Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hàng trăm lao động Việt đang bị giam tại các nhà tù Angola?

Thứ hai, 11:30 12/08/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Báo GĐ&XH ngày 7/8 và 9/8/2013 đăng tải các bài viết phản ánh việc tại xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) hàng chục lao động tan giấc mộng vàng khi sang Angola làm việc vì tin vào “cò”.

Hàng trăm lao động Việt đang bị giam tại các nhà tù Angola? 1

Sau gần 1 năm ở miền đất hứa Angola, anh Quyền trở về tay trắng và tàn phế. Ảnh: TG.

Sau khi báo đăng tải thông tin, nhiều lao động khác ở Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục phản ánh về tòa soạn cho biết, đang rơi vào hoàn cảnh bi đát tương tự: Vợ mất chồng hoặc chồng lâm vào tù tội nơi xa xứ với món nợ chồng chất chưa biết khi nào trả hết.

Ngày về trên xe lăn

Theo lời kể của anh Nguyễn Văn Quyền (SN 1982, trú tại xóm Đại Đồng 1, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An), nghe theo những lời đường mật của người môi giới xuất khẩu lao động, tháng 11/2011 anh Quyền đã đăng ký đi Angola với chi phí 7.000 USD. Sau khi làm các thủ tục, anh Quyền được đưa lên máy bay sang Angola làm việc. Ngay từ khi đặt chân đến nơi làm việc, nhìn cảnh công trường ngổn ngang, những căn lều tạm bợ, anh Quyền đã lờ mờ cảm nhận mình đã bị lừa. Theo đó, tất cả những công nhân sang đây làm việc, ăn ngủ đều ở trong lán trại tồi tàn, môi trường bẩn thỉu, ô nhiễm trầm trọng, đêm về muỗi nhiều kinh khủng. Bởi vậy, hầu hết lao động Việt Nam đều bị sốt rét. Bản thân anh Quyền đã phải đi truyền dịch tới 6 lần, mỗi lần mất khoảng 250 USD. “Khi đến công trường, nhìn cuộc sống tạm bợ của người dân sở tại, tôi đã tự hỏi làm gì đây để có tiền? Lúc đó, tôi đã lờ mờ cảm nhận rằng mình đã bị lừa và quả thật những tháng ngày ở bên đó thực sự là nỗi kinh hoàng, ám ảnh”, anh Quyền ngậm ngùi nói.

Kể về cái ngày bị tai nạn dẫn đến bị liệt nửa người, anh Quyền nhớ lại: “Cuối năm 2012, trong lúc đang trèo lên cánh cổng để chuẩn bị thi công xây dựng hàng rào thì tôi bị điện giật khiến toàn thân bị bỏng nặng. Sau hai ngày cấp cứu tại bệnh viện ở Luanda (Angola), chi phí lên tới 18.000 USD. Rất may số tiền này đã được thanh toán nhờ vào tấm lòng của cộng đồng người Việt Nam tại Angola trợ giúp. Do không có tiền nên mọi người đã chuyển tôi vào điều trị tại một bệnh viện từ thiện của nước sở tại. Sau một thời gian ngắn điều trị, tôi được đưa về nước với tình trạng tiều tụy, liệt nửa người”.

Bà Phạm Thị Nhung, mẹ anh Quyền nghẹn ngào nhớ lại, khi đến sân bay, đã ứa nước mắt vì con thân hình tiều tụy, tàn phế. Dù tiền bạc vay mượn cho con đi xuất khẩu chưa trả hết, nhưng để cứu con bà Nhung đã phải mang sổ đỏ đi thế chấp tài sản tại ngân hàng, bán cả con trâu để có tiền lo cho con nằm điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia. “Đưa được con về, cứu nó sống là cái may mắn nhất của gia đình rồi”, bà Nhung ngậm ngùi.

Cò chỉ điểm để… cướp

Hiện Nghệ An có khoảng 2.735 lao động đang làm việc tại Angola, số lao động này tập trung chủ yếu tại một số khu vực như xã Nam Cát (huyện Nam Đàn), xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên). Theo đó, nhiều gia đình có cả con trai, con rể và bố mẹ cùng sang Anggola để mở nhà xưởng, cửa hàng kinh doanh buôn bán đã trở thành những ông chủ, bà chủ giàu có. Đây chính là “sức hút” khiến cho nhiều lao động hiện nay đã không ngần ngại đánh đổi cả tính mạng mình bằng con đường lao động “chui” để tìm kiếm cơ hội đổi đời. “Hiện chúng tôi đã có công văn khuyến cáo rộng rãi đến người dân đi lao động tại Angola qua các tổ chức hay cá nhân đều là bất hợp pháp”, ông Nguyễn Đăng Dương cho biết.

