Hà Nội: ‘Số phận’ buýt nhanh BRT trong các năm tới sẽ ra sao?
GĐXH - Trước thông tin Hà Nội, đang có phương án xây dựng thêm tuyến đường sắt trên cao có thể thay thế tuyến buýt nhanh BRT, nhiều người dân bày tỏ quan điểm.
Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có phương án làm thêm 6 tuyến đường sắt đô thị. Một trong số đó có một tuyến sẽ thay thế buýt nhanh BRT (đang chạy tuyến Kim Mã - Hà Đông). Trước đề xuất này, phóng viên Gia đình và Xã hội đã ghi nhận thực tế và trao đổi với người dân, hành khách đang sử dụng tuyến buýt nhanh BRT và có nhiều ý kiến trái chiều.
Trao đổi với phóng viên, anh Vũ Văn Tiến - một nhân viên văn phòng đang làm việc cạnh điểm chờ Khuất Duy Tiến cho biết: “Thỉnh thoảng tôi hay đi tuyến buýt nhanh BRT, nhưng tôi thấy không hiệu quả. Chỉ lúc nào có việc hoặc lịch trình phù hợp mới đi được dù đi xe BRT nhanh hơn những xe buýt thông thường.
Tôi thấy nên dừng lại, xe buýt nhanh BRT chiếm phần lớn diện tích đường, trong khi mật độ giao thông Hà Nội cao, gây ùn tắc. Các phương tiện không được đi vào làn BRT, nếu đi vào có thể bị xử lý vì sai làn đường, quan điểm của tôi BRT không hiệu quả. Việc xây dựng tuyến đường sắt thì tôi công nhận vì nó là làn đường riêng, không ảnh hưởng. Nếu phát triển tuyến đường sắt trên cao, khi nhu cầu đi lại cao sẽ đem lại hiệu quả so với buýt nhanh BRT”.

Buýt nhanh BRT có thể sẽ bị thay thế bằng đường sắt trên cao.
Tương tự như anh Tiến, ông Đinh Văn Nhân (một cán bộ về hưu) chia sẻ thêm: “Tôi thường ngày đi lại bằng xe buýt nhanh BRT nhưng đa số khách không thấy đông. Nói về hiệu quả kinh tế tôi thấy tuyến buýt BRT nên bỏ. Thứ nhất tuyến BRT chạy chiếm nhiều diện tích của đường, nhiều khi phải nhường đường, đấy mới là điều quan trọng nhất; Thứ hai người đi buýt nhanh BRT không nhiều, số lượng không đáng kể. So với các tuyến xe buýt khác tôi thấy hiệu quả hơn và đông khách hơn. Tôi đi các nước nhiều rồi các hệ thống như tàu điện ngầm, tàu trên cao giải quyết được nhiều vấn đề về giao thông, số lượng người đi”.
Bên cạnh đó, nhiều người bày tỏ quan điểm việc đi lại bằng tuyến buýt nhanh BRT vẫn đem lại hiệu quả, thuận lợi.
“Hằng ngày em đi học đa số di chuyển bằng buýt nhanh BRT. Từ nhà trọ ra điểm chờ và đi đến trường thuận tiện, nhanh hơn các xe buýt thông thường. Đường sắt trên cao có thể hiệu quả nhưng sinh viên như bọn em khó di chuyển vì các ga tàu có các khoảng cách xa, nhiều khi không thuận tiện" - em Dương Hùng một sinh viên chia sẻ.
Liên quan đến các nội dung trên, theo tìm hiểu của phóng viên, mới đây Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 14 xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Buýt nhanh BRT đón, trả khách ở một điểm chờ.
Để hoàn thành dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sau 12 năm thực hiện, UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến 30 quận huyện, thị xã và đại diện 8 tỉnh, thành phố có địa giới giáp ranh với Hà Nội về các mục tiêu phát triển không gian đô thị và hạ tầng giao thông vận tải.
Để đạt mục tiêu đến năm 2030 - 2045, vận tải hành khách công cộng đạt được từ 40 đến 60% nhu cầu đi lại của người dân, thành phố Hà Nội đưa ra mục tiêu phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng, trong đó trọng tâm là đường sắt đô thị (đường sắt nội đô).
Đánh giá về khả năng phục vụ của vận tải hành khách công cộng và sau 12 năm thực hiện quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị, đại diện UBND thành phố Hà Nội cho biết, loại hình xe buýt vẫn đang đóng vai trò vận chuyển chủ đạo với hơn 120 tuyến buýt (trong đó bao gồm cả tuyến buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã - Hà Đông), năng lực đáp ứng được 19% nhu cầu của người dân (so với mục tiêu của quy hoạch là 30 đến 35% nhu cầu).
Với hệ thống đường sắt, theo quy hoạch có 10 tuyến với 413km, nhưng đến nay mới thực hiện 1 đoạn tuyến dài 14 km thuộc tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông (đạt 6,5% yêu cầu); Hệ thống đường sắt monorail (đường sắt đô thị 1 ray) quy hoạch 3 tuyến với chiều dài 44km, hiện chưa thực hiện được tuyến nào.
Từ thực tế trên, đại diện UBND thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến các quận huyện, các tỉnh thành lân cận để dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội trình các cấp. Với mạng lưới đường sắt đô thị, đại diện UBND thành phố Hà Nội đưa ra phương án, ngoài 10 tuyến đã có quy hoạch, thành phố Hà Nội đề xuất xây dựng thêm 6 tuyến mới.

