Hành trình tìm lại hy vọng cho cô bé có gương mặt dị dạng
Sẽ luôn có một cơ hội nếu chúng ta đủ quyết tâm và không từ bỏ niềm hy vọng. Hành trình tìm lại gương mặt mới cho bé Tôn Nữ Hoàng Dung gần đây đã lay động và kết nối hàng triệu trái tim. Rất nhiều tấm lòng tốt đã cùng chung tay giúp đỡ bé trải qua ca phẫu thuật tại Singapore.

Hoàng Dung và mẹ Thùy Linh trước đây
KHÁT KHAO TÌM GƯƠNG MẶT MỚI CHO CON
Tôn Nữ Hoàng Dung là cô bé đến từ Quảng Bình, không may mắn khi vừa sinh ra đã mang dị tật hiếm gặp ở xương sọ, làm ảnh hưởng đến cả ngoại hình và thị lực. Phần não tràn ra vùng mũi, khiến mắt bị đẩy xuống và lồi ra ngoài. Mắt trái hoạt động bình thường, trong khi mắt phải bị đục giác mạc. Bên cạnh đó, việc thiếu da mí mắt và sụn đỡ bên trong cũng khiến mắt em thường xuyên bị khô. Nhưng điều làm nhiều người cảm động hơn cả đó chính là chia sẻ đầy nghị lực của chị: "Tôi đã rất sốc, nhưng tôi hiểu rõ rằng mình sẽ phải yêu thương con nhiều hơn vì biết chắc tương lai của con sẽ không được êm đẹp như những đứa trẻ bình thường khác".
Là một cô bé thông minh và lém lỉnh, nhưng Hoàng Dung không thể đi học vì những đứa trẻ khác khi nhìn thấy em đều hoảng sợ và khóc. Em lủi thủi tự chơi một mình ở nhà và luôn hỏi mẹ những câu ngô nghê đến rơi nước mắt: "Mẹ ơi khi nào con được đi học?", "Mẹ ơi sao các bạn không chơi với con?". Ước mơ duy nhất của chị Thùy Linh là con gái sẽ trở nên khỏe mạnh và có ngoại hình dễ nhìn hơn, có thể đến trường, kết bạn và tương lai sẽ tươi sáng hơn.
Bằng ý chí và tình thương vô bờ, chị Thùy Linh đã ôm con đi từ Bắc vào Nam nhằm tìm kiếm cơ hội. Năm hai tuổi, với số tiền vợ chồng chị Linh tích góp và vay mượn, Hoàng Dung đã trải qua một ca phẫu thuật tại bệnh viện trong nước để loại bỏ lượng mỡ tích tụ ở phía trước đầu với kích thước bằng một quả bưởi. Tuy nhiên, phức tạp hơn là phần mắt, nếu không được can thiệp sớm, em có khả năng bị mất đi thị giác vĩnh viễn. Vì nguy cơ biến chứng quá cao, các bác sĩ trong nước đã không thể làm gì hơn cho em.

