Hà Nội phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu mùa
GiadinhNet - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội hiện nay thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2017 nhưng hiện tại vẫn có nhiều nguy cơ phát sinh, phát triển thành dịch.

Hà Nội chủ động phòng chống dịch bệnh từ đầu mùa. Ảnh: H.P
Nguy cơ dịch bệnh tiềm ẩn
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần vừa qua, Hà Nội đã ghi nhận 3 trường hợp mắc sốt xuất huyết; 11 trường hợp sốt phát ban dạng sởi, 4 trường hợp mắc tay chân miệng... Tính từ đầu năm 2018 tới nay, Thủ đô đã có 59 trường hợp sốt phát ban dạng sởi; 56 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 17 trường hợp mắc tay chân miệng. So sánh con số thông kế trên với cùng kỳ năm 2017 thì số mắc giảm nhiều (cùng kỳ năm 2017 ghi nhận 382 ca). Tuy nhiên, nền nhiệt tăng cộng với mưa phùn trở lại khiến ao tù, nước đọng khiến nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch lại hiện hữu.
Ghi nhận cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng là nơi muỗi đẻ trứng. Mặc dù trong thời gian qua ngành Y tế Hà Nội đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và vận động người dân tích cực tham gia vào các hoạt động vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết với mục tiêu không để dịch bùng phát, lan rộng. Năm 2017, Hà Nội đã huy động được cả hệ thống chính quyền, người dân để dập dịch với hơn 20.000 cộng tác viên ở xã phường.
Sau Tết Mậu Tuất, một lực lượng lao động lớn và sinh viên ở các tỉnh trở lại Thủ đô làm việc, học tập đã khiến mật độ dân cư tăng cao khiến nhiều khu trọ quá tải gây ô nhiễm. Hơn nữa, hiện nay đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại của người dân và du khách tăng cao đến các điểm du lịch, lễ hội lớn của Thủ đô như chùa Hương, chùa Đậu, chùa Tây Phương, Phủ Tây Hồ… sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc dịch bệnh.
Trở lại ngách 59, ngõ Linh Quang (quận Đống Đa) nơi từng là ổ dịch- lối đi duy nhất thông ra mặt hồ Linh Quang. Những mái nhà hai bên ngách 59 được phủ dưới bóng những rặng tre là những phòng trọ tạm bợ của người lao động ngoại tỉnh. Sâu vào ngách 59 vốn là cụm dân cư không số nhà, sống trong những mái nhà lợp nilon, bạt hoặc tấm fibro xi măng. Thùng chứa nước sinh hoạt cho cả khu vẫn là cái lu hình tròn, làm bằng xi măng đã cũ, xung quanh rêu xanh bám tua tủa, dung tích khoảng chừng 1m3. Bà Thu, quê ở Đông Anh (Hà Nội) trọ ở khu này để bán rau, chỉ vào thùng nước cả khu dùng nói: “Nước sạch đấy, cả trăm người dùng nhiều năm nay”.
Con đường nhỏ hai bên là rác thải chất ngang ngực người chạy sâu vào trong ngõ, nơi mép hồ Linh Quang. Càng ra phía hồ, mùi hôi thối càng nặng, ruồi muỗi càng nhiều. Hàng chục hộ gia đình sống trong môi trường ô nhiễm. Nhà vệ sinh lộ thiên được che bằng những tấm bì rách rưới, trống huếch trống hoác của nhà này lại kề với lu nước sinh hoạt dự trữ của gia đình khác. Họ lấy nước nấu cơm, rửa rau, đi vệ sinh, thậm chí trẻ con mình trần tắm giặt vãi nước chảy ra cả con đường đất ẩm thấp, nhầy nhụa. Một số gia đình làm nghề đậu phụ, nước thải màu trắng đục, mùi chua chảy quanh quẩn rồi xả xuống kênh. Ở một nơi gần đó, thùng chứa nước bằng nhựa cáu bẩn do để lâu ngày, người dân dùng nước trong đó để rửa rau.
Phòng chống từ đầu mùa
Vừa qua Sở Y tế Hà Nội phối hợp UBND quận Cầu Giấy tổ chức lễ phát động chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết và dịch bệnh mùa hè năm 2018. Sở Y tế Hà Nội nhận định: Trong năm 2018, các bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội sẽ vẫn có diễn biến phức tạp. Các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi trên thế giới và trong nước có thể xâm nhập vào bất cứ lúc nào. Để phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố trong năm nay, Trung tâm y tế Dự phòng thành phố phối hợp với các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn triển khai hệ thống giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm. Theo đó, 5 loại bệnh được giám sát trọng điểm gồm: sốt xuất huyết Dengue, Zika, sởi, rubella, viêm phổi nặng do vi rút; giám sát trọng điểm côn trùng truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, Zika.
Sau khi phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, thành phố Hà Nội đã tổ chức cho đại diện lãnh đạo các quận, huyện, thị xã ký cam kết không để bùng phát dịch bệnh, nhất là sốt xuất huyết. Đồng thời tổ chức các nhóm ra quân vệ sinh môi trường tại một số nơi trên địa bàn quận Cầu Giấy phát hiện một số ổ bọ gậy tại công trình xây dựng và ở một số hộ dân thuộc phường Dịch Vọng.
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy hướng dẫn người dân thả hoá chất vào nước để diệt bọ gậy. Để bảo đảm công tác phun thuốc diệt muỗi có hiệu quả, cộng đồng dân cư nên đồng thời thực hiện công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bộ gậy cùng một lúc để tiêu diệt triệt để ổ muỗi tại khu dân cư.
Năm 2017, dịch sốt xuất huyết đã đạt một “kỷ lục” ở Việt Nam khi có tới 181.054 trường hợp mắc, trong đó 152.659 trường hợp phải nhập viện và khiến 30 người tử vong. Tại Hà Nội, có 12 quận/huyện báo động đỏ về dịch bệnh sốt xuất huyết. Các bệnh viện tại Thủ đô liên tục quá tải, bệnh nhân tăng gấp 4 lần năm trước.
Hà Phương

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 4 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 4 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 5 ngày trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 5 ngày trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.