Nhà chờ nhiều khi vắng vẻ, ít khách.
Cụ thể, ưu tiên xem xét bổ sung 3 tuyến, gồm tuyến đi theo đường Lê Văn Lương để thay thế tuyến BRT trong tương lai; tuyến tại đô thị Bắc sông Hồng theo hướng song song tuyến số 4 và kết nối với khu vực Long Biên, Gia Lâm; tuyến chạy dọc theo trục phía Nam kết nối đô thị trung tâm và các địa phương dọc trục phát triển phía Nam với sân bay thứ 2. Tiếp đó, nghiên cứu xem xét bổ sung thêm 3 tuyến mới, gồm tuyến chạy dọc theo Quốc lộ 18 (kết nối sân bay Nội Bài với Bắc Ninh); tuyến dọc theo Vành đai 1; tuyến chạy dọc theo đường Vành đai 2,...
Như vậy có thể thấy, theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, có khả năng tuyến buýt nhanh BRT có thể sẽ bị thay thế bằng hệ thống đường sắt trên cao.
Trước việc trên, mới đây đại diện Sở GT&VT Hà Nội thông tin với báo chí rằng, theo quy hoạch hệ thống buýt nhanh BRT trên địa bàn Hà Nội từ năm 2011 đến 2030 tầm nhìn 2050 sẽ có 11 tuyến, chiều dài hoạt động 316 km. Đến nay sau 12 năm thực hiện, thành phố đã thực hiện được 1 tuyến là tuyến BRT số 01 lộ trình Kim Mã - Hà Đông với 14 km, đạt khoảng 4,4% nhu cầu.
Với định hướng phát triển buýt BRT, Sở GTVT Hà Nội cho rằng, mạng lưới vận tải hành khách công cộng gồm đường sắt đô thị và xe buýt trong đó có buýt BRT vẫn được xác định là trụ cột của vận tải hành khách công cộng. Tuy nhiên, thời gian tới, mạng lưới xe buýt cần tiếp tục rà soát, hợp lý hóa mạng lưới tuyến để tăng cường hiệu quả hoạt động, đảm bảo kết nối giữa các loại hình giao thông trong đô thị.
Đối với sự phát triển của buýt BRT, lãnh đạo Sở GT&VT Hà Nội cho biết, đã giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tổng Cty vận tải tổ chức khảo sát và phỏng vấn hành khách, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh duy nhất số 01 sau gần 6 năm đi vào hoạt động.
Theo báo cáo đánh giá của Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Hà Nội, tuyến buýt nhanh BRT là một trong các tuyến buýt hoạt động hiệu quả, trong các năm từ 2017 - 2022, đều đạt sản lượng, doanh thu cao nhất toàn mạng lưới buýt và cần thiết duy trì hoạt động của tuyến để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Hiện nay, dư luận xã hội vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về tính hiệu quả và sự phù hợp của loại hình này đối với Hà Nội. Về quan điểm của Sở GT&VT Hà Nội, trước mắt cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó kết hợp các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp để thu hút người dân tham gia. Việc tiếp tục tục triển khai loại hình BRT trong thời gian tới sẽ được xem xét đánh giá kỹ lưỡng.
Với tương lai của BRT, thông tin với báo chí đại diện lãnh đạo Sở GT&VT Hà Nội cho biết, đơn vị đang khẩn trương triển khai việc rà soát đánh giá tổng thể mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đó có xem xét đánh giá đối với mạng lưới xe buýt nhanh BRT hiện nay. Dự kiến trong Quý IV/2023, Sở GT&VT sẽ hoàn thành báo cáo nội dung này với UBND thành phố.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Cảnh giác với những mã độc ẩn mình trong ứng dụng dịch vụ công giả

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 2 phút trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 2 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Tĩnh gia tăng số người tử vong do tai nạn giao thông
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Trong 3 tháng đầu năm, tai nạn giao thông ở Hà Tĩnh giảm về số vụ, số người bị thương tuy nhiên tăng số người chết.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.

Tin sáng 3/4: Miền Bắc mưa lớn dịp Giỗ tổ Hùng Vương; Hà Nội cấp đổi giấy phép lái xe tại Công an phường, người dân cần lưu ý gì?
Xã hội - 1 ngày trướcGĐXH - Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (từ ngày 5-7/4), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to; Hà Nội thêm điểm cấp đổi giấy phép lái xe giúp người dân thuận tiện hơn trong giải quyết thủ tục.

Đã tìm thấy 2 người còn lại trên tàu cá bị nạn ở Bình Thuận
Xã hội - 1 ngày trướcTrong quá trình tàu đang hoạt động khai thác hải sản tại cách khoảng 20 hải lý khu vực tàu cá bị nạn thì phát hiện và tổ chức cứu vớt an toàn 2 lao động đang trôi dạt trên biển.

Hà Nội điều chỉnh lộ trình, luồng tuyến 44 tuyến xe buýt
Thời sự - 2 ngày trướcGĐXH - Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng Công ty từ ngày 1/4.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.