Giới tỷ phú Trung Quốc làm gì để không trở nên quá giàu?
Ở Trung Quốc, giàu có là chuyện tốt nhưng lại không nên quá giàu. Việc đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú có thể tiềm ẩn những rủi ro lớn.
Bắc Kinh lâu nay vẫn "cảnh giác" với các công ty bất động sản giàu có vì những doanh nghiệp này thường vay nợ lớn để kích thích tăng trưởng, từ đó đẩy sức khỏe tài chính của khối doanh nghiệp Trung Quốc vào nguy hiểm.
Điển hình là tập đoàn bất động sản thương mại Dalian Wanda Group với nhà sáng lập Wang Jianlin từng là người giàu nhất Trung Quốc năm 2016. Ông Wang bị buộc phải rút vốn khỏi các tài sản ở nước ngoài sau khi Bắc Kinh kích hoạt chiến dịch giảm nợ vay của khối doanh nghiệp một cách nghiêm túc. Ông Hui Ka Yan, người giàu nhất Trung Quốc năm 2017, cũng bị yêu cầu giảm nợ vay sau khi China Evergrande Group, tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, vi phạm 3 ngưỡng "báo động đỏ".

Tỷ phú Colin Huang của Pinduoduo từng quyên góp hơn 10% cổ phần của mình tại Pinduoduo để làm từ thiện và nghiên cứu khoa học (Ảnh: China News Service).
Các công ty công nghệ cũng dễ bị để ý khi quy mô ngày càng lớn. Chẳng hạn, việc Alibaba và Tencent xuất hiện ở khắp nơi trong nền kinh tế Trung Quốc đang dấy lên nghi vấn về độc quyền - thứ có thể cản trở sự đổi mới cũng như gây ra rủi ro hệ thống cho xã hội. Trong diễn biến mới nhất, Cơ quan quản lý Trung Quốc ngày 10/4 tuyên bố phạt Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma 18 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 2,75 tỷ USD) vì vi phạm luật chống độc quyền.
Vậy, giới tỷ phú Trung Quốc đã dùng cách gì để bảo toàn tài sản tỷ USD của mình một cách hợp tình hợp lý?
Đầu tiên là hãy làm từ thiện.
Nếu định mệnh khiến bạn trở thành người giàu nhất Trung Quốc, thì cũng hãy là người làm từ thiện nhiều nhất. Lấy Colin Huang, nhà sáng lập của công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Pinduoduo, làm ví dụ. Cổ phiếu Pinduoduo tăng giá mạnh giúp Huang trở thành người giàu thứ 4 Trung Quốc. Xét về số người dùng hoạt động tích cực, công ty 6 năm tuổi này đã vượt Alibaba trở thành trang mua sắm trực tuyến phổ biến nhất.
Mùa hè năm 2020, ông Huang quyên góp hơn 10% cổ phần của mình tại Pinduoduo để làm từ thiện và nghiên cứu khoa học. Cùng với việc chuyển nhượng 2,7% cổ phần cho một nhà đầu tư khác, tài sản ròng của ông giảm hơn 10 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaire Index.
![]() (Nguồn: Bloomberg). |
Hiện tại, Huang có 46,3 tỷ USD, chỉ kém 16 tỷ USD so với ông Zhong Shanshan, Chủ tịch của công ty nước đóng chai Nongfu Spring và hiện là người giàu nhất Trung Quốc. Tỷ phú 41 tuổi này đã từ chức chủ tịch của Pinduoduo để tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học đời sống. Động thái này không chỉ khiến cổ phiếu Pinduoduo sụt giảm và cá nhân ông Huang cũng mất thêm 4 tỷ USD.
Những gì Huang làm vẫn chưa thể sánh được với ông Hui của Evergrande. Năm 2020, với việc quyên góp 3 tỷ Nhân dân tệ, ông Hui trở thành người làm từ thiện nhiều nhất Trung Quốc trong 4 năm liên tiếp, theo trang tin Jiemian. Vị tỷ phú này đặc biệt tích cực làm từ thiện trong đại dịch Covid-19. Ông quyên góp tiền mặt cho Vũ Hán chỉ một ngày sau khi thành phố này bị phong tỏa, đồng thời chi hàng triệu USD cho các nghiên cứu y tế có liên quan tới dịch bệnh này.
Thứ 2, hãy thay đổi cấu trúc cổ phiếu của bạn.
