Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giật mí mắt, “điềm báo” hay bệnh lý?

Thứ ba, 11:00 17/07/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người vẫn cho rằng nếu bị giật mí mắt, nháy mắt liên tục là “điềm báo” một việc gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, đó có thể cảnh báo một vấn đề bệnh lý.


Khám mắt cho trẻ ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Ảnh: T.Nguyên

Khám mắt cho trẻ ở huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Ảnh: T.Nguyên

Ai cũng từng bị tic mắt

Mỗi đợt làm việc với màn hình máy tính, điện thoại liên tục, chị Hoài Anh (30 tuổi, ở Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) đều có cảm giác mắt mỏi nhừ, lờ đờ. Gần đây, phần dưới mi trái của chị còn bị chứng giật liên tục, khiến chị nhiều khi phải nheo mắt lại, thậm chí nhắm mắt một lúc mới tìm được cảm giác mắt đỡ căng, thoải mái. “Giật mí mắt thành quen, có hôm tôi còn cảm giác mắt ướt nhưng tôi nhờ người ngoài nhìn xem có “bất thường” không thì không ai phát hiện ra. Có hôm mỏi mắt quá, tôi chủ động nheo mắt để mắt đỡ căng. Cứ đợt nào căng thẳng là tôi lại bị giật mí mắt như vậy”, chị Hoài Anh nói.

Cách đây không lâu, trên trang cá nhân của tài khoản Y.P (ở Rạch Giá, Kiên Giang) chia sẻ sự việc cậu con trai 4 tuổi mắc phải hội chứng tic tạm thời, nghi do sử dụng điện thoại quá nhiều khiến các phụ huynh hoang mang, lo lắng. Chị Y.P cho biết, con chị rất hiếu động và nghịch ngợm. Lúc trước, cứ mỗi lần bé nghịch, chị không giữ nổi, nên thường cho con xem phim hoạt hình trên điện thoại và chơi game. Bé chơi từ lúc 2 tuổi đến bây giờ. Gần đây, bé có những biểu hiện bất thường như nháy mắt liên tục, nhíu mũi thường xuyên, cơ mặt giật mỗi khi xem tivi hoặc điện thoại. Lúc đầu chị Y.P cứ nghĩ con đùa dai nên la mắng, thậm chí đánh con vì sợ con thành thói quen xấu khó bỏ. Nhưng càng la mắng thì những biểu hiện đó của bé càng tồi tệ hơn. Lo lắng cho sức khỏe của con, chị đưa bé đi đến khám ở Chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM). Sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận bé bị rối loạn tic tạm thời do thường xuyên bị căng thẳng từ việc xem điện thoại, tivi quá nhiều.

Theo BS Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương), nháy mắt (tic mắt) là những co thắt, có khi là những chuyển động tương đối nhẹ nhàng, không cố ý (vô thức) của mi trên hoặc mi dưới. Nó có thể xảy đến bất thình lình, kéo dài vài phút, hàng giờ có khi hàng ngày hoặc lâu hơn. “Trong cơn nháy mắt, bệnh nhân có thể tự cảm thấy, còn người khác thì nhìn thấy mi mắt bạn bị giật, nhưng đa phần nó không đủ mạnh để người ngoài nhìn thấy khi họ nhìn đối diện vào mặt bạn”, BS Hoàng Cương nói.

Còn theo BS Nguyễn Quang Vinh (Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1), tic là một hội chứng rối loạn về thần kinh, chủ yếu xuất hiện ở phần cơ như cơ mặt, cơ thân, cơ phát âm. Do tic thường xuất hiện ở cơ mặt, đặc biệt là cơ quan mắt nên khi mắc hội chứng, mắt trẻ sẽ có biểu hiện nháy liên tục. Việc nháy mắt không làm giảm thị lực nhưng làm cơ bị mỏi và ảnh hưởng đến tầm nhìn.

