Giới trẻ nhảy việc liên tục, đây là lời khuyên từ chuyên gia để chọn nghề thích hợp
GĐXH – Nhiều bạn trẻ hiện nay có xu hướng nhảy việc liên tục, không thấy hứng thú với ngành nghề mình học. Theo các chuyên gia, dưới đây là những gợi ý để chọn nghề thích hợp, tránh để “chệch hướng”, lãng phí thời gian.
Nhảy việc liên tục, khó khăn trong chọn nghề
Theo thống kê mới nhất có tới 80% sinh viên tốt nghiệp đang khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với ngành học của mình. Khảo sát của Bộ GD&ĐT, 65,4% sinh viên năm nhất chưa hiểu ý nghĩa, mục đích của ngành học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ; 75,6% sinh viên ít thỏa mãn với nghề đã chọn, học rồi mới thấy không hợp…
TS tâm lý Vũ Việt Anh, Tổng Giám đốc Học viện Thành Công cho biết, rất nhiều trường hợp tìm đến tư vấn vì nhiều năm theo đuổi công việc nhưng không hài lòng, vui vẻ với công việc. Tình trạng nhảy việc xảy ra nhiều hơn, thậm chí có những chuyện đau lòng đã xảy ra. Có những sinh viên, thậm chí năm cuối không có hung phấn, động lực, vùi mình trong phòng kín, stress, mất đi động lực sống rồi tự tử…

Nhiều bạn trẻ nhảy việc liên tục vì không thấy hứng thú với công việc hiện tại. Ảnh minh họa
Lý giải điều này, chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là do việc chọn ngành nghề hiện nay của nhiều bạn trẻ đang bị sai. Đa phần, nhiều người chọn nghề theo truyền thống gia đình, mong muốn của bố mẹ, ngành hot ở thời điểm đó… Điều này có thể khiến cho các bạn trẻ không có sự lựa chọn độc lập, không theo đuổi đam mê và sở thích của bản thân.
Thứ hai, chọn nghề theo xu hướng của bạn bè, mọi người mách bảo hoặc ngành hot, dễ kiếm tiền đang ở thời điểm đó… Việc chọn nghề theo các tiêu chí này có thể khiến bạn không phù hợp với công việc hoặc không đam mê với công việc của mình.
Và thứ 3, nhiều bạn lại không xem xét các điều kiện như kinh tế của gia đình, thời gian học nghề, đầu ra của nghề, cũng là một rào cản định hướng nghề nghiệp…
"Hậu quả của việc chọn sai ngành, sai nghề có thể rất nghiêm trọng. Không chỉ lãng phí về thời gian, tiền bạc mà các bạn trẻ có thể gặp khó khăn khi tìm việc làm, không thể phát triển sự nghiệp và không đạt được thành công trong mong đợi. Ngoài ra, chọn sai ngành nghề còn có thể dẫn tới cảm giác mất hứng thú, căng thẳng, stress trong công việc hàng ngày. Bởi vậy, trong việc chọn ngành nghề, cha mẹ hãy chỉ đứng ở vai trò tham vấn, khuyến khích dự trên thế mạnh, đam mê của con thay vì ép buộc. Hãy để học sinh tự lắng nghe, trở lời các em cần gì, muốn gì và thích gì…" – TS Vũ Việt Anh chia sẻ.
Giúp bạn trẻ chọn nghề thích hợp
TS Vũ Việt Anh cho biết, tâm lý của mọi người hiện thường là chọn ngành, chọn nghề và trường trước sau đó mới bổ sung kĩ năng, rồi tìm tài năng để chọn ngành học đấy. Cuối cùng mới nâng cấp bản thân để phù hợp. Thế nhưng như vậy sẽ khiến mình lãng phí thời gian rất là nhiều. Một người để phát triển đầy đủ nên chú ý 4 yếu tố: nghề nghiệp đấy phải là tài năng, năng khiếu của mình; nghề phải là đam mê, yêu thích của mình; phụ thuộc vào nhu cầu xã hội; có được trả tiền, thu nhập tốt hay không.