Trước đây, bảng xếp hạng tỷ phú thế giới chịu ảnh hưởng lớn bởi giá cổ phiếu, trong khi các tài sản cá nhân như vốn đầu tư mạo hiểm, lại bị bỏ qua. Vì vậy, các tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ như Jeff Bezos của Amazon hay Elon Musk của Tesla, mới được xếp là những người giàu nhất thế giới. Trong khi đó, các tỷ phú công nghệ của Trung Quốc phải tìm cách kiềm chế đà tăng của tài sản ròng khi giá cổ phiếu tăng.
Để làm được điều này, cấu trúc cổ phiếu 2 tầng trở thành phương pháp hữu dụng. Giới doanh nhân công nghệ thường sử dụng chiến lược này để duy trì quyền kiểm soát khi các công ty khởi nghiệp của họ tham gia gọi vốn đầu tư mạo hiểm và sau đó là niêm yết công khai. Ngoài ra, họ có thể dùng nó để ngăn thứ hạng tỷ phú của mình lên cao.
Tiếp tục lấy cha đẻ của Pinduoduo làm ví dụ. Khi Huang vẫn giữ chức chủ tịch, cổ phiếu hạng B, thứ mang về cho ông quyền biểu quyết lớn gấp 10 lần so với cổ phiếu hạng A, giúp ông nắm quyền kiểm soát 80% công ty. Tuy nhiên, xét về quyền lợi thụ hưởng, ông chỉ có 29% cổ phần vì hai hạng cổ phiếu này mang lại quyền kinh tế ngang nhau. Mà 29% cổ phần này lại là những gì các bảng xếp hạng thường nhìn vào khi họ ước tính tài sản ròng cá nhân.
Nói cách khác, nếu bạn là một nhà sáng lập unicorn Trung Quốc đầy tham vọng và đang chuẩn bị thực hiện IPO siêu lớn, sẽ rất đáng nếu bạn sử dụng cấu trúc cổ phiếu hai tầng. Bạn vừa có thể duy trì quyền kiểm soát với công ty, lại có thể giảm thiểu quy mô tài sản mà không bị để mắt.
Thứ ba, đừng ngại thành lập các tập đoàn.
Ông Hui của Evergrande còn sở hữu một tài sản đáng giá khác mà không được các bảng xếp hạng tỷ phú tính đến. Người đứng đầu Evergrande sở hữu hơn 70% cổ phần của China Evergrande Group, tập đoàn nắm giữ hơn 70% cổ phần của China Evergrande New Energy Vehicle Group (EV). Cùng với làn sóng cổ phiếu công nghệ xanh toàn cầu tăng, giá trị thị trường của công ty EV đã tăng hơn 1.000% trong năm ngoái lên 76 tỷ USD, cao hơn nhiều công ty mẹ với 25 tỷ USD.
Nếu tính tài sản ròng bao gồm cả phần sở hữu tại công ty EV, giả sử giá trị vốn chủ sở hữu ở tất cả doanh nghiệp khác của Hui bằng 0, ông sẽ là người giàu thứ 5 của Trung Quốc. Tuy nhiên, trên các bảng xếp hạng tỷ phú, tài sản ròng của ông chỉ được tính dựa trên số cổ phần tại China Evergrande Group nên con số thấp hơn thực tế khoảng 20 tỷ USD và Hui là người giàu thứ 13 của Trung Quốc với tài sản ròng chỉ 23 tỷ USD.
Vậy, người giàu nhất Trung Quốc năm 2021, Zhong Shanshan, thì sao? Liệu "ông trùm" ngành nước đóng chai có nên lo lắng? Trước hết, ông Zhong không hoạt động trong lĩnh vực bất động sản hay công nghệ đầy biến động.
Ông ấy cũng là một người hay làm từ thiện: Zhong sở hữu cổ phần chi phối tại một công ty sản xuất vắc xin và bộ xét nghiệm viêm gan. Cuối cùng, nếu muốn không phải là người giàu nhất, ông ấy có thể kéo thứ hạng của mình xuống một cách dễ dàng bằng cách nhượng lại một phần trong số 84% cổ phần tại Nongfu Spring. Sự giàu có của Zhong là một kiểu giàu có có tính toán nên ông ấy có thể "ngủ ngon" hơn những người khác.
Theo Bloomberg/ Dân Trí

Công bố sản phẩm mới Värna Colostrum dưới sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thuỵ Điển (NNRIS) và Công ty Sterling Technology (Mỹ)
Sản phẩm - Dịch vụ - 4 phút trướcNutifood Thụy Điển công bố ra mắt sản phẩm Värna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người Việt, bổ sung hệ dưỡng chất kép: phân đoạn sữa non phân tử lượng thấp (Immunel) và kháng thể IgG, giúp tăng đề kháng nhanh cho người lớn.

