Hé lộ nguyên nhân không ngờ khiến vương triều của nữ hoàng Ai Cập Cleopatra sụp đổ
Nghiên cứu mới đây tìm ra nguyên nhân khiến đất nước Ai Cập cổ đại sụp đổ có thể là do biến đổi khí hậu và núi lửa phun trào.
Nghiên cứu này khiến nhiều người bất ngờ vì "thủ phạm" khiến đất nước Ai Cập cổ đại sụp đổ hóa ra lại xuất phát từ những "căng thẳng xã hội", hệ lụy đáng sợ từ núi lửa phun trào và biến đổi khí hậu.
Điều này cho thấy biến đổi khí hậu có ảnh hưởng ghê gớm và tác động rất lớn đến đời sống và xã hội loài người từ rất lâu đời.

Joseph Manning, tác giả chính của báo cáo chuyên sâu về sự sụp đổ của "xứ sở kim tự tháp" tại Đại học Yale (Mỹ) đã tuyên bố rằng, những thảm họa thiên nhiên liên tiếp chính là nguyên nhân gây ra tình trạng bất ổn lớn trong xã hội Ai Cập cổ đại.
Nghiên cứu này đã cho thấy một bức tranh mới về nền văn minh cổ đại Ai Cập, nơi từng xảy ra hạn hán và thảm họa thiên nhiên liên miên. Chính những biến động này gây ra tình trạng căng thẳng về nền kinh tế và nảy sinh các xung đột trong xã hội Ai Cập cổ đại lúc bấy giờ.
Joseph cho biết: "Người Ai Cập cổ đại hầu hết đều tận dụng lượng phù sa màu mỡ ở hai bên bờ sông Nile để canh tác, do đó họ phụ thuộc rất nhiều vào mùa nước lũ dâng cao thường mỗi năm một lần của con sông Nile.
Hoạt động mạnh mẽ của núi lửa trong khu vực đã làm suy giảm mực nước lũ của sông Nile, gây ra nhiều khó khăn trong việc đảm bảo lương thực đầy đủ cho người dân. Việc canh tác nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến căng thẳng xã hội, gây ra tình trạng bất ổn và kéo theo nhiều hậu quả chính trị và kinh tế khác".
Núi lửa tác động mạnh mẽ, vương triều Cleopatra sụp đổ
Cụ thể, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy, thiếu thốn lương thực đã gây ra tình trạng rối loạn kinh tế và chính trị, có thể là hệ quả đẩy Ai Cập cổ đại đến bước đường sụp đổ.
Căn cứ vào những tài liệu ghi chép thời điểm phun trào núi lửa trong quá khứ và đối chiếu với tài liệu mô tả về sự bất ổn của xã hội Ai Cập, cùng với lịch sử mực nước sông Nile thời cổ đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra một vụ phun trào phun trào núi lửa khủng khiếp vào năm 44 trước công nguyên.
Hệ quả của vụ phun trào đã làm ảnh hưởng đến sự hình thành gió mùa ở châu Phi và làm suy giảm lượng mưa.
Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến Vương quốc Ptolemaic (Ai Cập) do nữ hoàng tài sắc Cleopatra lãnh đạo, suy yếu và "diệt vong".

Đối với một quốc gia chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, việc suy giảm nguồn phù sa màu mỡ do nước lũ sụt giảm đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Bên cạnh đó, hạn hán kéo dài, nạn đói hoành hành cũng gây ra tình trạng bất ổn nghiêm trọng trong kinh tế và chính trị ở Ai Cập cổ đại.
Ngoài ra, hạn hán kéo dài còn ảnh hưởng đến khả năng mở rộng bờ cõi và phòng thủ của vương quốc Ai Cập cổ đại.

Jenifer Marlon, đồng tác giả của nghiên cứu do Trinity College Dublin thực hiện, cho biết: "Khoa học và lịch sử rất hiếm khi có những bằng chứng mạnh mạnh mẽ và chi tiết đến vậy, làm sáng tỏ cách xã hội phản ứng trước các cú sốc về biến đổi khí hậu trong quá khứ".
Tiến sĩ Francis Ludlow, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Để hiểu đầy đủ và toàn diện về bất ổn xã hội do những áp lực môi trường gây ra thì bối cảnh lịch sử chính là chìa khóa.
Bên cạnh đó, áp lực từ mức thuế cao và những căng thẳng sắc tộc vào thời điểm mất mùa do hạn gán kéo dài cũng có thể là nguyên nhân xảy ra những cuộc nổi dậy".
Nhiều vụ phun trào núi lửa xảy ra hàng năng nhưng chúng không ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu như một số sự vụ gần đây.
Francis nhận định, sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ phải trải qua một vụ phun trào núi lửa "khổng lồ" và đó có thể là một chuỗi phun trào "domino". Chúng có thể làm cho tình trạng hạn hán thêm trầm trọng ở những khu vực nhạy cảm trên thế giới.
Các phát hiện mới chỉ ra rằng, khoảng 70% mùa màng trên thế giới đều phụ thuộc vào mùa mưa. Do đó, các nhà nghiên cứu coi đây như là một lời ảnh báo về "thảm họa" tương tự đáng sợ có thể xảy ra ở những khu vực đang phụ thuộc phần lớn vào lượng mưa để trồng trọt.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nhóm chuyên gia sẽ tiến hành phân tích sâu hơn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các hoạt động thất thường của núi lửa đã làm tê liệt nền văn minh hàng đầu thế giới như Ai Cập cổ đại.
Nghiên cứu này có thể làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu có tác động và ảnh hưởng khủng khiếp và làm thay đổi rõ rệt đến xã hội thời xa xưa như thế nào.
Theo Nguyễn Hằng
Soha/Trí Thức Trẻ

