Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Còn nhiều ca biến chứng nặng vì sốt xuất huyết, dù giảm số người mắc

Thứ năm, 19:00 12/10/2017 | Y tế

GiadinhNet - Sở Y tế Hà Nội cho biết, nhiều tuần gần đây số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội đã giảm mạnh. Tuy nhiên, tại các bệnh viện, vẫn liên tiếp cấp cứu, điều trị cho nhiều ca bị biến chứng nặng do tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống bệnh.


Chăm sóc một trường hợp mắc biến chứng nặng do SXH tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.     Ảnh: PV

Chăm sóc một trường hợp mắc biến chứng nặng do SXH tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: PV

Dãy nhà 200m, 11 người mắc sốt xuất huyết

Trên cả nước đã ghi nhận hơn 143.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH). Tại nhiều địa phương trọng điểm về số mắc tuyệt đối như: Hà Nội, TP HCM, tốc độ gia tăng bệnh nhân SXH đã giảm mạnh. Tại TP HCM, thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cho biết, trong tuần qua, có 332 ca mắc SXH, giảm 30% so với trung bình 4 tuần trước đó.

Tại Hà Nội, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong vài tuần gần đây, số ca mắc SXH ở Hà Nội đã giảm liên tiếp. Hiện trung bình mỗi tuần, toàn thành phố ghi nhận khoảng hơn 1.000 ca mắc mới. Lũy tích từ đầu năm đến ngày 10/10, Hà Nội có khoảng hơn 32.600 ca mắc SXH, 7 trường hợp tử vong. Hiện Thủ đô có khoảng hơn 270 ổ dịch SXH được ghi nhận chưa được xử lý.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu tháng 10, mỗi ngày viện này tiếp nhận khoảng 500 ca vào khám vì các biểu hiện SXH dengue, giảm 50% so với lúc cao điểm. Trong đó, có khoảng 20 ca vào nhập viện nội trú. Tương tự, tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, mỗi ngày có khoảng 10-12 ca vào nhập viện vì SXH trong tổng số khoảng 50 ca khám. Hiện tại Khoa có khoảng 40 ca đang điều trị.

Đã ra viện được 5 ngày nhưng chị Hoài Anh (30 tuổi, ở khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng vì trận SXH chị vừa trải qua. Chị cho biết, gia đình chị có 8 người sinh sống thì có tới 5 người mắc, trong đó có 4 người mắc cùng lúc nhưng nặng nhất vẫn là chị.

“Hàng xóm bốn bề nhà tôi hầu như nhà nào cũng có người bị SXH. Có nhà 3/3 người bị. Nhiều gia đình cả trẻ con, người lớn “rủ” nhau cùng mắc phải. Tính sơ sơ cả dãy nhà liền kề gần có chiều dài chỉ 200m thôi mà 11 người mắc rồi”, chị Hoài Anh cho biết. Đây cũng là khu vực có nhiều công trình đang xây dựng, nhà bỏ hoang, vũng nước đọng, nhiều cây cối bụi rậm… Theo chị Hoài Anh, dù đã làm hết sức các biện pháp phòng tránh muỗi (đóng hết các cửa do nhà chị liền kề với ngôi nhà không có người ở, lật úp các chậu nước đọng…) nhưng vẫn không tránh được muỗi. Điều đáng quan ngại là không ít người trong khu vực chị ở dù bị sốt vài ngày nhưng không lên bệnh viện khám, thậm chí có người tới khi SXH đã phát ban ra ngoài mới biết mình mắc bệnh.

Trong những cuộc họp về phòng chống dịch bệnh gần đây của TP Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội nhiều lần cảnh báo Thủ đô có thể xuất hiện đỉnh dịch thứ 2 vào tháng 10-11/2017. Đó là bởi, với diễn biến thời tiết mưa nhiều hiện nay là điều kiện thời tiết thuận lợi cho muỗi phát triển, học sinh, sinh viên vào năm học mới. Trong khi đó, không ít người dân vì thấy số ca mắc SXH đã giảm mạnh nên chủ quan nghĩ bản thân không thể mắc bệnh nữa. Từ đó, lơ là việc phòng dịch SXH từ trong gia đình mình.

Vẫn nhiều ca mắc SXH có biến chứng nặng

Dù số mắc đã giảm mạnh, nhưng nhận định của nhiều bác sĩ cho thấy, theo dõi dịch bệnh nhiều năm nay, thường vào cuối vụ dịch, số người mắc SXH dengue giảm đi nhưng tỷ lệ bị diễn biến nặng lại tăng lên.

Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, ngày 10/10 đã tiếp nhận 2 ca mắc SXH có biến chứng rất nặng. Trong đó, một trường hợp là nam bệnh nhân 39 tuổi, ở Hà Nội. Bệnh nhân này bị sốt 3 ngày, đi khám tại bệnh viện tuyến quận được chẩn đoán xác định là SXH. Từ ngày thứ 4, bệnh nhân đột nhiên bị loạn thần, la hét vật vã xoắn vặn, lơ mơ và được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Bệnh nhân này được chẩn đoán viêm não do virus Dengue, hiện đang điều trị tích cực.

