Hành trình tìm bố vợ của "Ma làng"
Giadinh.net - Khi yêu nhau được khoảng 4 tháng, tôi mới hỏi thăm về bố mẹ cô ấy để định đến thăm hai cụ thì cô ấy khóc oà lên bảo: “Em không có bố!” - "Ma làng" Quang Lâm chia sẻ.
Từ một diễn viên giỏi, tiềm năng của Nhà hát Kịch Việt Nam, Quang Lâm trở nên nổi danh với nghề... điện thay vì điện ảnh. Rồi từ một anh thợ điện lành nghề, anh lại xuất hiện ấn tượng trong một bộ phim đoạt giải “Cánh diều Vàng”. Thế nhưng ngoài những câu chuyện thú vị về nghề, người ta vẫn truyền nhau một giai thoại độc đáo về cuộc hành trình đi tìm bố cho... vợ của “con ma làng” Quang Lâm.
Học điện ảnh, nổi danh trong làng... cơ điện
- Cơ duyên nào đã đưa anh đến với môn nghệ thuật thứ 7?
- Sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp Cơ điện, tôi về làm việc ở Nhà máy cơ khí Hà Nội. Lúc ấy, với bản tính sôi nổi, tôi rất hăng hái tham gia các hoạt động Đoàn, Đội. Tôi thường xuyên làm các tiểu phẩm để diễn cho trẻ con xem dù thực ra lúc đó tôi chưa hể biết tiểu phẩm là gì?
Lúc ấy NSND Mạnh Linh, Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam, xem các tiểu phẩm của tôi mới bảo: “Tao thấy mày được đấy. Nhà hát kịch người ta đang tuyển diễn viên, nộp đơn đi”. Tôi cũng thấy hay hay nên nộp đơn dự tuyển. Không ngờ lại đỗ cao nhất. Khi đi học lớp diễn viên thì ba mẹ tôi nhất quyết không cho vì “hay ho gì cái nghề xướng ca vô loài”. Thế rồi tôi cũng học xong 3 năm và lấy vợ vào năm 1992.
- Bố mẹ thì đã cấm rồi, thế vợ anh có ủng hộ anh theo nghề diễn không?
- Không. Vợ tôi rất không thích tôi đi đóng phim, đóng kịch. Hồi còn yêu nhau, cô ấy đến xem tôi diễn vở tốt nghiệp và bỏ về giữa chừng. Đơn giản chỉ vì tôi đóng một vai... điếm đực trong vở “Một lần đi bụi”. Một tên chủ thầu xây dựng bỉ ổi cặp hết với cô con gái đến bà mẹ để tìm đường đến với các hợp đồng trong tay ông bố. Tên này lại ở cùng như vợ chồng với một ả ca ve, người đưa ông bố vào tròng. Phim có khá nhiều cảnh nóng nên vợ tôi không ưng cho tôi đóng. Về sau cô ấy kiên quyết không cho tôi làm nghề vì quá ghen.
|
Quang Lâm trong "Ma làng". |
- Nghe nói anh học diễn viên để rồi trở thành... thợ điện nổi tiếng?
- Không được vợ cho làm diễn viên thì tôi quay về làm cơ điện. Vốn dĩ mình học về nghệ thuật, ít nhiều cũng hiểu thế nào là cái đẹp nên những hệ thống điện tôi làm bao giờ cũng rất hợp lý và đẹp mắt. Lúc ấy có thể nói tôi đã nổi đình nổi đám trong làng... điện chứ không phải... điện ảnh.
Nhiều lúc nhìn bạn bè đồng môn xuất hiện trên truyền hình tôi cũng thấy chạnh lòng. Từ ngày lấy nhau cho tới gần 15 năm sau, vợ chồng tôi không một lần vào rạp. Tôi làm điện liên tục trong 10 năm cho đến năm 2002 thì bị vỡ nợ do mình tham quá, nhận những công trình lớn quá, vượt khả năng nên xảy ra sự cố, phải đền bù rất nhiều tiền. Của cải trong nhà đội nón đi hết. Từ ấy tôi ở nhà phụ vợ bán bánh đa cua.
