Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’

Thứ ba, 18:01 11/02/2025 | Y tế

Bé gái chào đời khi mới 25 tuần thai, nặng 550 gram. Đây là em bé sinh non nhẹ cân nhất tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An được chăm sóc và điều trị thành công.

Sinh ra với nhiều thiệt thòi so với những trẻ bình thường, bé Hến chỉ nặng 550 gram, phải đấu tranh giành giật sự sống với "tử thần" ngay từ những giây phút đầu đời. Hành trình 100 ngày đầu đời đầy thử thách của bé đã viết thêm điều kỳ diệu cho cuộc sống này.

"Cuộc đua" đến "vạch xuất phát" của bé Hến

Trong căn nhà nằm sâu nơi ngõ nhỏ của đường Trần Hưng Đạo (phường Quang Trung, TP Vinh, Nghệ An ), khuôn mặt chị Nguyễn Thị Hoa (44 tuổi), mẹ bé Hến không giấu được sự xúc động khi nhắc đến thời gian mình vừa trải qua.

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’- Ảnh 1.

Được bế con gái ấm áp trong vòng tay đối với chị Nguyễn Thị Hoa vẫn như một giấc mơ.

"Cháu mới từ bệnh viện về nhà chưa đầy một tháng, cứ như một phép màu. Tôi đã lớn tuổi, nhập viện có dấu hiệu sinh non khi thai còn ít tuần tuổi nên gia đình đã chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất, bác sĩ cũng nói 99% là khó giữ được em bé", chị Hoa mở đầu câu chuyện.

Bé Hến là con gái thứ 4, được đặt tên theo nghề bán bún hến của bố mẹ. Trước khi có bé Hến, chị Hoa đã sinh bé gái thứ 3 được 15 tháng.

Người mẹ trải qua 3 lần sinh nở mà không hề nhận biết bất kỳ dấu hiệu mang thai nào suốt hơn 4 tháng. Tháng 9/2024, thấy mệt mỏi và bụng đau âm ỉ, chị Hoa đến phòng khám gần nhà để kiểm tra. Kết quả khiến chị vô cùng bất ngờ khi bác sĩ thông báo rằng chị đang mang thai ở tuần thứ 24.

Chỉ 3 ngày sau, chị Hoa có dấu hiệu sinh non và được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An . Trong suốt 4 ngày, chị chịu đựng cơn đau liên tục nhưng ối vẫn không vỡ.

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’- Ảnh 2.

Nhờ sự kỳ diệu của y học hiện đại và sự chăm sóc kịp thời của các y bác sĩ, bé Hến vượt qua khó khăn và mỉm cười đón mùa xuân đầu tiên của cuộc đời.

"2h ngày 27/9/2024, tôi vỡ ối ồ ạt nhưng thai đang ở ngôi ngược, chân bé ra trước, được các bác sĩ đẩy vào phòng sinh. Em bé được chuyển đến Khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh. Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng nghe bác sĩ nói tỉ lệ sống của bé chỉ có 1%, tôi chết lặng", chị Hoa kể.

Bé sinh ở tuần thứ 25, nhỏ xíu, vừa vặn bế gọn trong tay, cân nặng chỉ vỏn vẹn 550 gram. Các bác sĩ cho biết, chưa từng gặp trường hợp nào nhẹ cân và ít tuần như bé Hến. "Các bác sĩ động viên gia đình sẽ cố gắng hết sức để cứu sống bé, nhưng không hứa trước được điều gì. Nếu bé vượt qua được 10 ngày đầu tiên thì mới có hy vọng. Vì vậy, tôi và chồng cứ đếm từng ngày, đến khi qua được 10 ngày, rồi 15 ngày, rồi 20 ngày... mỗi mốc thời gian trôi qua là có thêm hy vọng", chị Hoa nhớ lại.

Sau hơn 20 ngày được các y bác sĩ chăm sóc bé đã dần bình phục. Chị Hoa được chuyển đến khu vực hồi sức tích cực làm quen dần với con qua cửa kính.

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’- Ảnh 3.

Bé Hến trải qua 100 ngày sinh tử khi sinh non, nhẹ cân nhất được Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cứu sống. (Ảnh: BVCC)

"Cách một cửa kính, thấy từng sợi tóc, mạch máu của con vì chỉ nặng 550 gam, nằm lọt thỏm trong lồng kính với đủ loại ống dẫn, lòng tôi đau như cắt. Con không thể nhỏ thế này được, làm sao bế con, chăm con, tôi chạy đến một góc ngồi sụp xuống khóc. Nếu không có y bác sĩ động viên ngay lúc đó, không biết điều gì xảy ra với mình", chị Hoa rơi nước mắt kể.

Hằng ngày chị Hoa được các bác sĩ động viên, đưa đến nhìn con nhiều hơn cho đến khi ra khỏi lồng ấp để thực hiện ấp kangaroo.

