Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giữa mùa dịch COVID-19: Mâm cơm gia đình cần có những thực phẩm này để "gia cố" hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn hiệu quả

Thứ tư, 16:23 03/02/2021 | Sống khỏe

Thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh sẽ tạo thành thói quen có lợi cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt phòng, chống lại dịch bệnh.

Trong bối cảnh hàng loạt ca mắc COVID-19 mới được phát hiện trong cộng đồng, Bộ Y tế liên tục đưa ra khuyến cáo yêu cầu người dân thực hiện khai báo y tế, đồng thời thực hiện khuyến cáo 5K.

Vậy một bữa ăn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch cho cơ thể là như thế nào?

Những thực phẩm cần có để "gia cố" hệ miễn dịch để chống lại virus, vi khuẩn

Theo Viện Dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày người dân cần đảm bảo thực hiện dinh dưỡng hợp lý để tăng cường miễn dịch cho cơ thể, cụ thể là:

1. Chế độ ăn cân đối

Mỗi gia đình cần cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng; cân đối về protein (giữa đạm động vật và thực vật); cân đối về lipid (giữa lipid động vật và lipid thực vật); cân đối về vitamin và khoáng chất.

Do đó, để đạt được sự cân đối giữa 3 nhóm chất sinh năng lượng thì lượng chất đạm (protein) phải đạt từ 13 - 20%; chất béo (lipid) từ 20 - 25% và tinh bột (carbohydrate) từ 55 - 65% trong bữa ăn hằng ngày.

2. Cần đa dạng, có ít nhất 5/8 nhóm thực phẩm

Các nhóm bao gồm:

- Nhóm lương thực (gạo, mì) là thức ăn cơ bản và cũng là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

- Nhóm các loại hạt (đậu, đỗ, vừng, lạc,…) là nguồn cung cấp chất đạm thực vật cho cơ thể; nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất đạm động vật và canxi quan trọng cho cơ thể.

- Nhóm thịt các loại, cá, hải sản. Nhóm này cung cấp chất đạm động vật, đặc biệt các axít amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng là nguồn cung cấp chất đạm động vật và nhiều chất dinh dưỡng quý cho cơ thể.

- Nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ (cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua) hoặc rau tươi có màu xanh thẫm là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng chủ yếu cho cơ thể. Loại rau càng sẫm màu càng có giá trị dinh dưỡng với cơ thể.

- Nhóm rau củ quả khác (su hào, củ cải...) cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ. Và nhóm dầu ăn, mỡ các loại là nguồn cung cấp năng lượng và các axít béo cần thiết cho cơ thể.

Giữa mùa dịch COVID-19: Mâm cơm gia đình cần có những thực phẩm này để gia cố hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn hiệu quả - Ảnh 1.

Lưu ý:

Theo Viện dinh dưỡng, trong mùa dịch COVID-19 các gia đình cần sử dụng găng tay, khẩu trang khi đi mua thực phẩm. Tuyệt đối không được sử dụng thịt động vật ôi, hỏng. Không tiếp xúc với động vật chết do bệnh. Tránh xa khu vực chứa chất thải và nước thải trong chợ.

Ngoài ra khi nấu ăn cần sử dụng dao và thớt riêng khi nấu ăn để tránh nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào đồ ăn chín. Đảm bảo, nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn...). Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để loại bỏ các mầm bệnh sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống hoặc trước khi tiếp xúc với thực phẩm chín.

Giữa mùa dịch COVID-19: Mâm cơm gia đình cần có những thực phẩm này để gia cố hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn hiệu quả - Ảnh 2.

Đảm bảo, nấu chín các loại thịt, trứng gia cầm trước khi ăn để đảm bảo tiêu diệt các mầm bệnh (như virus, vi khuẩn...).