Bé Hoàng Dung và mẹ trong lần gặp bác sĩ Keith Goh tại tp HCM vào cuối tháng 6 vừa qua.
GẶP GỠ NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG
Và rồi niềm hy vọng đã đến nhờ rất nhiều những tấm lòng tốt bụng, hết mình hỗ trợ cho hai mẹ con chị Linh. Được người quen giúp đỡ, chị Linh tìm kiếm thông tin và sự hỗ trợ trên mạng xã hội. Nhờ thế, gia đình biết được rằng có rất nhiều trẻ em bị não úng thủy hay các tình trạng về não nghiêm trọng khác tại Việt Nam, được đưa sang Singapore điều trị với một bác sĩ về thần kinh giỏi. Do chi phí điều trị cần có là quá lớn so với thu nhập ít ỏi của gia đình, những tấm lòng đẹp, các mạnh thường quân và tổ chức thiện nguyện trong nước và quốc tế đã chung tay ủng hộ để giúp chị và bé Hoàng Dung sang Singapore điều trị. Sự hỗ trợ cả về tài chính lẫn tinh thần từ những tấm lòng vàng đã mang lại một cơ hội mới cho Hoàng Dung và tiếp thêm niềm tin cho gia đình trong những ngày lưu trú tại nơi đất khách.
Đồng hành cùng Hoàng Dung sang Singapore, các nhà hảo tâm đã hỗ trợ gia đình nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ Keith Goh – bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh nổi tiếng tại bệnh viện Mount Elizabeth. Đã từng bị từ chối nhiều lần, nên trước khi gặp bác sĩ chị Thùy Linh vẫn rất lo sợ rằng ông cũng sẽ không tiếp nhận chữa trị cho bé. Tuy nhiên, bác sĩ Keith Goh cùng đội ngũ y tế tại bệnh viện Mount Elizabeth đã đồng ý tiếp nhận và cố gắng hết sức để cải thiện tình trạng của Hoàng Dung với ca phẫu thuật nhằm tái cấu trúc phần xương sọ và tái tạo gương mặt. Tuy rủi ro của ca phẫu thuật rất cao, Bác sĩ Keith Goh cho biết "Nếu không được điều trị, phần não thoát vị ở vùng sọ trước sẽ dần thế chỗ cho nhãn cầu và mũi, làm biến dạng gương mặt. Trong trường hợp này, bé có thể mất đi thị lực và gương mặt sẽ còn biến dạng hơn nữa".
SỰ LẠC QUAN HỒI SINH TỪ CA PHẪU THẬT TẠI SINGAPORE
Ca phẫu thuật kéo dài từ 11h50 đến 23h15 cùng ngày, đã giúp loại bỏ các mô bất thường đã phát triển xung quanh phần não thoát vị, điều chỉnh và tái cấu trúc xương sọ, tái tạo mí mắt. Chỉ vài tuần sau ca phẫu thuật, Hoàng Dung đã phục hồi khá nhanh và được xuất viện trở về Việt Nam. 6 tháng sau ca phẫu thuật kéo dài 11 tiếng, em khỏe mạnh và vui vẻ hơn, mắt đã có thể nhắm lại một phần và vẻ ngoài cũng được cải thiện. "Những năm tới đây, cô bé sẽ phải trải qua một số ca phẫu thuật khác tập trung vào vùng mắt, để mắt không còn bị khô và gây thêm khó chịu cho bé. Thứ tự ưu tiên sẽ là tái tạo lại mí mắt và xương vùng mắt. Bé sẽ cần kiểm tra thường xuyên về thị lực và tình trạng của mắt, sự phát triển của khuôn mặt cũng như sự phát triển bình thường của não bộ", bác sĩ Keith Goh nói.

Bác sĩ Keith Goh và gia đình bé Hoàng Dung sau cuộc phẫu thuật
Bác sĩ Noel Yeo, CEO của bệnh viện Mount Elizabeth đã chia sẻ "Lần đầu khi nhìn thấy Hoàng Dung, chúng tôi tin rằng cô bé xứng đáng có một cơ hội thứ hai và một tương lai tươi sáng. Đó cũng là lý do chúng tôi, bác sĩ Keith Goh và đội ngũ nhân viên tại bệnh viện mong muốn có thể góp sức để tạo nên điều kỳ diệu cho Hoàng Dung". Bên cạnh sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân, các tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước, bệnh viện cũng đã tạo điều kiện để Hoàng Dung và gia đình cảm thấy thoải mái nhất để vượt qua giai đoạn khó khăn.
Nhắn gửi đến các gia đình có hoàn cảnh tương tự, chị Linh chia sẻ "Hãy luôn dành tình yêu thương nhiều nhất đến con của mình, chỉ cần bạn có quyết tâm mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn phía trước thì sẽ luôn có rất nhiều người tốt đang sẵn sàng giúp đỡ bạn hết mình".
PV

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa
Sống khỏe - 4 giờ trướcDứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 21 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.