- Nhưng rồi mấy năm trở lại đây, khán giả vẫn thấy anh xuất hiện trên màn ảnh nhỏ?
- Tuy bận rộn bán hàng giúp vợ nhưng tôi vẫn luôn canh cánh bên lòng một nỗi nhớ nghề và không muốn cứ ở nhà rửa bát mãi. Năm 2004, tôi quyết định đi làm điện trở lại dù vợ tôi không đồng ý. Công trình đầu tiên tôi nhận trở lại là thi công toàn bộ đường ống nước cho toà nhà 7 tầng của một công ty với tổng diện tích lên hơn 2.000m2. Đã lâu lắm rồi tôi không được làm nghề nên tôi làm như một thằng điên. Sau mấy năm trời ở nhà giúp vợ tôi lại có cái cảm giác sáng sáng dậy sớm, chuẩn bị đồ nghề, mặc quần áo công nhân, đội mũ bảo hiểm và đến công trình làm việc như một người thợ thực thụ.
Khi tôi làm xong công trình đó, đạo diễn Hoàng Lâm là con thầy Hoàng Sự làm bộ phim “Chuyện tỉnh lẻ” 24 tập cùng đạo diễn Đỗ Chí Hướng bỗng gọi tôi đi tham gia một chút cho đỡ “vật”.
Cuối năm 2004 thì anh Trần Quốc Trọng, người đóng vai Xuân “tóc đỏ” nổi tiếng ngày trước, mời đóng một vai chính thứ rất dài trong bộ phim “Một lần đi bụi”. Bộ phim này sau đoạt giải “Cánh diều Vàng” và Giải Vàng liên hoan truyền hình năm 2004. Sau thành công đó, tôi cảm thấy tôi yêu nghề diễn quá và không xa nó được nữa.
- Anh trở thành một con “ma làng” như thế nào?
- Năm 2005, được anh Trần Quốc Trọng giới thiệu với đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, tôi bắt đầu đi làm bộ phim 19 tập “Ma làng”. Lần đầu tiên tôi đi làm phim xa nhà, ăn ở cùng đoàn phim ở Lương Sơn, Hoà Bình hàng tháng trời, anh em diễn viên sống cùng nhau vui quá, thân thiết đến mức chẳng muốn về.
Đây là một trong những vai diễn thành công nhất của tôi. Thời điểm này tôi vừa hoàn thành vai diễn trong “Gió làng Kình” và đang tham gia một vài bộ phim hài để chiếu trong dịp Tết. Hy vọng, sang năm mới, sẽ có được nhiều vai diễn hay hơn đóng góp cho điện ảnh nước nhà.
Vợ từng tự tử vì nỗi đau không có bố
- Anh có thể chia sẻ một chút về câu chuyện của vợ mình?
- Khi yêu nhau được khoảng 4 tháng, tôi mới hỏi thăm về bố mẹ cô ấy để định đến thăm hai cụ thì cô ấy khóc oà lên bảo: “Em không có bố!”. Tôi gặng hỏi mãi mới biết rằng cả tuổi thơ, vợ tôi bị ám ảnh và vô cùng đau khổ, tủi thân vì không có bố. Thậm chí có thời gian còn không được bố đẻ thừa nhận.
Do một lý do nào đó, bố mẹ cô ấy li dị khi đã có với nhau 2 người con, một trai, một gái. Ông cụ bỏ vào Nam, còn bà cụ ở lại Hà Nội nuôi hai con nhỏ. Thi thoảng, trong những chuyến áp tải hàng ra Hà Nội, ông cụ lại ghé qua thăm. Bỏ nhau rồi nhưng khó quên nhau lắm. Một thời là vợ chồng, đến khi chia tay, dù xa mấy vẫn nhớ hơi nhau.