Tích hợp trên 20 loại AI vào nền tảng tuyển dụng, Job3s.vn đang tạo ra cơn địa trấn về thu hút người dùng?
Sản phẩm - Dịch vụ - 32 phút trướcSở hữu lợi thế hoàn toàn vượt trội về công nghệ trí tuệ nhân tạo, Job3s tự tin là nền tảng tuyển dụng và tìm kiếm việc làm miễn phí tiên phong toàn cầu khi ứng dụng thành công hơn 20 loại AI hàng đầu thế giới.

So sánh ngân hàng lãi suất cao nhất 11%; 500 triệu gửi tiết kiệm 12 tháng ngân hàng nào cho lãi cao nhất?
Giá cả thị trường - 1 giờ trướcGĐXH - Có ngân hàng trả lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng lên tới 11% nhưng lại có điều kiện đi kèm. Có 500 triệu gửi vào ngân hàng nào sẽ cho lãi cao nhất?

Xe tô tô gầm cao rẻ nhất Việt Nam: Xe hãng Vinfast đứng vị trí thứ mấy?
Giá cả thị trường - 1 giờ trướcGĐXH - Những mẫu xe có tầm giá dưới 600 triệu đồng là lựa chọn đang cân nhắc với những cá nhân, gia đình muốn chuyển sang xe gầm cao, cỡ nhỏ.

Không được sắp xếp chỗ ở, 70% công nhân lao động đang phải đi thuê nhà trọ bên ngoài
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 giờ trướcGĐXH - Cả nước có gần 2 triệu công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất có nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, do thiếu quỹ nhà ở nên 70% người lao động đang phải thuê nhà trọ, nhiều khu nhà đã xuống cấp, tiềm ẩn rủi ro về sức khoẻ và an toàn của người lao động.

Mùa thu cực chill ngay tại nhà với các loại cành quả mới lạ
Xu hướng - 3 giờ trướcCứ đến mùa thu về là trào lưu cắm các cành quả lại lên ngôi. Nếu năm ngoái, cành cà phê, bí ngô, hồng trứng... làm mưa làm gió, thì năm nay loạt cành quả mới xuất hiện, dù giá cao vút vẫn khiến chị em "đổ rầm".

Cận Tết Trung thu, 2.210 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu bán công khai trên thị
Sản phẩm - Dịch vụ - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 26/9, Tổng cục QLTT cho biết, 2.210 sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập lậu vừa được lực lượng chức năng phát hiện tại Thanh Hóa khi tiểu thương đang bày bán kiếm lời.

Ông Thomas Jayet - CEO Truyền hình K+ chia sẻ về chủ đề phát triển và bảo vệ nội dung trong chuyển đổi số
Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trướcTrong tuần lễ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng AMRI lần thứ 16, Hội thảo ASEAN về Chuyển đổi số báo chí - Kiến tạo tri thức số đã được tổ chức vào ngày 21/09. Tại đó, ông Thomas Jayet - Tổng Giám Đốc Truyền hình K+ đã phát biểu về chủ đề phát triển và bảo vệ nội dung trong chuyển đổi số.

Thị trường thuốc điều trị đau mắt đỏ chính thức bị kiểm soát chặt để ngăn trục lợi, thuốc không nguồn gốc
Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trướcGĐXH - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa phát công văn yêu cầu Sở Y tế các địa phương, bệnh viện, cơ sở kinh doanh thuốc… đảm bảo cung ứng thuốc, kiểm soát giá các thuốc liên quan đến điều trị bệnh đau mắt đỏ.

Phát hiện hàng trăm bình khí gas giả mạo nhãn hàng hóa, chủ cửa hàng không huấn luyện kỹ thuật an toàn bán trên thị trường
Sản phẩm - Dịch vụ - 17 giờ trướcGĐXH - Gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng khi kiểm tra đột xuất, lực lượng chức năng phát hiện chủ cửa hàng gas (LPG) Lâm Cảnh Toàn (tại ngã tư Hội Đồng - Đại An, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực) kiêm quản lý, nhân viên không được huấn luyện kỹ thuật an toàn.

Xuất hiện ngân hàng có lãi suất kỷ lục 11%; gửi tiết kiệm 10 tháng ngân hàng nào cho lãi cao nhất?
Giá cả thị trườngGĐXH - Trong khi nhiều ngân hàng liên tục cắt giảm lãi suất huy động thì một ngân hàng gây bất ngờ khi tung ra chương trình huy động vốn với lãi suất cực cao lên tới 11%/năm.