về các tội giết người và cướp tài sản.

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền

Thanh Hóa: Giăng lưới, lập nick giả người thân để lừa tiền

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - Hai đối tượng lên mạng tìm hiểu, học cách lừa đảo bằng cách lập Facebook ảo, giả mạo liên lạc với người thân đề nghị chuyển tiền Việt Nam để đổi tiền nước ngoài.

Top