Thế mới có chuyện, hai vợ chồng bỏ nhau rồi nhưng vợ vẫn có bầu. Ông cụ không tin đó là con mình nhưng đến khi sinh ra lại thấy nó giống mình quá. Thế là nửa tin nửa ngờ. Đứa trẻ ấy, chính là vợ tôi bây giờ. Những năm đi học, vợ tôi luôn bị bạn bè xa lánh vì không có bố như những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
![]() |
- Đấy đã là đỉnh điểm của nỗi ám ảnh để anh phải cất công đi tìm bố cho vợ mình chưa?
- Còn nhiều chuyện đau lòng hơn chứ. Lấy nhau được một thời gian, có lần vợ tôi cãi mẹ tôi chuyện gì đó. Mẹ tôi bảo con không có bố thì giáo dục mấy cũng chỉ đến thế thôi. Tình cờ vợ tôi nghe thấy câu nói đó. Hôm sau cô ấy bỏ về nhà mẹ đẻ và quyên sinh bằng thuốc ngủ. Nghe tin em mình phải đi cấp cứu vì tự tử, anh vợ tôi chẳng biết đầu cua tai nheo ra sao, vác ngay dao đến để... hỏi tội bố mẹ tôi.
Sau sự việc đó, bố mẹ tôi nhất quyết không cho vợ tôi trở về. Cô ấy đành phải ở tạm lại nhà mẹ đẻ. Sau một thời gian đợi cho mọi chuyện lắng xuống, tôi mới bàn với bà mẹ vợ đưa cô ấy về nhà tôi xin lỗi và xin trở lại nhà chồng.
- Hình như ngay từ thời gian yêu nhau, anh chị đã gặp rất nhiều trắc trở từ phía gia đình?
- Khi tôi về xin bố mẹ cưới vợ thì bố mẹ tôi kiên quyết không đồng ý vì ngoài không có bố ra, vợ tôi còn có một cái nốt ruồi thịt giữa trán mà theo các cụ thì trông rất... “hãm”(!?).
Ngay như việc nhà cô ấy ở phố Hàm Tử Quan cũng làm bố mẹ tôi không bằng lòng vì cho rằng khu đấy gần bờ sông nên trẻ con rất hư. Các cụ cứ lấy hết lý do này lý do kia để trì hoãn. Tôi bảo, nếu bố mẹ không đồng ý thì chúng con sẽ tự đi đăng ký kết hôn rồi làm một mâm cơm thông báo với mọi người là xong. Thế nhưng bố mẹ tôi cũng không chịu và đem giấu biệt cả sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân của tôi đi. Cuối cùng tôi giả vờ thông báo là cô ấy đã có bầu gần 4 tháng rồi. Ngày ấy mà chửa trước thì kinh khủng lắm. Thế nên xấu hổ một tí nhưng cuối cùng cũng thành công.
Hành trình tìm bố cho... vợ
- Anh nảy ra ý định đi tìm bố cho vợ từ khi nào?
- Đầu năm 2004, tôi vào Đà Nẵng, làm điện nước cho một công trình trong đó. Thế là nảy ra ý định đi tìm bố cho vợ để xem thử “tông” của vợ mình thế nào. Nhưng để tìm được ông cụ bây giờ thì vô cùng khó. Trong vòng mười mấy năm, ông cụ chuyển nhà đến mấy mươi lần.
Theo thông tin của một người bạn hay qua lại chỗ ông cụ ở Đà Nẵng thì ông cụ sau khi về hưu chuyên đi bán kem ở các cổng trường tiểu học. Tên họ ông cụ đầy đủ là Tưởng Nhược, nhưng lũ trẻ con thường gọi chệch thành Tướng Nhược. Tôi đi tìm qua rất nhiều các cổng trường tiểu học nhưng cũng không thấy. Cũng có người biết ông cụ nhưng lâu rồi chẳng gặp và chẳng biết cụ đi đâu về đâu.
Cứ thế, cả tháng trời, đi gần khắp Đà Nẵng tìm người mà chính mình cũng không biết mặt. Nhiều khi nản quá định bỏ cuộc nhưng thương vợ lại nghĩ: “Chẳng nhẽ cái thành phố rộng hơn 1 giờ đi xe này mà phải bó tay sao?”.
|
Diễn viên Quang Lâm trong một cảnh quay. |
- Cuối cùng bằng cách nào anh tìm được nhạc phụ của mình?
