Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Cả nhà nổi chi chít "hạt cơm" ở chân vì... đi chung dép

Thứ hai, 07:38 11/09/2023 | Sống khỏe

Gia đình 4 người tại Hà Nội bỗng xuất hiện đến hàng trăm tổn thương hạt cơm ở chân gây đau đớn khi đi lại.

Sáng ngủ dậy bị nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi mãi không khỏi, rất có thể bạn đang mắc bệnh nàySáng ngủ dậy bị nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi mãi không khỏi, rất có thể bạn đang mắc bệnh này

GĐXH - Nghẹt mũi, chảy mũi, hắt hơi vào buổi sáng có nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân khiến bạn không ngờ tới.

Khoảng một năm trước, anh Nam (tên nhân vật đã được thay đổi), 40 tuổi, sống tại Hà Nội thấy bàn chân xuất hiện 1-2 nốt sần như bị chai.

Theo thời gian, các nốt này ngày càng to ra và xuất hiện thêm những nốt mới. Do chủ quan, anh Nam tự mua thuốc về đắp (được người bạn quảng cáo là axit, bôi vào sẽ bong những hạt này).

Tuy nhiên, sau khi đắp thuốc, tình trạng bệnh không khỏi mà tại vị trí đắp còn bị loét, chảy dịch và xuất hiện nhiều tổn thương mới.

Hiện tại, chân phải của anh Nam xuất hiện gần 50 nốt tổn thương hạt cơm. Gần đây, vợ và 2 con của anh cũng xuất hiện những tổn thương tương tự ở lòng bàn chân, bàn tay.

Hà Nội: Cả nhà nổi chi chít "hạt cơm" ở chân vì... đi chung dép - Ảnh 2.

Tổn thương hạt cơm của bệnh nhân (Ảnh: Bác sĩ cung cấp).

Mỗi lần đi lại cảm thấy rất đau và khó chịu nên cả gia đình anh quyết định đi khám.

Trực tiếp thăm khám, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam cho biết, các bệnh nhân xuất hiện rất nhiều tổn thương hạt cơm ở lòng bàn chân, bàn tay.

Riêng anh Nam có đến gần 100 tổn thương hạt cơm lòng bàn tay và lòng bàn chân, là trường hợp bị nặng nhất. Vợ và 2 con của anh có các tổn thương nhỏ và ít hơn.

Theo BS Thành, mụn hạt cơm hay còn gọi là bệnh hạt cơm là bệnh da liễu thường gặp. Bệnh có nguyên nhân do virus HPV (Human Papilloma Virus) trên bề mặt da.

Virus này có đến hơn 100 type, mỗi type gây bệnh sẽ liên quan tới một vùng da và một tổ chức riêng biệt (Hạt cơm thường type 2, 4, 27, 29; hạt cơm lòng bàn chân, bàn tay type 1, 2; sùi mào gà type 6, 11,16,18…).

"Bệnh có tính chất lây lan. Không những có thể lan rộng trên cùng một cơ thể mà còn có thể lây từ người này sang người khác, có thể lây trực tiếp qua con đường tiếp xúc qua da hoặc các con đường gián tiếp như đi cùng giày, dép, găng tay…", BS Thành cho biết.

Với trường hợp của gia đình anh Nam, theo chuyên gia này, việc đi chung dép đã khiến bệnh lây lan cho cả gia đình.

Sau khoảng 2 tuần điều trị theo phác đồ, gần như các tổn thương hạt cơm lòng bàn tay và chân đã sạch hoàn toàn và không xuất hiện thêm các tổn thương mới trong tất cả các thành viên trong gia đình.

Theo BS Thành bệnh hạt cơm nếu phát hiện sớm điều trị rất đơn giản, hiệu quả và khả năng tái phát rất thấp. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng hiểu và làm tốt điều này.

Người dân thường tự điều trị bằng các phương pháp dân gian: xát lá cây, chữa mẹo: đi đám, đắp tỏi… và chỉ khi tổn thương lan tràn mới đi khám bác sĩ.

Nếu trên da bạn có tổn thương nghĩ đến bệnh hạt cơm, BS Tiến Thành đưa ra một số lời khuyên để phòng bệnh lây nhiễm:

- Luôn giữ cho da được sạch sẽ bằng cách rửa tay và tắm giặt thường xuyên.

- Không cào cấu hay có tác động ngoại lực lên trên các mụn hạt cơm để tránh tổn thương lây lan.

- Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh như quần áo, giày dép, tất, khăn tắm, bàn chải đánh răng.

- Giữ chân khô, nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều cần đi tất hút ẩm và giặt sạch tất, phơi khô để loại bỏ virus.

- Tránh đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt như nền đất và luôn vệ sinh chân trước khi đi ngủ…

"Đặc biệt khi có các tổn thương nghi ngờ là mụn cóc hay hạt cơm dù ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chúng ta nên đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được điều trị sớm.

Không nên mua các sản phẩm thuốc bôi, thuốc chấm mụn cóc được quảng cáo trên các trang mạng xã hội tránh xảy ra các biến chứng loét, chảy máu, nhiễm trùng", BS Thành cho hay.

Ngày nào cũng ăn 5 thực phẩm này chẳng khác nào bạn đang tự "kích hoạt" tế bào ung thưNgày nào cũng ăn 5 thực phẩm này chẳng khác nào bạn đang tự 'kích hoạt' tế bào ung thư

GĐXH - Để phòng ngừa ung thư thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, và đặc biệt cần tránh những thực phẩm gây ung thư hàng đầu.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Bữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua

Sống khỏe - 22 giờ trước

Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Top