Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội cảnh báo nguy cơ đỉnh dịch sốt xuất huyết thứ 2

Thứ năm, 11:00 05/10/2017 | Y tế

GiadinhNet - Báo cáo hàng tuần của Sở Y tế Hà Nội về tình hình diễn biến dịch sốt xuất huyết (SXH) cho thấy, thời gian gần đây, số ca mắc SXH ghi nhận tuần sau giảm so với tuần trước. Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn hàng trăm ổ dịch cộng với thời tiết nắng mưa thất thường như hiện nay, rất có thể xuất hiện đỉnh dịch SXH thứ 2.


Lực lượng chức năng phun thuốc diệt muỗi tại hộ gia đình.     ảnh: TL

Lực lượng chức năng phun thuốc diệt muỗi tại hộ gia đình. ảnh: TL

Hà Nội đã khống chế được dịch sốt xuất huyết

Theo tìm hiểu của PV, tính khởi điểm từ tháng 5/2017, số ca bị SXH tại Hà Nội và một số địa phương lân cận không ngừng tăng lên. Các bệnh viện đều quá tải do số người nhập viện quá đông. Thậm chí, các bệnh viện không còn giường bệnh, phải bố trí cả hành lang, hội trường, phòng bác sĩ để có chỗ cho bệnh nhân SXH nằm.

Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt, như phun hóa chất trên diện rộng; thành lập các đội xung kích diệt bọ gậy; thành lập đội giám sát đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền... Nhờ sự vào cuộc quyết liệt đó mà kể từ thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9 vừa qua, dịch bệnh đã có dấu hiệu giảm.

Cụ thể, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về tình hình dịch bệnh trong tuần cuối tháng 9 cho đến những ngày đầu tháng 10/2017, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.228 trường hợp mắc SXH, giảm 376 trường hợp so với tuần trước đó. Cụ thể, 23 quận, huyện có số người mắc SXH giảm từ 20 đến 70 ca so với tuần trước; 5 quận, huyện có số mắc tăng từ 1 đến 5 ca và 2 quận, huyện có số mắc tương đương tuần trước. Đa phần các quận, huyện có số ca ghi nhận giảm so với tuần trước, gồm: Hoàng Mai (giảm 75 trường hợp); Thanh Xuân (giảm 41 trường hợp); Thanh Trì (giảm 37 trường hợp); Cầu Giấy (giảm 35 trường hợp); Hai Bà Trưng (giảm 22 trường hợp); Chương Mỹ (giảm 11 trường hợp).

Cũng tính đến những ngày đầu tháng 10 này, chỉ còn 5 quận, huyện có số ca ghi nhận tăng so với tuần trước, gồm: Mỹ Đức (tăng 5 trường hợp); Mê Linh (tăng 3 trường hợp); Thường Tín (tăng 3 trường hợp); Long Biên (tăng 2 trường hợp); Hoàn Kiếm (tăng 1 trường hợp). Tuần qua, không có trường hợp tử vong do SXH.

Ghi nhận từ Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, số ca mắc SXH nhập viện và điều trị tại BV đã giảm 50%. Hiện nay mỗi ngày, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ còn tiếp nhận hơn 20 ca bị SXH phải nhập viện điều trị. Bệnh viện cũng tháo dỡ bảng “BV dã chiến” về SXH, không phải trưng dụng phòng của bác sĩ để điều trị cho bệnh nhân như thời gian trước đây.

Tính từ đầu năm 2017 đến nay, Hà Nội phát hiện 31.572 trường hợp mắc SXH, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Đến thời điểm này đã có 30.472 trường hợp khỏi bệnh, còn 1.100 bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện; số ổ dịch đã được khống chế là 4.320 trên tổng số ổ dịch cộng dồn từ đầu năm là 4.647 ổ dịch.

Đỉnh dịch SXH thứ 2 có thể quay trở lại


Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong cao điểm chống dịch SXH hồi tháng 9/2017.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong cao điểm chống dịch SXH hồi tháng 9/2017.

Như vậy, theo những con số thống kê trên, địa bàn Hà Nội vẫn còn 327 ổ dịch SXH đang hoạt động. Thời tiết những ngày gần đây nắng mưa thất thường là môi trường lý tưởng cho dịch SXH bùng phát trở lại. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cảnh báo, mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết liên tục giảm trong 7 tuần gần đây nhưng với diễn biến thời tiết hiện nay vẫn là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Theo chu kỳ, sốt xuất huyết có thể xuất hiện đỉnh dịch thứ 2 trong tháng 10, 11/2017. Sở Y tế Hà Nội cảnh báo, dù số ca mắc SXH liên tục giảm trong 7 tuần gần đây nhưng diễn biến thời tiết hiện nay vẫn là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Vì vậy, Hà Nội cần phải tiếp tục biện pháp phòng, chống dịch như thời gian qua.

Tương tự, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cũng cho rằng, dịch SXH tạm thời đã được khống chế. Tuy nhiên, trước diễn biến thời tiết như hiện nay, nắng nóng, mưa nhiều thì nguy cơ dịch SXH bùng phát có thể xảy ra. Cũng theo ông Phu thì bệnh SXH đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Mặc dù thời gian qua Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng, diệt loăng quăng/bọ gậy; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Khi bị sốt, đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, tại Hà Nội vẫn còn nhiều người dân chủ quan. Thêm vào đó, hàng chục điểm ngập úng dài ngày sau mưa, những sông hồ đầy rác thải ùn ứ vẫn chưa được khơi thông, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại của dịch SXH.

Sắp có vaccine phòng SXH

Vaccine SXH do Viện Pasteur TP.HCM phối hợp với Công ty Sanofi Pasteur của Pháp dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng năm 2018. Kết quả đánh giá vacxin SXH nói trên sau khi thử nghiệm giai đoạn 3 tại Việt Nam cho thấy, vaccine này an toàn cho người sử dụng và có khả năng bảo vệ trên 60%. Theo đó, 2.300 trẻ tham gia thử nghiệm vaccine được tiêm 3 mũi vaccine SXH, mỗi mũi cách nhau 6 tháng. Sau khi tiêm vaccine này, trẻ có phản ứng phụ tương tự các vaccine khác sau tiêm như phản ứng tại chỗ, sưng, nóng đau, phản ứng toàn thân như sốt, nhức đầu, mỏi mệt. Kết quả ghi nhận, đối với trẻ em tiêm đủ 3 liều vaccine SXH giảm hơn 65% nguy cơ mắc; giảm hơn 80% các trường hợp phải nhập viện và trên 93% trường hợp nặng. Nếu kết quả thử nghiệm vaccine SXH lần 3 đạt yêu cầu về tính an toàn và hiệu quả bảo vệ, thì trong năm 2018, vaccine này sẽ được lưu hành tại Việt Nam.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top