Giả thuyết gây tranh cãi của NASA: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không phải là nền văn minh tiên tiến đầu tiên trên Trái Đất?
Chuyện đó đây - 3 giờ trướcGiả thuyết Silurian, ra đời từ một bài báo khoa học năm 2018, không nhằm khẳng định một nền văn minh đã mất, mà đặt ra một câu hỏi cốt lõi: Liệu dấu vết của một nền văn minh tiên tiến có thể tồn tại trong hồ sơ địa chất suốt hàng triệu năm hay không?

Ngôi nhà được rao bán khiến nhiều người "rùng mình" khi thấy ảnh khu vườn
Chuyện đó đây - 16 giờ trướcNgôi nhà ba phòng ngủ, được quảng cáo với phòng khách rộng rãi và khu vườn có tường bao quanh. Thế nhưng, điều gây chú ý lại là tình trạng tồi tệ của khu vườn.

Cụ ông 111 tuổi vẫn lái ô tô mỗi ngày chia sẻ bí quyết sống lâu, sống khỏe
Bốn phương - 18 giờ trướcỞ tuổi 111, ông Vincent Dransfield vẫn lái ô tô mỗi ngày, ham chạy bộ, tự nấu ăn và không cần ai hỗ trợ trong sinh hoạt, con cái chỉ cần đến thăm mỗi tuần một lần.

Nghe giọng AI tưởng cháu đang cầu cứu, bà lão đưa 70 triệu đồng cho bọn lừa đảo
Bốn phương - 20 giờ trướcBọn lừa đảo rất giỏi ứng dụng AI trong công việc; bà Lưu vay mượn khắp nơi để có 70 triệu đồng đưa chúng chỉ vì mắc lừa AI, tưởng cháu mình đang gặp rắc rối lớn.

Ép nhân viên chụp ảnh khỏa thân khi không đạt KPI, một công ty bị kiện
Bốn phương - 1 ngày trướcMột doanh nghiệp Nhật Bản gây phẫn nộ khi đưa ra hình phạt độc ác đối với những nhân viên không đạt doanh số, như ép chụp ảnh khỏa thân rồi phát tán trong công ty.

Xúc động cảnh mèo mẹ tha mèo con bị bệnh đến phòng khám thú y cầu cứu
Bốn phương - 1 ngày trướcCảnh con mèo hoang cắp con đến phòng khám thú y cầu xin bác sỹ chữa bệnh cho con mình khiến cư dân mạng xúc động mạnh.

Đang lau bàn ghế, nam thanh niên 18 tuổi nặng hơn 100kg bị gió thổi bay
Tiêu điểm - 1 ngày trướcCơn gió siêu mạnh đó chỉ kéo dài khoảng 5 phút thỏi bay thanh niên 18 tuổi nặng 102kg khiến anh lăn về phía sau một vòng rồi mới dừng lại được.

Cuộc sống 'em bé shipper' theo bố đi làm từ khi mới sinh hiện ra sao?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Phi Nhi hiện là một cô bé yêu thích vẽ tranh, trong tâm hồn em luôn tràn đầy tình yêu thương và nụ cười vẫn "chữa lành" như năm nào.

Người phụ nữ cao nhất thế giới phải mua 6 vé mỗi lần đi máy bay
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcCao tới 2,15 m khiến cô Rumeysa Gelgi luôn phải trả tiền 6 ghế mỗi khi bay và suốt hành trình còn phải nằm cáng vì không ngồi vừa ghế thông thường.

Ngôi mộ của cha đột ngột phát nổ, 3 chị em tử vong tại chỗ: Cảnh sát vào cuộc phát hiện sự thật kinh hoàng
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcKhi họ đang đốt vàng mã trước mộ cha mình, ngôi mộ đột nhiên phát nổ, giết chết cả ba người.

Ngôi mộ của cha đột ngột phát nổ, 3 chị em tử vong tại chỗ: Cảnh sát vào cuộc phát hiện sự thật kinh hoàng
Chuyện đó đâyKhi họ đang đốt vàng mã trước mộ cha mình, ngôi mộ đột nhiên phát nổ, giết chết cả ba người.