Anh Lê Văn Hùng (trú tại xóm 4, xã Kim Liên, Nam Đàn) cho biết, sau khi nộp 8.000 USD cho  một “cò” ở Vinh, tháng 4/2012, anh cùng một số người bạn nữa đã bay sang Angola làm việc. Theo lời của người môi giới thì sang đó anh sẽ được lái xe tải với mức lương 1.000 USD/tháng. Vậy nhưng, tại Angola, hàng ngày anh Hùng phải đẩy xe rùa ở công trường xây dựng.

Anh Hùng cho biết, nỗi ám ảnh những người lao động “chui” là nạn cướp bóc diễn ra như cơm bữa. Theo lời anh Hùng, không hiểu sao cứ đến ngày lĩnh lương là bị cướp xông vào lăm le dí súng yêu cầu phải nộp tiền cho chúng. Tình trạng này diễn ra đều đặn, khiến những lao động này sinh nghi, tiến hành tìm hiểu và phát hiện đấy là một chiêu của “cò” nhằm thu phí chuyển tiền. Anh Hùng kể: “Sau một thời gian tìm hiểu bọn em mới hiểu ra “cò” chính là thủ phạm chỉ điểm cho cướp. Vì thế mỗi lần nhận lương là tụi em phải mất phí nhờ “cò” chuyển tiền về cho gia đình. Cứ gửi 1.000 USD mất 150 USD cho “cò’, xót lắm! Nhưng cầm tiền không an toàn, tự mình đi gửi tiền cũng có thể bị cướp giật trên đường nên dù biết chiêu thức của “cò” cũng phải chấp nhận”.

Không may mắn như các lao động khác, Chu Văn Toản (trú ở xóm 5, xã Hưng Mỹ, huyện Nam Đàn) đã phải bỏ mạng nơi “xứ người”. Trong nỗi đau tột cùng, chị Thảo (vợ nạn nhân Toản) kể trong nước mắt: “Để đi xuất khẩu lao động ở Angola, tháng 12/2011, vợ chồng tôi đã phải vay mượn họ hàng số tiền 5.500 USD. Sang đó mấy tháng, anh Toản điện về cho biết khí hậu bên đó rất khắc nghiệt, ngày nóng như đổ lửa, đêm rét cắt da cắt thịt nên anh và nhiều người khác bị sốt rét, ốm đau triền miên. Đầu tháng 12/2012, chồng tôi điện về cho biết không thể trụ được nên đã thu xếp hành lý để chuẩn bị về Việt Nam.Vài ngày sau tôi nhận được tin chồng đã bị cướp sát hại”. 

Theo ông Nguyễn Đăng Dương, Trưởng phòng Lao động - việc làm- tiền lương (Sở LĐ,TB&XH Nghệ An), điều khiến lao động Việt ở Angola phải bỏ cuộc tháo chạy đó là hiện nay nhu cầu xây dựng cơ bản ngày càng ít đi, việc làm không có trong khi người lao động lại quá nhiều. Cùng với đó là khí hậu khắc nghiệt bệnh sốt rét hành hạ, nạn cướp bóc, quỵt lương và người lao động thường xuyên phải chạy trốn khi bị cảnh sát sở tại kiểm tra...

Trong khi chúng tôi đang thực hiện tuyến bài này thì bất ngờ nhận được bức thư mà một lao động “chui” tại Angola gửi đến. Người này cho biết mình là Hoàng Văn Hiệp (quê Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang cư trú tại Luanda – Angola. Theo anh Hiệp, cảnh sát sở tại đã tiến hành siết chặt công tác quản lý người nước ngoài. Họ đã tiến hành các cuộc vây bắt, truy quét nhằm xoá bỏ người cư trú bất hợp pháp. Từ đầu tháng 4/2013 đến 9/4/2013 đã có hơn 250 người Việt bị bắt giam tại các nhà tù của Angola. Nếu muốn được tự do thì phải bỏ ra một số tiền chuộc từ 3.000USD đến 6.000USD.

Về phản ánh của anh Hiệp, chúng tôi đang xác minh tại các đơn vị, cá nhân liên quan và sẽ thông tin trong các số báo tiếp theo.
 
Hồ Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 9 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 9 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?

Giáo dục - 11 giờ trước

Mức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Top