“Ai trong đời cũng đã từng bị tic mắt, cũng trải nghiệm nó phiền toái như thế nào”, BS Hoàng Cương chia sẻ và cho biết, bản thân ông khi học, đọc căng thẳng cũng đã từng bị tíc mắt.

Làm gì để khắc phục?

Các bác sĩ cho biết, co giật mí mắt xảy ra không thể đoán trước, thường xảy ra ở mí trên. Trong dân gian, khi giật mí mắt nhiều người vẫn cho là “điềm lành/điềm gở”. Những biểu hiện này lặp lại trong vài ngày. Sau đó, có thể không gặp bất kỳ sự co giật nào khác trong nhiều tuần, thậm chí hàng tháng.

Theo BS Hoàng Cương, hầu hết tic mắt không gây hại gì và không gây ảnh hưởng đến thị lực. Tuy nhiên, nếu nó xuất phát từ bệnh lý thần kinh gây co cơ vòng mi như bệnh co rút mi, hay co cơ nửa mặt thì phức tạp hơn nhiều. Khi đó các cơ mắt co mạnh hơn, kéo dài hơn gây cản trở việc nhìn. Các cơ khác ở vùng mặt cũng bị ảnh hưởng tương tự. Trong trường hợp hiếm, co thắt mí mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn vận động kinh niên, đặc biệt nếu kèm theo co giật ở mặt hoặc các cử động không kiểm soát được.

Co giật mí mắt thường xảy ra không vì bất kỳ nguyên nhân nào cụ thể. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tình trạng co giật có thể trở nên tồi tệ hơn do: Kích ứng mắt, mệt mỏi, thiếu ngủ, tác dụng phụ của thuốc, stress, sử dụng rượu, thuốc lá, hoặc caffeine.

Bạn cần đi khám bác sĩ nếu bị co giật mí mắt kéo dài cùng với bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Mắt đỏ, sưng, hoặc có sự xuất hiện bất thường; mí mắt trên sụp xuống hay đóng hoàn toàn mỗi khi co giật; sự co giật bắt đầu ảnh hưởng đến các phần khác trên khuôn mặt.

BS Hoàng Cương nói: “Tôi giải quyết tình trạng tic mắt của mình bằng chườm nóng, massage và bấm huyệt, nhỏ nước mắt nhân tạo và nghỉ ngơi. Thực tế là các bệnh nhân của tôi nhiều người cũng thoát tic mắt bằng giải pháp tương tự”.

Tuy nhiên, đáng buồn là có những trường hợp không đơn giản như thế. Nếu tính trên quần thể thì tic mắt thường nhẹ nhàng, thoáng qua, không gây phiền toái gì lắm. Nhưng khi nó kéo dài bất thường, xuất hiện mau dần thì chúng ta cần những giải pháp tổng thể hoặc đi khám chuyên khoa Mắt, thần kinh, có khi là cả hai.

Lời khuyên của bác sĩ

- Xem lại vấn đề ngủ: Tic mắt thường xảy ra khi chúng ta quá mệt mỏi. Hãy ngủ một giấc thật đẫy và lấy lại sức lực.

- Tránh xa khỏi stress: Chịu áp lực của stress sẽ gây ra tic mắt. Nếu bạn loại bỏ được các nguyên nhân gây stress, giảm được stress, chúng ta có thể thoát khỏi tic mắt.

- Rời bỏ cà phê: Được coi là một chất kích thích, cà phê có thể gây ra co quắp mi. Hạn chế cà phê, thay bằng chè hay soda có thể làm giảm được nháy mắt.

- Làm ẩm mắt: Trong một vào trường hợp, mắt bị kích thích hay khô mắt sẽ dẫn tới tic mắt. Hãy đến gặp bác sĩ mắt và nói ra những phiền toái của bạn: Bạn bị nháy mắt, cảm giác có sạn trong mắt, những bất thường khác…

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 7 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

Top