Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hai người tử vong vì thuốc đội lốt “Đông y”

GiadinhNet - Tin rằng thuốc mình đang uống có thể thay thế hoàn toàn loại thuốc bác sĩ kê, không ít bệnh nhân mắc đái tháo đường đã uống phải loại thuốc giả mạo “Đông y”, “thảo dược” nhưng bị trộn thuốc Tây, thậm chí chứa chất bị cấm lưu hành.


Loại thuốc xanh – trắng bệnh nhân Tính đã dùng trong thời gian dài với hi vọng chữa khỏi tiểu đường (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Loại thuốc xanh – trắng bệnh nhân Tính đã dùng trong thời gian dài với hi vọng chữa khỏi tiểu đường (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Uống phải thuốc chứa chất cấm mà không biết

Không ít bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường vì quá “ngán” với thuốc Tây điều trị dài ngày nên khi được mách, quảng cáo các loại thuốc “thảo dược” “Đông y” đã bỏ ngang đơn thuốc, dùng ngay loại mới. Nhiều bệnh nhân đã nhập viện vì những biến chứng không ngờ, thậm chí đe dọa tính mạng.

Ông Trần Văn Tính (tên nhân vật đã được thay đổi, 70 tuổi, ở Hà Nội) đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Mắc bệnh tiểu đường đã 10 năm, lại kèm tai biến mạch máu não 2 lần, ông Tính không ngờ có ngày mình vào viện lại vì biến chứng “không liên quan” của bệnh này.

Cách đây mấy tháng, ông được giới thiệu một loại thuốc có tên “Tiểu đường hoàn”, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ, được quảng cáo là “Đông y”, “thảo dược” mát lành nên ông bảo con cháu gọi điện đặt hàng, “ship tận nhà”. Ông đều đặn uống hai viên thuốc xanh – vàng nhạt đó và cắt các loại thuốc Tây y được bác sĩ dặn uống đều từ trước tới nay.

Một thời gian uống loại thuốc vàng – xanh, ông Tính phải nhập viện vì đau bụng, đau ngực, suy đa tạng, Axit lactic trong máu tăng, hôn mê…

Ngay lập tức, bệnh nhân được cho thở máy, đặt ống nội khí quản, lọc máu khẩn cấp. May mắn là sau thời gian lọc máu, người bệnh đã qua cơn nguy kịch.

Khi kết hợp cùng các bác sĩ Khoa Nội tiết – Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) “điều tra” tiền sử sử dụng thuốc của bệnh nhân Tính, các bác sĩ phát hiện, ông Tính dùng loại thuốc Tiểu đường hoàn và đề nghị gia đình mang loại thuốc đến để xét nghiệm. Bất ngờ, viên thuốc màu xanh mà ông Tính uống hàng ngày có chứa chất Fenformin - một hoạt chất vốn được dùng trong tân dược chữa tiểu đường đã bị cấm từ lâu do gây nhiều biến chứng.

Không may mắn thoát chết như ông Tính, trước đó, khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận 2 bệnh nhân bị tiểu đường (một ở Lạng Sơn, một ở Hà Nội) cũng khai dùng thuốc Tiểu đường hoàn không rõ nguồn gốc, thay thế thuốc điều trị được bác sĩ kê. Hai bệnh nhân này nhập viện với bệnh cảnh giống ông Tính. Tuy nhiên, chỉ 2-5 ngày sau nhập viện, thở máy, lọc máu liên tục, hai bệnh nhân này đã tử vong. Các bác sĩ do không thu thập được loại thuốc Tiểu đường hoàn bệnh nhân đã uống nên không thể khẳng định thuốc đó có chứa loại hoạt chất bị cấm trên đây không. Tuy nhiên, nam bệnh nhân ở Lạng Sơn cho biết đã mua loại thuốc trên mạng với giá 50.000 đồng/gói/tháng.

BS Phạm Thế Thạch, khoa Hồi sức tích cực nhấn mạnh, cả 3 bệnh nhân nhập viện đều có 4 biểu hiện đặc trưng: Đau bụng, sốc, suy đa tạng rất nhanh, Axit lactic trong máu cao.

Cẩn trọng với “thảo dược” trị tiểu đường

Theo TS Nguyễn Quang Bảy, phụ trách khoa Nội tiết – Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai), “thảo dược” Tiểu đường hoàn mà bệnh nhân Tính dùng không phải là thảo mộc đơn thuần mà chính là Fenformin, một loại thuốc Tây trị tiểu đường nổi tiếng ở thập niên cách đây gần nửa thế kỷ. Thuốc đã bị cấm lưu hành quốc tế từ hơn 50 năm qua.