Đối với người cao tuổi thì cần ăn đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, trứng, lưu ý đến khẩu vị, sở thích để có thể ăn đủ số lượng. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày. Đặc biệt, cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn, đây là biện pháp phòng chống lây nhiễm tốt nhất với trẻ nhỏ. Tiếp tục bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi và cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ ung thư không?

Ăn thực phẩm biến đổi gene có nguy cơ ung thư không?

Sống khỏe - 56 phút trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về thực phẩm biến đổi gene và thực tế có thể đang sử dụng thực phẩm biến đổi gene, nhưng phần lớn mọi người chưa hiểu rõ về chúng. Vậy thực phẩm biến đổi gene là gì và có an toàn không?

Các bước sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID nhanh, tiện lợi khi đi khám chữa bệnh

Các bước sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID nhanh, tiện lợi khi đi khám chữa bệnh

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Sổ sức khỏe điện tử VNeID là một ứng dụng di động của Bộ Y tế, giúp người dân có thể theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động và tiện lợi. Dưới đây là các bước hướng dẫn sử dụng ứng dụng này khi đi khám chữa bệnh.

Ai hay ăn thịt lợn cần biết điều này để phòng bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh về gan, thận

Ai hay ăn thịt lợn cần biết điều này để phòng bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh về gan, thận

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Thịt lợn là món ăn ngon, dễ chế biến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đây cũng là thực phẩm gây nhiều tranh cãi nếu ăn không đúng cách.

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

Các bước ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn sau bão lũ

Sống khỏe - 15 giờ trước

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, nếu đang trong tình trạng thảm họa hoặc khẩn cấp như bão lũ, mọi người cần thực hiện các bước để ngăn ngừa bệnh tật từ thực phẩm không an toàn.

6 loại ngũ cốc ít carb tốt cho sức khỏe

6 loại ngũ cốc ít carb tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 18 giờ trước

Các loại ngũ cốc giàu chất xơ như yến mạch, quinoa có thể làm giảm lượng carbohydrate mà cơ thể hấp thụ. Dưới đây là một số loại ngũ cốc hàng đầu nên dùng trong chế độ ăn ít carb vừa giảm cân lại tốt cho sức khỏe.

Bất ngờ loại quả ngọt thơm đang bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Bất ngờ loại quả ngọt thơm đang bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn táo tàu (hồng táo) bởi đây là loại quả có chỉ số đường huyết và tải lượng đường huyết ở mức thấp.

7 tác hại của việc uống quá nhiều trà

7 tác hại của việc uống quá nhiều trà

Sống khỏe - 19 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng trà là một trong những thức uống được yêu thích nhất trên thế giới. Mỗi loại trà đều chứa lợi ích cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều, nghiện trà có thể mang lại những bất lợi.

Bệnh nhân cần tìm người 'tặng sự sống', bác sĩ đưa ra quyết định khó tin

Bệnh nhân cần tìm người 'tặng sự sống', bác sĩ đưa ra quyết định khó tin

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tai nạn nghiêm trọng thời sinh viên thôi thúc bác sĩ Djamali mong muốn giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Khi một bệnh nhân cần ghép tạng, vị bác sĩ đã quyết định hiến thận của mình.

Loại rau 'siêu thực phẩm' giúp hạ đường huyết và tốt cho tiêu hóa, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Loại rau 'siêu thực phẩm' giúp hạ đường huyết và tốt cho tiêu hóa, người Việt nên ăn để phòng bệnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Rau mầm từ lâu đã được ca ngợi là một trong những "siêu thực phẩm" nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và nhiều lợi ích cho sức khỏe.

13 người cấp cứu vì rắn độc cắn, có loài chưa từng xuất hiện ở địa phương

13 người cấp cứu vì rắn độc cắn, có loài chưa từng xuất hiện ở địa phương

Y tế - 1 ngày trước

13 người dân khi thu dọn, sinh hoạt tại nhà đã bị rắn độc cắn đặc biệt có loài trước nay chưa từng xuất hiện ở địa phương.

Top