- Tìm theo nhà chẳng được, tôi chuyển hướng tìm đến cơ quan cũ của ông cụ. Cơ quan đó trước là Tổng Công ty Điện máy Miền Trung. Nhưng khi tôi đi tìm thì biết rằng tên công ty đó giờ không còn nữa.
Cuối cùng tôi nhờ đến cơ quan công an với suy nghĩ ông có chuyển nhà thì công an người ta vẫn quản lý hộ khẩu. Khi tôi hỏi thì anh Trưởng công an phường ở địa phương đó mới cho tôi biết Công ty Điện máy Miền Trung giờ đã đổi thành Công ty Điện máy DeHan.
Thế nhưng cũng chẳng ai biết. Toàn là người trẻ tuổi, làm sao biết ông cụ đã gần 80? May sao bà giám đốc DeHan lại tiếp tôi và nhận là có biết ông cụ. Tôi chẳng những tìm thấy tên ông cụ trong danh sách cán bộ hưu trí ở công ty mà còn được chính bà giám đốc tốt bụng nhờ một người quen đưa đến tận nhà ông bố vợ mình. Thế nhưng tôi lại muốn tự mình tìm đến để xem ông cụ là người thế nào nên tôi đã xin địa chỉ nhà của cụ.
Một ngôi nhà nhỏ ở vùng xâm thực Hoà Liên, Hoà Vang, sát chân đèo Hải Vân. Vùng đó lạ lắm, nước thỉnh thoảng lại tràn vào cánh đồng cao 1 - 2 mét... Mấy tiếng sau lại rút nên nước sinh hoạt rất là thiếu thốn. Tôi chưa vào nhà ngay mà cứ lân la ở mấy quán xá hỏi chuyện thì thấy mọi người khen ông cụ hiền lành, tốt bụng, ai cũng giúp đỡ và sống rất chân tình. Nhà ông cụ có cái giếng rất sâu nhưng nước luôn chỉ được một gang tay, phải múc bằng ca. Ai cũng có thể đến gánh nước nhà cụ về, trong khi một nhà có giếng khác trong làng thì họ bán.
- Khoảnh khắc “đối mặt” lần đầu tiên với “nhạc phụ đại nhân”?
- Khi gặp ông cụ, tôi cũng chẳng dám nói là con rể, chỉ nói là cháu bác Thanh (tức mẹ vợ tôi) ngoài Hà Nội vào chơi. Ông cụ đã lấy vợ mới nhưng lấy rất muộn nên giờ đã hơn 80 tuổi mà cô con gái út mới vừa 18 tuổi. Ông cứ nhất định giữ tôi ở lại ăn cơm để đêm ngủ nói chuyện Hà Nội cho ông nghe.
Ông cụ bảo lâu quá không đựơc ra Hà Nội, giờ lại cao tuổi rồi nên không thể đi xa được nữa. Rồi ông cụ nhờ người đi gọi vợ con ở ngoài đồng về để nấu cơm nước mời khách. Cũng không định khơi chuyện ngày xưa nhưng chính ông cụ lại kể, như một thói quen của người già là nhắc lại quá khứ: “Đối với bà Thanh thì chúng tôi đã ly dị nhau. Bà ấy cặp kè với tay bảo vệ nên khi tôi chuyển cả gia đình vào miền Nam, bà ấy không chịu được đã tự động chuyển ra Bắc và lôi theo tất cả các con. Đối với vợ con ngoài Hà Nội, tôi không có lỗi với ai trừ con bé con tên Hiền vì tôi sinh nó ra mà chẳng nuôi nó được một ngày nào”.
