Hà Nội tái diễn tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố
GiadinhNet - Đi bộ trên những con phố trong khu vực nội đô Hà Nội, người dân và du khách chỉ có một lối đi duy nhất là rảo bước dưới lòng đường với nỗi lo mất an toàn giao thông luôn trực chờ. Bởi tất cả hè phố đều đã chật kín xe máy, bàn ăn, ghế ngồi…
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình). ảnh: Bảo Loan
Người đi bộ lại nơm nớp bất an
Không gian vỉa hè không những đảm bảo an toàn giao thông chung cho người đi bộ, mà còn gìn giữ, kiến tạo hình ảnh mỹ quan đô thị nói chung. Để đảm bảo lối đi cho người đi bộ cũng như giữ gìn, đảm bảo tình hình trật tự đô thị chung, vào đầu năm 2017, Hà Nội đã kiên quyết và ra quân lập lại trật tự khu vực lòng đường, hè phố. Trong đó, có quận Hoàn Kiếm đã tiên phong trong vấn đề “giải quyết” tình trạng ùn ứ khu vực vỉa hè, trả lại không gian cho người đi bộ.
Trong suốt thời gian đó đến nay, lực lượng chức năng thành phố thường xuyên ra quân xử lý để đảm bảo không gian của người đi bộ. Tuy nhiên, theo khảo sát của PV Báo Gia đình & Xã hội, tình trạng lấn chiếm vỉa hè trên địa bàn nội đô thường xuyên tái diễn. Đặc biệt là vỉa hè ở các tuyến phố như phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình. Có thể nói, đây là những tuyến phố được biết đến là điểm nóng về tình trạng lấn chiếm, gây mất mỹ quan đô thị và gây bức xúc trong dân cư, du khách.
Trên vỉa hè từ đường Hoàng Quốc Việt (thuộc quận Cầu Giấy), qua đường Hoàng Hoa Thám (thuộc quận Ba Đình), đến các tuyến phố cổ Hàng Mã, phố hàng Rươi, Lò Rèn, Hàng Mành, Hàng Đào (thuộc quận Hoàn Kiếm)… là hình ảnh tấp nập của hoạt động kinh doanh, buôn bán, xe cộ... Đơn cử như trên con phố Hoàng Quốc Việt, đặc biệt là khu vực nhà hàng có lưu lượng khách hàng đông như khu vực nhà hàng bia Hải Xồm (số 16 và số 91 Hoàng Quốc Việt), thường xuyên diễn ra hiện tượng lộn xộn, ùn tắc cục bộ. Đặc biệt vào thời điểm trưa và tối. Trên đường Hoàng Hoa Thám cũng tương tự, du khách không chỉ “mãn nhãn” với các loại cây cảnh được sắp xếp tăm tắp và đầy ắp trên khu vực vỉa hè - lối đi của người đi bộ, mà các tài xế cũng phải điều khiển xe hết sức cẩn trọng. Bởi người đi bộ tấp nập dưới lòng đường.
Trên những con phố trung tâm quận Hoàn Kiếm, điển hình là các tuyến phố cổ, người đi bộ cũng phải hòa mình vào dòng xe cộ đông đúc đang lưu thông giữa đường, bởi lối đi dành cho họ, đã chật kín các bàn, ghế, xe máy. Điển hình như phố Hàng Mã, phố Hàng Rươi, Lò Rèn, Hàng Mành, Hàng Đào, Hàng Chiếu… các hoạt động kinh doanh và xe cộ được xếp chật kín trên khu vực vỉa hè dường như không đủ, mà để phục vụ khách hàng, nhiều cơ sở kinh doanh trên nhiều con phố phải xếp xe xuống cả khu vực lòng đường.
