Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình nhiều "nước mắt" về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối

Chủ nhật, 17:47 22/11/2020 | Xã hội

“Có hôm về gần bản rồi mà đường trơn, em bị ngã xe đổ hết cơm, xách mấy hộp rỗng lấm bùn đất vào lớp, nhìn học trò đang chờ cô, em không kìm nổi và òa khóc khiến các con khóc theo”, cô Trang nhớ lại.

Vượt gần 5km lấy cơm trưa cho trẻ

Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tôi đã có dịp về xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) thăm cô trò Trường Mầm non xã Lâm Hóa.

Có đến tận nơi mới thực sự thấu hiểu được những sự khó khăn, vất vả của những thầy, cô đang hàng ngày bám bản, dạy dỗ và lan tỏa những yêu thương đối với học trò dân tộc nơi xã miền núi xa xôi của tỉnh Quảng Bình.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 1.

Cứ đến giờ trưa, các cô giáo cắm bản lại vượt đường xa về trung tâm, lấy cơm cho học sinh của mình.

Trường Mầm non xã Lâm Hóa hiện có 4 điểm trường với 120 em học sinh, đặc biệt 3 điểm trường nằm ở các bản Kè, Cáo và Chuối hết sức khó khăn, học sinh đều là con em đồng bào Mã Liềng, thuộc dân tộc Chứt.

Cái đói, cái nghèo đeo bám bản làng là vậy, nhưng con chữ vẫn được ươm mầm bởi có những giáo viên cắm bản luôn nặng lòng, tâm huyết với nghề, yêu thương con trẻ.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 2.

Ngày 2 lần, các cô giáo tại Lâm Hóa đều phải về điểm trường trung tâm để chở cơm trưa và bữa ăn phụ cho học trò.

Tại Lâm Hóa, học sinh mầm non ở các điểm đều ăn bán trú, một bữa chính và một bữa phụ. Thế nhưng điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, các điểm trường lẻ không thể tự nấu ăn cho trẻ, bởi vậy cơm trưa, cháo chiều đều phải vận chuyển từ điểm trường chính. Mỗi điểm trường lẻ có 2 giáo viên cắm bản, các cô cứ chia nhau, ngày 2 lần xuôi về trung tâm để lấy cơm và bữa ăn chiều cho học trò.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 3.

Cô giáo Đinh Thị Thanh Xoa đang cố gắng buộc chặt hộp đựng cơm bởi con đường về bản gập ghềnh khó đi, dễ bị đổ.

Cô Trần Thị Huyền Trang, giáo viên cắm bản tại bản Chuối đã có 8 năm gắn bó với những đứa trẻ người Mã Liềng. Suốt hành trình đó, cô Trang đã trải qua rất nhiều kỷ niệm, niềm vui và cả nỗi buồn, không biết bao nhiêu lần cô giáo này phải bật khóc trên con đường đi lấy cơm cho trẻ.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 4.

Cô giáo cắm bản tại bản Chuối, xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình chuẩn bị bữa trưa cho học sinh.

Từ  bản Chuối về trường trung tâm gần 5km, cứ đến 10h trưa, cô Trang trên chiếc xe máy của mình lại xuôi về trung tâm chở cơm, đầu giờ chiều cô lại tiếp tục đi lấy bữa phụ cho các cháu. Ngày nắng ráo đã vất vả, đến ngày mưa gió thì gian nan không kể xiết. Đường trơn, bùn lầy, nhiều lần cả cô giáo và xe ngã nhào xuống, toàn bộ cơm đổ hết.

"Có hôm mưa, về đến gần bản rồi mà đường trơn quá, em bị ngã xe đổ hết cơm và canh của các cháu, người còn bị thương. Xách những hộp rỗng còn lấm bùn đất vào lớp, nhìn học trò đang chờ cô về, em đã không kìm nổi nước mắt, òa khóc ngay tại lớp khiến các con cũng khóc theo", cô Trang xúc động nhớ lại.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 5.

Cô Trần Thị Huyền Trang, giáo viên cắm bản tại bản Chuối đã có 8 năm gắn bó với những đứa trẻ người Mã Liềng. Suốt hành trình đó, cô Trang đã trải qua rất nhiều kỷ niệm, niềm vui và cả nỗi buồn, không biết bao nhiêu lần cô giáo này đã bật khóc trên con đường đi lấy cơm cho trẻ.

