Hàn Quốc không cách ly bệnh nhân dương tính lần 2, Mỹ điều trị COVID-19 bằng thuốc chống sốt rét bất chấp cảnh báo
GiadinhNet - Đến sáng 19/5, số người nhiễm bệnh trên thế giới tiến sát đến con số 4,9 triệu người. Dịch bệnh vẫn gia tăng căng thẳng tại Mỹ, Nga và các nước Mỹ Latinh. Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc không cách ly bệnh nhân dương tính lần 2, Mỹ điều trị COVID-19 bằng thuốc chống sốt rét bất chấp cảnh báo.
Đến 8h30 sáng nay, 19/5 (theo giờ Việt Nam), thế giới có 4.890.680 trường hợp mắc COVID-19 và 320.125 ca tử vong. Đại dịch có mặt tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp tục diễn biến đáng lo ngại ở Mỹ, Nga và các nước Mỹ Latinh.
Trong 24 giờ qua, Mỹ có thêm 22.620 ca nhiễm mới và 1.003 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đang là 1.550.284, trong đó có 91.976 người chết vì dịch bệnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, dù không nghĩ mình đã phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2, song ông đang sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine điều trị COVID-19 sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ Nhà Trắng. Việc sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine (thường dùng để điều trị bệnh lupus và thấp khớp) để điều trị cho người nhiễm virus SARS-CoV-2 đang dấy lên những lo ngại về những hậu quả của nó.

Số ca nhiễm mới tại Mỹ vẫn trên 20.000 người trong 24 giờ qua.
Cơ quan Thực phẩm - Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từng cảnh báo và chống lại việc sử dụng thuốc này để điều trị COVID-19 do nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về tim. Theo Tiến sĩ Vin Gupta, chuyên gia về phổi và chuyên gia chính sách y tế toàn cầu, loại thuốc chống sốt rét này có thể gây rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.
Nga tiếp tục gia tăng số người nhiễm mới với 8.926 trường hợp và 91 ca tử vong trong 24 giờ qua. Tổng số người nhiễm COVID-19 tại Nga đã lên tới 290.678 trường hợp, trong đó có 2.722 người tử vong. Trong số người nhiễm mới, có tới 40,1% không có biểu hiện lâm sàng.
Trong ngày qua, Nga ghi nhận 1 trường hợp là trẻ sơ sinh mắc COVID-19 do nhiễm virus từ người mẹ. Cháu bé chào đời tại thị trấn Beslan, tỉnh Ossetia và là trường hợp thứ 3 trên thế giới mắc COVID-19 ngay khi được sinh ra.
Tây Ban Nha ghi nhận dịch bệnh giảm rõ rệt, trong ngày qua quốc gia này có thêm 469 người nhiễm và 59 người thiệt mạng. Số ca tử vong thấp nhất trong hai tháng qua tại nước này. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Tây Ban Nha là 278.188, đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nga, trong đó có 27.709 người chết đứng thứ hai sau Mỹ.
Tại châu Mỹ Latinh, Brazil tiếp tục nóng với số ca nhiễm tăng khó kiểm soát. Trong 24 giờ qua, Brazil có thêm 14.288 trường hợp nhiễm COVID-19 và thêm 735 ca tử vong. Hiện tổng số ca bệnh của nước này đứng thứ 4 thế giới, vượt qua Italy và Anh với con số 255.368. Tổng số người thiệt mạng vì dịch bệnh là 16.853, đứng thứ 6 thế giới.

Số ca mắc COVID-19 tại Brazil không ngừng tăng cao. Ảnh minh hoạ
Nước Anh, ngày hôm qua ghi nhận số ca tử vong giảm với 160 ca song số người nhiễm mới vẫn trên 2.700 người. Thông tin đang được giới mộ điệu thể thao đón nhận là toàn bộ 20 câu lạc bộ bóng đá giải Ngoại hạng Anh đã bắt đầu tập luyện trở lại từ hôm nay, 19/5.
Đến nay, Anh ghi nhận 246.406 ca mắc COVID-19, trong đó có 34.796 người thiệt mạng cao thứ hai thế giới. Giới chức y tế Anh vừa thông tin đã bổ sung vào danh sách các triệu chứng mắc COVID-19 thêm hiện tượng vị giác và khứu giác. Nghiên cứu của Đại học London cho thấy, người mắc COVID-19 bị mất vị giác và khứu giác cao gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh.
Bắt đầu từ ngày hôm qua (18/5), Italy đã cho phép các cửa hàng, cửa hiệu, nhà hàng, quán bar và các hiệu cắt tóc, làm đẹp mở cửa trở lại, sau 2 tháng phong toả nghiêm ngặt. Người dân được phép đi lại tự do trong phạm vi từng vùng, song vẫn tuân thủ các quy định đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và như giữ khoảng cách ít nhất 1 mét. Các hoạt động thánh lễ đã được nối lại khắp các nhà thờ ở Italy. Tại Toà thánh Vatican, Vương cung thánh đường Thánh Peter đã mở cửa đón du khách. Riêng các trường học vẫn chưa mở cửa trở lại cho đến tháng 9.
Tại châu Á, Hàn Quốc cho biết không cách ly các bệnh nhân nhiễm COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại sau khi đã khỏi bệnh. Lý do được giới chức y tế nước này đưa ra là "không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy các trường hợp này có nguy cơ lây nhiễm cho người khác". Đồng thời Hàn Quốc cũng sẽ không sử dụng thuật ngữ "tái nhiễm" với các trường hợp này.
Hiện có tới 447 ca dương tính trở lại (chiếm 4,5%) trong tổng số 11.065 ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc. Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc có thêm 1 ca tử vong vì dịch, nâng tổng số người thiệt mạng do dịch bệnh lên 263 người.
Tại Đông Nam Á, trong 24 giờ qua, Singapore có thêm 305 ca mắc mới nâng tổng số ca bệnh lên 28.343. Lý giải về số ca mắc thấp bằng nửa số ca ngày trước đó, theo giới chức y tế nước này là do số lượng xét nghiệm ít hơn bởi có 1 phòng thí nghiệm đã tạm dừng hoạt động để xem xét lại quy trình sau sự cố về thiết bị.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho lao động nhập cư ở Singapore (Ảnh: REUTERS)
Singapore hiện đứng đầu khu vực với tổng số 28.343 ca nhiễm. Ngày hôm qua tiếp tục không ghi nhận thêm ca tử vong nào, con số này vẫn đang ở mức 22.
Indonesia có thêm 496 ca nhiễm mới và 43 người tử vong do COVID-19 trong ngày qua. Tổng số ca nhiễm tại nước này là 18.010, trong đó có 1.191 người tử vong cao nhất trong khu vực.
Trong ngày qua, Philippines có thêm 205 ca mắc mới và 7 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại đây lên 12.718 và 831 ca.
Tại khu vực châu Phi, Phó Tổng thống Riek Machar của Nam Sudan và phu nhân (là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) đã được xác nhận mắc COVID-19. Hiện ông Machar cho biết sức khoẻ tốt, không có triệu chứng và sẽ tự cách ly trong 14 ngày. Nam Sudan hiện có 282 ca COVID-19 và 4 ca tử vong.
H.Anh


BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 17 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 2 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 2 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 ngày trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 3 ngày trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.