Hà Nội chưa thể tự cung tự cấp nông sản thực phẩm
GĐXH - Theo lãnh đạo Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Sở NN&PTNT Hà Nội), hiện nay, khả năng tự sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt (cá) nhưng đối với các nông sản thực phẩm khác thì khả năng mới đáp ứng khoảng 20 - 70%.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, ước tính nhu cầu tiêu dùng đối với một số nhóm hàng nông lâm thủy sản thiết yếu của thành phố hiện nay rất lớn.
Cụ thể, trung bình mỗi tháng, Hà Nội cần khoảng 20.000 tấn thịt lợn hơi; khoảng 6,7 nghìn tấn thịt gà, vịt.
Mỗi tháng, Hà Nội cũng cần khoảng 5,5 nghìn tấn thủy, hải sản tươi đông lạnh; hơn 5,5 nghìn tấn thực phẩm chế biến. Nhu cầu về rau, củ hang tháng vào khoảng 110,5 nghìn tấn và khoảng 132 triệu đồng quả trứng gia cầm…

Theo lãnh đạo Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Sở NN&PTNT Hà Nội), hiện nay, khả năng tự sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt (cá)...
Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Sở NN&PTNT Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, trong những năm qua, nông nghiệp Thủ đô tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, là một trong những địa phương có quy mô sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.
Hiện nay, khả năng tự sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt (cá). Dù vậy, đối với các nông sản thực phẩm khác thì khả năng mới đáp ứng khoảng 20 - 70%.
Những năm qua, lượng hàng hóa nông sản còn thiếu và các sản phẩm đặc sản vùng miền phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân Thủ đô, khách du lịch được các kênh phân phối, doanh nghiệp, siêu thị, đơn vị Hà Nội khai thác từ các tỉnh, thành phố và một phần nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, năm 2025 là năm quan trọng kết thúc giai đoạn thực hiện Chương trình phối hợp số 7237/CTPH-BNNPTNT-UBND. Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục phối hợp chặc chẽ với Sở NN&PTNT các tỉnh, TP triển khai đầy đủ, có hiệu quả 3 nội dung chương trình.
Trọng tâm là gia tăng số chuỗi, quy mô chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc; phát triển, duy trì Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm TP Hà Nội (https://check.hanoi.gov.vn).
Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, nâng cấp chuỗi cung ứng thành chuỗi giá trị ngành hàng bền vững. Khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ các chuỗi giá trị gắn kết với vùng sản xuất được cấp mã số phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm tại từng công đoạn và trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đồng thời tập trung xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, tổ chức truyền thông quảng bá, kết nôi và xúc tiến thương mại sản phẩm trong và ngoài nước.
Việc bảo đảm nguồn cung cho TP Hà Nội được Bộ NN&PTNT đặc biệt quan tâm.
Theo đó, từ tháng 10/2021, UBND TP Hà Nội và Bộ NN&PTNT đã ký kết thực hiện Chương trình phối hợp số 7237/CTPH-BNNPTNT-UBND về Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản, giao thương giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, TP giai đoạn 2021 - 2025.
Đến nay, Hà Nội và 43 tỉnh, TP trên cả nước đã xây dựng và phát triển được 1.327 chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn, góp phần bảo đảm nguồn cung cho người tiêu dùng Thủ đô.
Trong đó, riêng Hà Nội đã xây dựng và phát triển được 107 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông lâm thủy sản an toàn.
Cá nhân nợ thuế 10 triệu có thể bị tạm hoãn xuất cảnh

Nhiều loại mỳ chính của Công ty TNHH Liên Sen buộc tạm dừng lưu thông
Bảo vệ người tiêu dùng - 9 giờ trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có thông về việc đề nghị tạm dừng lưu thông nhiều hàng hóa do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu, do vi phạm quy định về ghi nhãn. Hàng hóa sẽ chỉ tiếp tục được lưu thông khi khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo.

Cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã gửi tới Bộ Tư pháp góp ý vào dự thảo luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Các tổ chức tín dụng. Trong đó, VCCI kiến nghị cần xem xét lại đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, hoặc nghiên cứu sửa đổi các quy định liên quan để tránh xung đột pháp lý.

Cảnh báo Facebook giả mạo kênh thông tin từ Bộ Tài Chính
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 31/3, Bộ Tài chính thông tin, trang Facebook có tên "Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo" là giả mạo. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên Facebook này.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcThị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcKhông chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcChung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Giá thịt lợn đắt ngang thịt bò, phần đặc biệt dành cho nhà giàu luôn 'cháy hàng'
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcDù giá thịt lợn hơi có chiều hướng đi xuống nhưng giá bán lẻ vẫn duy trì ở mức cao, có loại còn xấp xỉ giá thịt bò loại thường. Đặc biệt, có một loại thịt mỡ lợn chỉ dành cho giới nhà giàu, luôn 'cháy hàng'.

Vì sao Hiệp hội đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực khấu trừ thuế thay hộ kinh doanh thương mại điện tử?
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) có văn bản gửi cơ quan chức năng đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực về trách nhiệm của các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn từ ngày 1/4/2025.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.