Mọi nỗ lực đã được bù đắp, sau gần 3 tháng "chiến đấu" giành sự sống, bé nặng 2,1kg (tương đương cân nặng của trẻ được nuôi dưỡng trong bụng mẹ đến khi chào đời) và tiếp tục đồng hành cùng gia đình.

Những người mẹ đầu tiên

Công việc chăm sóc trẻ sơ sinh rất vất vả, nhưng đối với trẻ sinh non , điều này còn khó khăn gấp nhiều lần. Vì trẻ sinh non rất yếu và không thể có phản xạ khi có bất thường, công việc chăm sóc của y bác sĩ khó khăn gấp hàng chục lần.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, Khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, đối với trẻ sinh cực non, các cơ quan chưa phát triển đầy đủ, đối diện với nhiều nguy cơ nghiêm trọng như ngạt, suy hô hấp, xuất huyết não và phổi, hoại tử ruột, rối loạn chuyển hóa, tan máu vàng da… và nguy cơ tử vong có thể lên tới 99%.

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’- Ảnh 4.

Bác sĩ Huyền chia sẻ niềm vui khi cùng đồng nghiệp cứu sống trẻ sinh non cân nặng chỉ 550g.

Trẻ được nằm lồng ấp, hỗ trợ thông khí bằng máy thở, đặt longline (catheter tĩnh mạch trung tâm một nòng), đặt đường nuôi dưỡng qua tĩnh mạch rốn, duy trì thuốc vận mạch. Các bác sĩ cũng điều trị kết hợp các bệnh lý vàng da và bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Mỗi ngày, trẻ được theo dõi sát sao, kiểm tra các thông số sức khỏe ba giờ một lần.

Dù được theo dõi chặt chẽ cùng với sự hỗ trợ tối đa về trang thiết bị y tế, nhưng cũng có những thời điểm các bác sĩ tưởng chừng như đã mất bé khi bệnh nhi xuất hiện tình trạng tím tái, nguy kịch. Mỗi ngày trôi qua, nhờ vào nỗ lực không ngừng của đội ngũ y bác sĩ và bản năng sinh tồn mạnh mẽ, các thông số sức khỏe của bé dần ổn định, cân nặng tăng lên, các cơ quan trong cơ thể dần hoàn thiện chức năng.

Cũng theo Bác sĩ Huyền, bé Hến là trường hợp đặc biệt sinh non tháng có cân nặng nhẹ nhất được bệnh viện cứu sống.

Suốt quá trình sản phụ nhập viện cho đến khi sinh, luôn được theo dõi chặt chẽ nhờ sự phối hợp của Khoa Sản và Khoa Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh. Bé chào đời khi mới 25 tuần tuổi, nặng chỉ 550g và ngay sau khi sinh không thở, không khóc, không có phản xạ. Bé được đặt nội khí quản và chuyển lên Khoa Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh để tiếp tục điều trị.

Hành trình 100 ngày của bác sĩ Sản Nhi đưa bé gái sinh non đến ‘vạch xuất phát’- Ảnh 5.

Bé Hến khi được xuất viện, về với gia đình thân yêu (Ảnh: BVCC)

"Khi tiếp nhận bệnh nhi, chúng tôi rất áp lực và lo lắng. Đứng trước sinh mệnh của trẻ còn quá non yếu và sự gửi gắm, tin tưởng của gia đình, mọi người quyết tâm phải dốc hết tâm sức", bác sĩ Huyền nói.

Nhiều nhân viên y tế thường nói vui rằng, thời gian chăm sóc trẻ sinh non tại bệnh viện đôi khi còn dài hơn việc chăm con của chính mình.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tú Anh, Khoa Hồi sức Cấp cứu Sơ sinh chia sẻ, làm việc 5 năm trong khoa đặc thù này và quen với những ca bệnh khó khăn. "Bé Hến là trường hợp sinh non và nhẹ cân nhất tôi chăm sóc và điều trị. Mọi người ai cũng lo lắng và áp lực", bác sĩ Nguyễn Thị Tú Anh kể.

"Với bệnh lý phổi mãn tính do sinh non, trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở trong thời gian dài. Sau khi đánh giá tình trạng sức khỏe và các cơ quan hô hấp của bé, các bác sĩ bắt đầu tập cai máy thở. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng ban đầu không tốt, bé tím tái, khó thở, buộc phải tiếp tục thở máy. Đến ngày 8/12/2024, bé đã cai được máy thở và chuyển sang thở oxy. Sau 15 ngày, bé có thể tự thở và bắt đầu tập bú. Cả khoa thở phào nhẹ nhõm khi chắc chắn bé đã an toàn", bác sĩ Nguyễn Thị Tú Anh kể.

