Giáo dục cần chú trọng kỹ năng hơn là kiến thức hàn lâm
GiadinhNet - Thời gian qua, nhiều vụ việc học sinh căng thẳng, thậm chí dẫn đến tự tử vì áp lực học hành... Xung quanh vấn đề này, PV Báo GĐ&XH đã có cuộc trao đổi với ThS Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục tại ĐH Newcastle, Australia và là thành viên Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế (NAFSA).
Học sinh phải được đào tạo một cách toàn diện mới mong bắt kịp với các nền giáo dục tiến bộ khác. Ảnh: Chí Cường
Nặng nề sức ép thi cử, bằng cấp
Thời gian gần đây có nhiều vụ việc học sinh Việt Nam bị trầm cảm, sợ đi học, thậm chí quyên sinh vì bị áp lực học tập, bị sức ép từ gia đình... Ông đánh giá vấn đề này thế nào?
- Nhiều người lạc quan cho rằng, đó chỉ là những vết đen trên tờ giấy trắng. Và cũng đừng vì một vài vết đen này mà vứt đi cả một tờ giấy... Nhưng tôi thì bi quan hơn.
Rốt cục, nhà trường chúng ta đang làm gì? Những nhà quản lý giáo dục đang làm gì và giáo dục của chúng ta vì cái gì? Đó là những câu hỏi không ít người quan tâm đến giáo dục trăn trở, băn khoăn của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Nhiều người cho rằng, hãy làm một cuộc cách mạng trong giáo dục.
Thiết nghĩ, từ cách mạng có lẽ là hợp lý nhất nên dùng cho công cuộc cải cách giáo dục Việt Nam hiện nay. Trước hết là về nhận thức, về tư duy giáo dục nhưng phải triệt để chứ đừng làm nửa vời. Phải có tính hệ thống, không nên chắp vá. Để làm được điều này, nhiều Bộ phải ngồi lại với nhau.
Ông có thể chỉ ra những nguyên nhân chính nào dẫn đến hiện tượng này?
- Trước khi đưa ra đánh giá, chúng ta cần có một cái nhìn tổng thể hơn nền giáo dục nước nhà để tìm ra nguyên nhân. Trước hết, giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng tư tưởng của giáo dục Nho giáo với tiêu chí lấy khoa cử làm trọng, dùng khoa cử để chọn người tài mà không chú trọng đến phát triển năng lực của mỗi cá nhân. Tư tưởng này cho đến thời kỳ Pháp thuộc khoảng nửa đầu của thế kỷ 19 vẫn được chính quyền thực dân Pháp duy trì trong hệ thống trường học ở Việt Nam.
Về sau, giáo dục vẫn chỉ chú trọng kiến thức mà không chú trọng đến phát triển các kỹ năng sống. Nặng về chương trình học thuật mà thiếu chú trọng giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá học sinh qua bài kiểm tra hơn là đánh giá linh hoạt và theo quá trình. Chú trọng đến bài tập về nhà và cạnh tranh giữa các học sinh hơn là các hoạt động ngoại khóa và hơn là sự phát triển của mỗi học sinh.
Dù trải qua nhiều lần cải cách nhưng tư duy giáo dục Việt Nam vẫn chưa thoát ly ra khỏi những tư duy giáo dục nói trên. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng là một trong những nguyên nhân góp phần cho những hệ lụy mà chúng ta đang mong muốn thay đổi.
Một phần nguyên nhân từ gia đình
ThS Nguyễn Sóng Hiền -nghiên cứu chuyên ngành Giáo dục tại ĐH Newcastle, Australia, ông Hiền cũng là người có nhiều bài viết đăng trên các báo nhằm góp ý cho Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể...
Ông đánh giá thế nào về sức ép học tập, thi cử, đỗ đạt của cha mẹ, gia đình học sinh hiện nay vẫn còn nặng nề?
- Cha mẹ học sinh vẫn chưa thoát ra khỏi những định kiến Nho giáo khi vẫn coi trọng chuyện học để làm quan, học cao để nhàn thân nên một hai ép buộc con mình phải học thật giỏi, phải hơn chúng bạn, mà quên đi rằng mỗi trẻ em đều có một năng lực riêng. Chúng không giỏi về học thuật thì có thể giỏi về tay nghề. Chúng không giỏi về môn Toán nhưng chúng lại giỏi môn vẽ...
Bố mẹ phải hiểu rõ những đam mê và năng lực của con để định hướng cho nó thay vì áp đặt và chạy đua theo trào lưu của xã hội. Nhiều doanh nhân thành đạt, nhiều Tổng thống, Thủ tướng trên thế giới đâu có bằng đại học. Đừng vì chú trọng bằng cấp mà đánh mất tài năng khác của các em.
So với các nước giáo dục phát triển, học sinh Việt Nam hiện nay có đáng lo ngại vì áp lực học tập?
- So với những nền giáo dục phát triển, như Australia chẳng hạn, học sinh hoàn toàn không bị áp lực thi cử. Đánh giá học sinh rất linh hoạt và đa dạng có thể là bài thi, có thể qua hoạt động ngoại khóa, có thể qua trò chơi... Ở các cấp học phổ thông, chương trình học rất nhẹ, học sinh có quyền lựa chọn môn học mình thích mà không bị áp đặt.
Giáo dục Australia chú trọng giáo dục các kỹ năng sống hơn là kiến thức hàn lâm. Chú trọng phát triển năng lực riêng của mỗi em chứ không chú trọng tới điểm số. Chú trọng học qua hoạt động vui chơi hơn là ngồi lớp nghe giảng. Có một điều thú vị là học sinh lớp 3 học ở Việt Nam khi qua đây học thì có thể giải được Toán của chương trình lớp 5 ở Australia. Tuy nhiên, lại rất rụt rè, không tự tin, ít dám bày tỏ ý kiến của mình và rất kém về các kỹ năng giao tiếp.
Để thay đổi những bất cập trong giáo dục, giảm sức ép học tập tới học sinh, ngành Giáo dục cũng như các bậc phụ huynh cần làm những gì?
- Đó là một triết lý giáo dục làm nền tảng căn bản để định hướng cho tất cả các nguồn lực trong giáo dục hướng tới.
Khi chúng ta chưa minh định được một cái đích rõ ràng để từ đó mỗi học sinh, mỗi người thầy, người cô, mỗi phụ huynh, mỗi lớp học, mỗi nhà trường, mỗi nhà quản lý giáo dục và rộng ra là cả xã hội cùng nhau để nhìn về, để hướng tới, để vun đắp, để xây và cùng nhau gánh vác và sẻ chia để đạt đến đích mà nền giáo dục muốn hướng tới.
Lối giáo dục dựa trên thi cử và nhấn mạnh bằng cấp đến lúc cần phải xóa bỏ. Học sinh phải thật sự là trung tâm của tất cả quá trình giáo dục, như vậy chúng ta mới mong có một nền giáo dục bắt kịp với các nền giáo dục tiến bộ khác.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ tâm huyết!
Quang Anh (Thực hiện)
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 12 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 16 phút trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 19 phút trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 24 phút trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 25 phút trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.