TS Vũ Việt Anh chia sẻ. Ảnh PT
Để giúp các bạn trể chọn đúng ngành nghề cần biết cách vượt qua các rào cản trên. Theo đó, cần thực hiện một số điều này:
+ Tự khám phá bản thân để biết điểm mạnh, yếu, đam mê của mình là gì. Bằng cách đặt các câu hỏi như "tôi có kỹ năng gì", "tôi thích làm gì nhất", "tôi muốn đạt được điều gì"… để khám phá mình.
+ Tra cứu thông tin để tìm hiểu nganh nghề, yêu cầu, nhu cầu thị trường lao động. Xem thị trường hiện nay ra sao để biết được cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển của mỗi ngành.
+ Tìm nguồn tư vấn nghề nghiệp qua các kênh như trường học, trung tâm tư vấn nghề nghiệp, những người đã có kinh nghiệm trong ngành nghề bạn quan tâm hoặc các chuyên gia về tư vấn nghề nghiệp.
+ Đầu tư thời gian để tự học, phát triển các kĩ năng cần thiết với nghề mình theo đuổi.
+ Tự tin và quyết tâm theo đuổi con đường sự nghiệp mình đã chọn. Nên bỏ qua các rảo cản, áp lực từ xã hội hay gia đình vì mình phải là người "chịu trách nhiệm" với chính mình.
+ Tìm công cụ để hiểu rõ về tương lai của mình.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hiện công cụ hỗ trợ "Visa xanh - Vòng quanh thế giới" sẽ giúp người đang tìm kiếm công việc mới tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.
Theo bà Đỗ Như Hảo, đại diện dự án cho biết, bằng những bài test được thiết kế bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới kết hợp với công nghệ hiện đại và thiết kế sang trọng, người dùng có trải nghiệm, hiểu rõ mình hơn. Các bài test được thiết kế dựa trên nhiều tiêu chí như kỹ năng, tính cách, sở thích và giá trị cá nhân để đưa ra kết quả chính xác nhất.
Công cụ còn cung cấp cho người dùng một bản báo cáo chi tiết về kết quả của họ, bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu và các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Ngoài ra, người dùng còn được hỗ trợ và tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia giúp cho họ hiểu hơn về các lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
Xu hướng chọn nghề mới mẻ của giới trẻ hiện nay ok

Trải nghiệm 'độc lạ' khi làm việc cho người siêu giàu: Được trả 11 triệu đồng để về lấy laptop sếp để quên, phải tập mở Porsche đúng cách
Xu hướng - 8 giờ trướcNhiều người giàu có thể tốn cả chục tỷ đồng cho những chiếc xe giống hệt nhau, khác mỗi màu và chi tiền thuê bảo mẫu để không phải ở một mình với con họ.

Bỏ việc ở doanh nghiệp Nhật, 8X kiếm trăm triệu đồng mỗi tháng
Xu hướng - 2 ngày trướcNhờ tận dụng những nguyên liệu thiên nhiên, Thư Sinh đã kết hợp vào món đồ nội thất hiện đại, giúp bản thân khởi nghiệp thành công sau khi bỏ công việc văn phòng.

Cô gái "hái" tiền trên cây nuôi lồng kính
Xu hướng - 2 ngày trướcVới tình yêu dành cho cây cảnh, chị Uyên quyết định khởi nghiệp bằng việc trồng cây trong lồng kính. Sau 15 năm, mô hình này đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho chị và những người trong cộng đồng.

Bật mí cách làm giàu tại ngôi làng có thu nhập bình quân đầu người "khủng"
Xu hướng - 3 ngày trướcNgôi làng có thu nhập bình quân lên đến hơn 72 triệu đồng/người/năm, là nơi có thu nhập "đỉnh nhất" ở xã nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nghề kiếm bộn tiền và giọt nước mắt tủi hờn sau khi tắt livestream
Xu hướng - 4 ngày trướcNgoài thu nhập "khủng", streamer hay livestreamer cũng phải khản giọng trên sóng trực tiếp hay đối mặt với những bình luận tiêu cực, xúc phạm trên không gian ảo.

Thợ thay dầu, bơm lốp máy bay lương 15-20 triệu đồng/tháng
Xu hướng - 1 tuần trướcChỉ thay dầu, bơm lốp máy bay, lương nhân viên kỹ thuật hàng không thấp nhất khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, áp lực ngành này rất lớn, học phí đào tạo cao, có thể gấp đôi ngành khác.

Nông dân đổi đời nhờ... rơm rạ
Xu hướng - 1 tuần trướcXã Bình Trị, huyện Thăng Bình được xem là vùng trồng nấm rơm lớn nhất Quảng Nam với hơn 150 hộ làm nghề. Nhờ tận dụng tốt nguồn rơm rạ tại chỗ, nông dân nơi đây đã vươn lên thoát nghèo.

Thầy giáo về hưu nuôi gà Đông Tảo, thu tiền tỷ mỗi năm
Xu hướng - 1 tuần trướcDù đã 74 tuổi nhưng hàng ngày, ông Đinh Xuân Thực (Ninh Bình) vẫn đều đặn chăm sóc đàn gà Đông Tảo hàng nghìn con, mang lại thu nhập mỗi năm cả tỷ đồng.

Khởi nghiệp với 35 triệu đi vay, 9X đang thu về nửa tỷ/năm
Xu hướng - 1 tuần trướcKhởi nghiệp chỉ với 35 triệu đồng, người đàn ông ở Thanh Hóa đã thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, mang lại lợi nhuận nửa tỷ đồng/năm.

Vì sao gỏi gà măng cụt gây bão trên mạng xã hội?
Xu hướng - 2 tuần trướcNông dân hoàn toàn có thể tạo ra những trend như gỏi gà măng cụt, từ đó thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Osin cho nhà giàu lương 30 triệu: Lao động Việt không có "cửa" chen chân!
Xu hướngThu nhập hàng chục triệu đồng, có nhiều đãi ngộ tốt, thế nhưng nhiều osin cũng phải đánh đổi, đối mặt nhiều tình huống oái ăm...