Cũng như cô Trang, mỗi khi nhắc đến những tai nạn trên hành trình đưa cơm về bản, cô Trần Thị Dương, giáo viên tại bản Kè, xã Lâm Hóa lại sụt sùi, buồn tủi. Con đường từ bản Kè về trung tâm cũng hơn 5km, đường vòng vèo, trơn trượt, lại còn phải đi qua cầu treo chênh vênh, việc bị ngã xe với các cô giáo như cơm bữa.

Tất cả vì học trò của mình, các cô giáo lại càng cố gắng hơn để vượt qua. Như cô Dương tâm sự, điều sợ nhất không phải ngã xe, chấn thương, mà là học trò không còn cơm để ăn. Có hôm cô giáo đưa cơm về dọc đường thì bị đổ, ở trung tâm cũng không nấu kịp, thế là cô phải lặn lội đi mua mì tôm nấu cho các cháu.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 6.

Đường về bản Kè vòng vèo, trơn trượt, lại còn phải đi qua cầu treo chênh vênh, việc bị ngã xe với các cô giáo như cơm bữa.

"Yêu nghề, mến trẻ nên chúng tôi phải cố gắng vượt qua mọi khó khăn, lúc nào cũng muốn đưa cơm đến cho cháu thật an toàn. Các cô thường bảo nhau nếu không đi được thì đẩy bộ, lâu một tý, vất vả mấy cũng được, miễn sao bữa trưa, bữa chiều của cháu được đầy đủ", cô Dương tâm sự.

Muốn đủ lớp phải gõ cửa từng nhà!

Bên cạnh việc đưa cơm phục vụ học sinh bán trú, công tác giảng dạy, nuôi dưỡng ước mơ cho thế hệ tương lai của các cô giáo mầm non tại xã Lâm Hóa cũng gặp muôn vàn khó khăn khác.

Với đặc thù là điểm trường nằm ở các bản làng dân tộc, suy nghĩ, ý thức về việc học tập cho con cái của đồng bào còn rất nhiều hạn chế. Bởi vậy muốn trẻ đến trường, các cô giáo phải đến từng nhà vận động phụ huynh, đưa các em về lớp.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 7.

Phía sau những gian nan, vất vả của cô giáo bản là bữa cơm đầy đủ dinh dưỡng, no đủ của cô, cậu học trò người Mã Liềng.

Nhiều phụ huynh đến nay vẫn bỏ mặc việc con có đi học hay không, họ không chịu đưa trẻ đến trường. Vận động không được, các cô giáo cắm bản tại Lâm Hóa vì thương học trò, đã cố gắng dậy từ sáng sớm, thay phiên nhau vào gõ cửa từng nhà sàn, đón trẻ ra trường, dạy dỗ, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho các cháu, hết ngày lại dẫn học trò về trở lại nhà.

Trao đổi với Dân trí, cô giáo Cao Thị Ánh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Lâm Hóa cũng cho hay: "Các cháu mầm non ở Lâm Hóa rất thích đi học bởi đến lớp được các cô cho ăn cơm no, được uống sữa, ăn bánh, chứ ở nhà thì chẳng có, nhiều lúc còn bị đói. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, các cô giáo đều phải nỗ lực và bám bản, bám dân, chăm lo cho học trò".

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 8.

Mỗi ngày, các cô giáo mầm non tại Lâm Hóa đều cố gắng dậy từ sáng sớm, thay phiên nhau đến tận nhà đón trẻ lên lớp dạy dỗ, chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho các cháu, hết ngày lại dẫn học trò về trở lại nhà.

Cũng theo cô Ánh, ngoài nhiệm vụ chuyên môn hằng ngày, các cô giáo tại Trường Mầm non Lâm Hóa còn thường xuyên vận động, kết nối với các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội thực hiện các chuyến thiện nguyện về điểm trường để giúp đỡ các cháu có cuộc sống no đủ hơn.

Hành trình nhiều nước mắt về bữa cơm bán trú của trẻ bản Kè, Cáo và Chuối - Ảnh 9.