Lúc ấy tôi xúc động quá nên đành thưa thật: “Cháu chính là chồng của con bé con đây”. Nói ra xong lại bối rối, không biết nên gọi ông cụ thế nào, gọi sao cũng không ổn. Dù sao ông cụ cũng là người có công sinh thành ra vợ mình nhưng lại không phải là người có con gái gả cho mình. Tôi còn đang rụt rè chưa biết xử lý thế nào thì ông cụ bảo: “Nếu cháu cảm thấy bác còn xứng đáng cho cháu gọi là cha vợ, thì cháu cứ gọi bác là cha”.
Thế là tôi nhận cha và gọi điện ngay cho vợ để báo tin: “Em ơi, anh tìm được bố rồi”. Hôm đó, tôi xin phép ra về, không ngủ lại với ngổn ngang những nỗi niềm suy nghĩ. Tôi ra về trong sự đưa tiễn của cả gia đình, họ hàng, thậm chí cả bà mẹ vợ gần trăm tuổi của bố vợ tôi.
- Và đây là lần đầu tiên vợ anh có bố sau nhiều năm trời luôn sống trong cảnh tủi phận không cha?
- Vâng! Thời gian sau tôi ra Bắc, làm nốt một phần công trình rồi đưa vợ con vào Sài Gòn, đón gia đình người chị gái về Đà Nẵng thăm ông cụ. Một cuộc đoàn tụ đầy nước mắt. Tôi bàn với vợ mở một quỹ nhỏ mang tên “Quỹ cha mẹ” để góp chút tiền phụng dưỡng cha mẹ hai bên.
Năm 2005, miền Trung bão lụt, hai vợ chồng tôi cũng gửi vào biếu cụ mấy triệu để lợp lại cái nhà tốc mái. Ông cụ cũng thương hai vợ chồng tôi lắm. Sau sự kiện đó, vợ tôi dường như yêu tôi hơn và các vai diễn của tôi cũng được cô ấy ủng hộ hơn”.
Nguyễn Thắng

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt
Xem - nghe - đọc - 15 phút trước"Mẹ biển" kể về làng quê yên bình bỗng chốc tan hoang sau một cơn bão. Người ra đi hay người ở lại đều chịu những tổn thương sâu sắc.

Mono phá vỡ hình tượng
Xem - nghe - đọc - 2 giờ trướcKhông đặt trọng tâm vào hình ảnh trẻ trung hay giai điệu sôi nổi, "Ôm em thật lâu" xây dựng như bộ phim ngắn, khai thác chủ đề tình yêu, ký ức và sự mất mát. Đây là bước chuyển mình của Mono khi thể hiện chiều sâu nội tâm trong âm nhạc lẫn hình ảnh.

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con
Thế giới showbiz - 2 giờ trướcGĐXH - NSƯT Đăng Thuật là nghệ sĩ quê Hà Tĩnh nổi bật với giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian. Ngoài thành công trong sự nghiệp, đời thực, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ con.

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi
Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trướcVới sức ảnh hưởng lớn, sao Việt luôn được các thương hiệu săn đón mời làm hình ảnh đại diện với thù lao ngất ngưởng có người thu về tiền tỷ nhưng cũng dễ nhận quả đắng nếu không thận trọng.

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?
Giải trí - 6 giờ trướcGĐXH - Với trường hợp Thùy Tiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, điều tra chứng minh những người cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - "Cánh đồng hoang" - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải trí - 18 giờ trướcGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất
Thế giới showbiz - 18 giờ trướcSili Mee - Hoa hậu Du lịch Myanmar - qua đời trong động đất ở Mandalay có phong cách sống cân bằng và trái tim hướng thiện.

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười
Giải trí - 20 giờ trướcBên cạnh các kỹ năng về thuyết trình, catwalk, ứng xử, vũ đạo, Top 41 Hoa hậu Việt Nam 2024 còn được rèn luyện về phong thái, từ cách ngồi, đứng, cách cười chuẩn hoa hậu.

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Ngọc Anh - học trò của cố NSND Tường Vi, đang là thí sinh nhỏ tuổi nhất gây được chú ý tại Hoa hậu Việt Nam 2024.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên
Giải tríGĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.