Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng nghìn người tiễn đưa Giáo sư Mai Kỷ về cõi vĩnh hằng

Thứ tư, 09:32 01/06/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng 31/5, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam Phường Ô Chợ Dừa (Quận Đống Đa, Hà Nội) và gia đình đã tổ chức trọng thể tang lễ Giáo sư Mai Kỷ, tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia buồn và động viên gia đình Giáo sư Mai Kỷ. Ảnh: Chí Cường
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia buồn và động viên gia đình Giáo sư Mai Kỷ. Ảnh: Chí Cường

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các đồng chí lão thành cách mạng đã trực tiếp đến viếng và chia buồn cùng tang quyến.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã gửi vòng hoa viếng Giáo sư Mai Kỷ.

Tham dự tang lễ còn có đại diện các cơ quan, đoàn thể, bạn bè thân hữu, bà con khối phố, họ hàng nội ngoại, đồng chí, đồng nghiệp, đặc biệt là rất nhiều thế hệ những người làm công tác Dân số - KHHGĐ trên cả nước.

Giáo sư Mai Kỷ, nguyên Bộ trưởng- Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia Dân số- KHHGĐ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ, nguyên Thứ trưởng Bộ Cơ khí- Luyện kim (nay là Bộ Công Thương), nguyên Phó Viện trưởng Viện Luyện kim màu, nguyên cán bộ giảng dạy Khoa Luyện kim, Đại học Bách khoa Hà Nội, sau thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được gia đình và tập thể y bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghị tận tình cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, Giáo sư đã từ trần hồi 13h30 ngày 25/5/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

Sự ra đi của Giáo sư để lại niềm tiếc thương cho người thân, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đặc biệt là cho những người làm công tác DS-KHHGĐ - những người luôn coi ông là nhà kiến tạo và tổ chức, chỉ đạo thực hiện thành công việc huy động toàn xã hội tham gia công tác DS - KHHGĐ, đưa công tác truyền thông DS - KHHGĐ đến từng người dân, chỉ đạo quản lý và điều phối các hoạt động này thông suốt từ Trung ương đến địa phương…

Từ tầm nhìn chiến lược của Giáo sư Mai Kỷ, đội ngũ cộng tác viên dân số đã ra đời và trở thành những tuyên truyền viên đưa thông tin DS - KHHGĐ đến từng nhà, từng đối tượng, góp phần quyết định thành công của Chương trình mục tiêu Quốc gia. Sinh thời, khi đảm đương chức trách Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ, Giáo sư Mai Kỷ đã chủ động đề xuất với Chính phủ cơ chế quản lý Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt cơ chế này. Sáng kiến của Giáo sư đã làm lành mạnh hóa công tác quản lý điều hành, hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực nẩy mầm từ cơ chế “xin - cho”, nhờ đó đã huy động và sử dụng tốt nguồn lực của nhà nước trong thực hiện công tác dân số.

Đảng, Nhà nước và quốc tế đã hết sức ghi nhận thành tựu này. Năm 1999, Ủy ban Quốc gia DS - KHHGĐ vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Nhà nước và Giải thưởng về Dân số do Liên Hiệp Quốc trao tặng. Những vinh dự cao quý này được ghi công đầu từ trí tuệ, sự dẫn dắt của người thầy - Vị tư lệnh ngành - Bộ trưởng, Giáo sư Mai Kỷ.

47 năm hoạt động và cống hiến, Giáo sư Mai Kỷ đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Dù ở cương vị nào, Giáo sư cũng luôn luôn vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp cho sự phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Giáo sư đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất và Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.

Lời cảm ơn

Ban Tổ chức Lễ tang và Gia đình Giáo sư Mai Kỷ trân trọng cảm ơn: Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Trân trọng cảm ơn: Văn phòng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Y tế; Các Ban, Bộ, Ngành, đoàn thể Trung ương; Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Định và huyện Hoài Nhơn; Tổng cục Dân số - KHHGĐ; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; các đồng chí lão thành cách mạng và gia đình; các tổ chức quốc tế; các tổ chức xã hội; các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, cùng họ hàng nội, ngoại, đồng chí, đồng đội, bạn bè thân hữu gần xa, bà con khối phố, láng giềng và quê hương… đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Giáo Sư Mai Kỷ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Trong lúc tang gia bối rối có gì khiếm khuyết, Ban tổ chức Lễ tang và Gia đình rất mong được lượng thứ!

Trân trọng

Ban Tổ chức Lễ tang và Gia đình

Báo GĐ&XH

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại Thanh Hóa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp, các ngành địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho Nhân dân, từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng.

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

8 điều cha mẹ cần biết về tinh hoàn ẩn ở trẻ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở bé trai với tỷ lệ 3-4% khi sinh, tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi...

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Top