Với những giáo viên nơi đây, thấy học trò sống vui tươi, khỏe mạnh học tập mỗi ngày là món quà ý nghĩa nhất trong ngày 20/11.

Ngày 20/11 này, với giáo viên cắm bản tại Lâm Hóa, sẽ vẫn không hoa cũng chẳng quà. Thế nhưng với cố giáo bản, được nhìn thấy những nụ cười của học trò, thấy các em được sống vui tươi, khỏe mạnh học tập mỗi ngày chính là món quà ý nghĩa nhất.

Theo Dân Trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Một phó hiệu trưởng bị chém xuất phát từ ghen tuông

Một phó hiệu trưởng bị chém xuất phát từ ghen tuông

Pháp luật - 5 phút trước

Sau khi được các giáo viên can ngăn, Trần Duy Tâm đến công an đầu thú và khai nhận hành vi cố ý gây thương tích xuất phát từ việc ghen tuông.

Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người

Vụ nổ lò hơi làm 6 người chết ở Đồng Nai: Tạm giữ khẩn cấp giám đốc, hoãn xuất cảnh 7 người

Pháp luật - 51 phút trước

Đó là thông tin mới nhất liên quan vụ nổ lò hơi ở huyện Vĩnh Cửu làm 6 người chết, 5 người bị thương được thượng tá Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thông tin tại hội nghị giao ban kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2024 của tỉnh Đồng Nai vào sáng 4-5.

Khởi tố vụ án trộm két sắt nhà phó bí thư thị trấn

Khởi tố vụ án trộm két sắt nhà phó bí thư thị trấn

Pháp luật - 1 giờ trước

Nguyễn Chí Thiện cùng Danh Nhỏ đã đột nhập vào nhà phó bí thư thị trấn trộm két sắt rồi lấy tiền mua xe và điện thoại.

Công ty Agri - Vina nuôi lợn công nghệ cao tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Công ty Agri - Vina nuôi lợn công nghệ cao tiếp tục gây ô nhiễm môi trường

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Từng bị xử phạt 95 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường trang trại lợn của Công ty CP đầu tư nông nghiệp Agri - Vina tiếp tục bị phản ánh bốc mùi hôi thối, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Lật thuyền đánh cá, vợ chồng ngư dân Nam Định thiệt mạng

Lật thuyền đánh cá, vợ chồng ngư dân Nam Định thiệt mạng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể vợ chồng ngư dân Nam Định không may gặp nạn vì lật thuyền đánh cá.

Thông tin mới nhất vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao nước

Thông tin mới nhất vụ phát hiện thi thể đôi nam nữ dưới ao nước

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo cơ quan công an, quá trình khám nghiệm tử thi không phát hiện có dấu vết do ngoại lực tác động. Kết quả giải phẫu xác định nguyên nhân chết nghi do ngạt nước.

Lịch cắt điện Hải Dương ngày mai (5/5/204): Khu vực dân cư nào nằm trong diện không có điện để dùng?

Lịch cắt điện Hải Dương ngày mai (5/5/204): Khu vực dân cư nào nằm trong diện không có điện để dùng?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, ngày mai (5/5) một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, huyện Tứ Kỳ,…

Hà Nội: Tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn trong đêm

Hà Nội: Tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn trong đêm

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thông tin từ UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) xác nhận sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn trong ngày 3/5. UBND huyện đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, đánh giá tác động.

Bắc Giang: Màn kịch giả danh 'lãnh đạo' của nhóm người lừa chạy án

Bắc Giang: Màn kịch giả danh 'lãnh đạo' của nhóm người lừa chạy án

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Chỉ là những người "bình thường" nhưng các đối tượng đã "nổ" là cựu lãnh đạo, có nhiều mối quan hệ với các "sếp lớn" nhằm tạo niềm tin để chiếm đoạt hàng tỷ đồng của bị hại.

Xót xa bé gái 3 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa trong đêm nhờ người nuôi giúp

Xót xa bé gái 3 tháng tuổi bị bỏ rơi trước cổng chùa trong đêm nhờ người nuôi giúp

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Nội dung tờ giấy viết: "Do hoàn cảnh khó khăn, bản thân không thể nuôi dưỡng cháu. Mong các mạnh thường quân nuôi cháu thành người tốt. Cháu gái sinh 20/2/2024".

Top