Ngày 6/1 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng với bệnh nhi khi bác sĩ quyết định cho bé xuất viện sau khi đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe. Các cơ quan nội tạng của bé đã phát triển toàn diện, sức khỏe ổn định. Bé được kiểm tra thính lực cũng như sàng lọc bệnh võng mạc trước khi xuất viện.

Việc cứu sống một trẻ sinh non chỉ nặng 550g được đánh giá là một kỳ tích của đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền, vì bé sinh cực non nên vẫn đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là các vấn đề hô hấp. Do đó, khi bé xuất viện, các bác sĩ tư vấn gia đình rất kỹ về môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và khuyến cáo đưa bé đến bệnh viện tái khám 2-3 tuần/lần.

Theo những "người mẹ" đầu tiên này, công việc vốn rất vất vả, nhưng niềm hạnh phúc lớn nhất là khi được chứng kiến các bé khỏe mạnh xuất viện, trở về nhà trong vòng tay của người thân, với nụ cười chào các y bác sĩ.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nuốt 27 cục nam châm, bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều chỗ

Nuốt 27 cục nam châm, bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều chỗ

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bé gái 2 tuổi bị thủng đường tiêu hóa nhiều vị trí do nuốt 27 cục nam châm đã được bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cấp cứu thành công.

Người đàn ông 34 tuổi nguy kịch vì bão giáp trạng, xuất hiện biểu hiện mà nhiều người Việt thường hay bỏ qua

Người đàn ông 34 tuổi nguy kịch vì bão giáp trạng, xuất hiện biểu hiện mà nhiều người Việt thường hay bỏ qua

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân 34 tuổi cảm thấy khó thở, đau ngực nên đã nhập viện cấp cứu và được chuẩn đoán bị cơn bão giáp trạng.

Người đàn ông 51 tuổi da vàng như nghệ thừa nhận sai lầm trong điều trị viêm gan B

Người đàn ông 51 tuổi da vàng như nghệ thừa nhận sai lầm trong điều trị viêm gan B

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc suy gan cấp, xơ gan, viêm gan B mạn tính, hôn mê gan độ 2 và có nguy cơ tiến triển nhanh lên độ 3-4 do tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan B.

Nam thanh niên 18 tuổi vỡ đại tràng, trực tràng do bị bạn dùng vòi hơi xịt vào hậu môn

Nam thanh niên 18 tuổi vỡ đại tràng, trực tràng do bị bạn dùng vòi hơi xịt vào hậu môn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Nam thanh niên 18 tuổi bị bạn làm cùng đùa nghịch dùng máy xịt hơi dí vào hậu môn dẫn đến vỡ đại tràng, trực tràng.

Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan, gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Cô gái 29 tuổi ở Hà Nội mù vĩnh viễn do tiêm filler tại nhà

Cô gái 29 tuổi ở Hà Nội mù vĩnh viễn do tiêm filler tại nhà

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau khi được người quen (không phải bác sĩ) tiêm filler làm đẹp tại nhà, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội, mờ mắt và nhanh chóng mất thị lực.

Trẻ phải đi cấp cứu với cẳng chân hoại tử do người lớn làm việc này  khi chữa gãy xương cho con

Trẻ phải đi cấp cứu với cẳng chân hoại tử do người lớn làm việc này khi chữa gãy xương cho con

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Trẻ được đưa đến viện trong tình trạng mệt mỏi, vết thương gãy hở xương cẳng chân có nhiều dị vật kèm dịch mủ hôi sau khi người nhà đắp thuốc nam chữa gãy xương.

Người phụ nữ ở Hà Nội mắc ung thư vú cả 2 bên cùng lúc, thừa nhận bỏ qua dấu hiệu này

Người phụ nữ ở Hà Nội mắc ung thư vú cả 2 bên cùng lúc, thừa nhận bỏ qua dấu hiệu này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, ung thư vú cùng lúc ở cả hai bên là một dạng bệnh lý vô cùng hiếm, chỉ chiếm khoảng 0,2% trong tổng số các ca ung thư vú.

Thường xuyên ho khan, nuốt nghẹn, người đàn ông 53 tuổi được phát hiện ung thư

Thường xuyên ho khan, nuốt nghẹn, người đàn ông 53 tuổi được phát hiện ung thư

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp thể tủy. Đây là bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 1-2% tổng số ung thư tuyến giáp.

Bé gái 14 tuổi mắc đa polyp buồng tử cung hiếm gặp, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu con gái có các dấu hiệu này

Bé gái 14 tuổi mắc đa polyp buồng tử cung hiếm gặp, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu con gái có các dấu hiệu này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi 14 tuổi đến bệnh viện thăm khám và được phát hiện mắc đa polyp buồng tử cung, đây là trường hợp hiếm gặp.

Top