Nhập viện cùng ngày với nam bệnh nhân mắc SXH biến chứng trên là bà N.T.T (63 tuổi). Nữ bệnh nhân này nhập viện khi đã bị SXH ngày thứ 9. Theo gia đình bệnh nhân, bà T bị sốt cao liên tục. Trong khi đó, thông thường bệnh nhân SXH sẽ sốt cao trong 3 ngày đầu, từ ngày thứ 4-5 lui sốt dần và thường hết sốt vào ngày thứ 6-7. Bệnh nhân được người nhà đưa vào bệnh viện quận, chẩn đoán SXH và điều trị nội trú. Tuy nhiên, từ ngày thứ 7, xét nghiệm máu cho thấy bệnh nhân có tăng bạch cầu trong máu nên đã được các bác sĩ cho điều trị thêm kháng sinh nhưng không lui sốt. Ngày thứ 9, bệnh nhân xuất hiện sốc, suy thận và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Các bác sĩ chẩn đoán bà bị SXH dengue bội nhiễm vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn.

Cũng tại Viện này, mỗi ngày số ca có sốc hoặc dọa sốc khoảng 4-5 ca. Các chuyên gia một lần nữa cảnh báo mọi người dân cần cẩn trọng với “ngày thứ 4 chết người” của bệnh SXH. Trước đó, Khoa Cấp cứu này cũng đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị biến chứng SXH vì nhập viện muộn, không ít bệnh nhân thấy lui sốt sau 3 ngày nên chủ quan nghĩ bệnh đã khỏi. Trong khi đó, ngày thứ 4 từ khi khởi sốt là thời điểm dễ xuất hiện thoát dịch nguy hiểm. Khi vào viện, có những bệnh nhân đã không đo được huyết áp, xét nghiệm máu cho thấy tình trạng cô đặc máu nhiều… Nếu không được truyền dịch, điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tính mạng.

Đề phòng bệnh tay chân miệng

Theo TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, từ tháng 9 đến tháng 12 là thời điểm Hà Nội phải đối mặt với bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ nhất nên không thể chủ quan. Tay chân miệng là một trong những bệnh ngoài da do nhiễm virus thường gặp ở trẻ em, khả năng lây nhiễm cao và dễ gây nhiều biến chứng (như viêm màng não - não (gây liệt kiểu bại liệt), viêm cơ tim cấp, viêm phổi, phù phổi và có thể gây tử vong).

Bệnh tay chân miệng lây cho trẻ em khác qua đường hô hấp, trực tiếp qua hơi thở, các giọt nước bọt bắn ra khi ho, nói, cười, hắt hơi. Bệnh cũng có khả năng lây lan qua dụng cụ đồ chơi, dụng cụ ăn, uống bị nhiễm virus gây bệnh.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Cứu đôi tay Tiktoker ở Thái Nguyên qua lời kể của bác sĩ

Y tế - 12 giờ trước

Một ca vi phẫu kéo dài từ 19h đến 1h sáng đã giúp giữ lại hai bàn tay của Tiktoker Hà List. Bác sĩ Ngọc Sơn Tùng chia sẻ đây là trường hợp đa chấn thương cực kỳ phức tạp, đòi hỏi tính toán khẩn cấp và chính xác.

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Sốt xuất huyết gia tăng báo động tại TPHCM

Y tế - 1 ngày trước

Sốt xuất huyết tại TPHCM đang diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng so với cùng kỳ.

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà tri ân người có công với cách mạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Chương trình là hoạt động ý nghĩa, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa" của dân tộc Việt Nam.

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Sau loạt vụ việc liên quan đến án 'chạy' kết luận tâm thần: Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt quản lý đối tượng bắt buộc chữa bệnh tâm thần

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 11/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã ban hành công điện gửi Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2; Viện Pháp y tâm thần Trung ương, Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Trung tâm pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; - Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương… về tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Chủ động kiểm soát sốt xuất huyết từ sớm, từ xa – Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm đang tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh, Bộ Y tế nhấn mạnh dịch vẫn đang trong tầm kiểm soát nếu các địa phương và người dân cùng chủ động phòng dịch từ sớm, từ xa.

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Chống sốt xuất huyết không chờ dịch bùng: Bộ Y tế hành động từ sớm, từ xa

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm tại Việt Nam. Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhờ các biện pháp phòng, chống đã được triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm.

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Mong thay đổi phong thủy, khách hàng đòi bác sĩ mổ lúc 1h sáng

Y tế - 2 ngày trước

Mong thoát nghèo, hóa giải vận hạn, nhiều người đã chi tiền phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi ngoại hình hợp phong thủy. Một số trường hợp thậm chí còn yêu cầu mổ vào khung giờ đặc biệt, như 1h sáng, để “kích hoạt tiền tài”.

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Sau mũi tiêm tại phòng khám tư, người đàn ông liệt tứ chi hoàn toàn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, cơ lực bằng 0, mất phản xạ, kèm suy hô hấp nặng do liệt cơ hô hấp.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Top