Vừa rảo bước giữa con phố Hàng Rươi đông đúc, chật chội, vừa nơp nớp lo sợ sự cố mất an toàn giao thông xảy đến với mình, ông Nguyễn Thế Bảo (50 tuổi, du khách đến từ Việt Trì, Phú Thọ) lắc đầu, bức xúc: “Hà Nội thật đông đúc. Nếu người đi bộ có vỉa hè thì phố cổ Hà Nội sẽ rất tuyệt vời, người đi bộ cũng sẽ cảm thấy an toàn nhưng tất cả những gì tôi thấy trên vỉa hè là xe máy, bàn ghế, hàng hóa... Để tình trạng này diễn ra thì lực lượng chức năng phường sở tại đang ở đâu?”.
Theo phản ánh của người dân, tình trạng này diễn ra nhiều nhất là vào khoảng giữa trưa và chiều tối, khiến người đi đường không khỏi ngán ngẩm, bởi không còn một chỗ chen chân. Tình trạng này đã tạo nên một hình ảnh nhếch nhác, chật chội, lộn xộn trong mắt người dân, đi ngược lại với chủ trương kiên quyết xử lý vi phạm về trật tự đô thị của UBND TP Hà Nội.
“Đừng ra quân cho có phong trào!”
Người dân rảo bước giữa lòng đường với tâm trạng lo sợ mất an toàn giao thông.
Việc hàng quán lấn chiếm lòng đường vỉa hè trên các tuyến phố Hà Nội đã trở thành vấn đề nhức nhối và đáng lưu tâm. Mối hiểm họa đầu tiên có thể nhìn thấy đó là ẩn họa về mất an toàn giao thông. Trước thực trạng trên, trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho rằng: “Khi quy hoạch lòng đường hè phố, thành phố đã tính toán kỹ các lợi ích, hiệu quả hè phố mang lại là tạo không gian cho người đi bộ. Tuy nhiên, việc chiếm dụng không gian đi bộ này là không tôn trọng, không bảo vệ lòng đường hè phố là vi phạm quy hoạch xây dựng. Nguyên nhân chính dẫn tình trạng này, trước hết là do ý thức chấp hành các quy định về trật tự đô thị, trật tự công cộng của người dân hạn chế. Thứ hai là do chính quyền địa phương chưa kiên quyết xử lý vi phạm, xử lý vi phạm theo phong trào, “bắt cóc bỏ đĩa””.
“Giải pháp thì rất nhiều, nhưng có giải pháp mà trách nhiệm chính sở tại, lực lượng chức năng sở tại không quyết liệt thì tất cả đều vô ích. Trước hết, lực lượng chính quyền phải thực sự quyết liệt tăng cường công tác quản lý, ra quân giải tỏa và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhằm lập lại trật tự công cộng, trật tự đô thị trên từng địa bàn dân cư. Thứ hai là người dân phải cam kết sử dụng hè phố, đảm bảo hành lang cho người đi bộ. Ngoài ra, cũng cần xem xét lại việc thiết kế đường đi lối lại của người dân phù hợp, kiên quyết xử lý những trường hợp sử dụng vỉa hè không phù hợp”, ông Bùi Danh Liên cho hay.
Tháng 3/2017, Ban chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố và các điểm trông giữ phương tiện. Theo đó, công tác đảm bảo trật tự đô thi sẽ được cơ quan chức năng tổ chức điều tra cơ bản, xác định các tuyến phố không được trông giữ phương tiện; kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự đô thị trên địa bàn, trong đó, tập trung kiểm tra các khu vực phức tạp về trật tự đô thị gây bức xúc dư luận; các tuyến xuyên trục; các địa bàn giáp ranh; các điểm phức tạp về trật tự đô thị. Thời gian thực hiện kế hoạch xuyên suốt từ 10/3 đến 31/12/2017. Tiếp nối những kết quả đã đạt được trong những năm qua, năm 2019, nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực, ngăn chặn phát sinh những vi phạm mới, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo 197, đặc biệt là xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự ATGT, trật tự đô thị, trật tự công cộng lòng đường, hè phố theo quy định của pháp luật và kế hoạch của UBND thành phố.
Bảo Loan
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 27 phút trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 43 phút trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 1 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.