Theo TS Nguyễn Quang Bảy, cách đây vài thập kỷ, Fenformin (chiết xuất từ cây cỏ) là loại thuốc rất được ưa chuộng trong trị tiểu đường (đặc biệt typ 2) vì tác dụng rất tốt trong hạ đường huyết. Tuy nhiên, đến năm những năm 70 của thế kỷ trước, các bác sĩ phát hiện thuốc này gây nhiều biến chứng, đặc biệt là nhiễm toan lactic gây rối loạn chuyển hoá tất cả các cơ quan, đặc biệt là não, tim, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nên từ năm 1978, toàn thế giới đã yêu cầu cấm sử dụng.

TS Nguyễn Quang Bảy khuyến cáo, mặc dù Fenformin đã bị cấm lưu hành nhưng không ít trường hợp trà trộn thành phần của thuốc vào các viên “thảo dược”, đông dược, giả danh “đông y” không nhãn mác, tạo sự nhầm lẫn trong cách suy nghĩ và sử dụng của người bệnh, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hiện nay, bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát đường huyết bằng insulin theo Tây y. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân nghĩ rằng vì đây là căn bệnh mạn tính, không điều trị khỏi mà phải kiểm soát đường huyết gần như suốt đời nên nhiều người bệnh e ngại, quay sang dùng loại “thảo dược” được quảng cáo có tác dụng mát, lành, hạ huyết đường tốt, rẻ tiền, dễ mua mà không cần khám bệnh hằng tháng.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh tiểu đường dù có mong muốn điều trị bằng đông y hay Tây y đều cần đến các cơ sở y tế có chuyên môn uy tín để được tư vấn điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách khoa học, tránh việc tự ý dùng thuốc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Những sai lầm về thuốc người bệnh đái tháo đường hay mắc

Theo các chuyên gia về nội tiết, đái tháo đường, nhiều người mắc bệnh vẫn nghĩ dùng mãi một đơn thuốc là đúng. Trong khi đó, về mặt sinh lý, con người sẽ dần bị lão hóa, già yếu đi. Bệnh đái tháo đường cũng vậy, khả năng tiết insulin sẽ giảm dần theo năm tháng. Đái tháo đường là bệnh lý mãn tính kéo dài cả đời, nhưng không phải dùng mãi một đơn. Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng chỉ với một đơn thuốc của bác sĩ có thể chữa khỏi hoàn toàn nên điều trị hết một đơn là không đến lại nữa hoặc dùng mãi một đơn đó.

Cũng không ít người nghĩ, có thể dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác. Một phần không nhỏ bệnh nhân sử dụng đơn thuốc người quen nhờ “mách bảo”. Trong khi đó, mỗi cơ thể bệnh nhân có một mục tiêu điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần nhớ là bác sĩ chữa người bệnh chứ không phải chữa bệnh, có nghĩa là tùy vào từng cá nhân người bệnh để có mục tiêu/phác đồ điều trị khác nhau. Lời khuyên của bác sĩ nội tiết là bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết, đái tháo đường để có mục tiêu điều trị riêng cho bản thân, từ đó sử dụng các loại thuốc khác nhau để kiểm soát bệnh tật, giúp người bệnh sử dụng đúng liều, đúng cách để có hiệu quả như mong muốn.

Mới đây, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có công văn thông báo về sản phẩm có nhãn ghi là Viên thuốc màu xám (thuốc trị bệnh tiểu đường) dương tính với Fenformin. Mẫu sản phẩm Viên thuốc màu xám được lấy tại tỉnh Cần Thơ do Nhà thuốc YHCT tư nhân Vạn Tế Sanh sản xuất và không có thông tin về số lô, hạn dùng, số đăng ký. Sản phẩm này qua kiểm nghiệm dương tính với Fenformin. Cục yêu cầu các cơ sở kinh doanh, các cơ sở khám chữa bệnh tạm dừng sử dụng và thu hồi thuốc này; tổ chức tiến hành kiểm tra chất lượng, xác định nguồn gốc xuất xứ của thuốc nói trên và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh, sản xuất thuốc không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Trong khi đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đề nghị các cơ sở trên chuyển toàn bộ kết quả, hồ sơ, tài liệu xử lý thuốc này cho cơ quan công an trên địa bàn để tiến hành điều tra, xử lý theo quy định.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top