Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiệp hội Ung thư Mỹ: 5 cách phòng ngừa ung thư gan ai cũng nên làm ngay

Chủ nhật, 08:00 31/12/2017 | Sống khỏe

Các loại vắc xin ngừa nhiễm HBV được đưa ra thị trường từ những năm 1980. Trung tâm kiể soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, tất cả trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ nên được tiêm vacxin này để giảm nguy cơ viêm gan và phòng ngừa ung thư gan.

1. Phòng ngừa các bệnh viêm gan

Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của ung thư gan là nhiễm trùng mãn tính với các loại siêu vi viêm gan loại B (HBV) và siêu vi viêm gan C (HCV). Các loại virus này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua việc dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn.

Các loại vắc xin ngừa nhiễm HBV được đưa ra thị trường từ những năm 1980. Trung tâm kiể soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, tất cả trẻ em cũng như người lớn có nguy cơ nên được tiêm vacxin này để giảm nguy cơ viêm gan và phòng ngừa ung thư gan.

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa HCV. Để phòng ngừa nhiễm HCV cũng như HBV, mọi người nên có kiến thức hiểu biết về các con đường lây nhiễm của virus gây bệnh như: dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn và lây nhiễm từ mẹ sang con.

Truyền máu cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm gan. Những người có nguy cơ nhiễm HBV và HCV nên tầm soát và kiểm tra sớm nhằm theo dõi, điều trị bệnh kịp thời.


Siêu vi viêm gan loại B (HBV)

Siêu vi viêm gan loại B (HBV)

Theo CDC, bạn có nguy cơ mắc viêm gan nếu:

- Quan hệ tình dục với người bị bệnh

- Có nhiều bạn tình

- Mắc 1 bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới

- Nghiện ma túy

- Sống chung với một người bị nhiễm HBV

- Đi du lịch đến quốc gia có nhiều người viễm HBV

-Phơi nhiễm máu trong quá trình làm việc

- Bệnh nhân bị thẩm phân máu lâu dài

- Trẻ được sinh ra từ người mẹ nhiễm HBV có nguy cơ mắc bệnh rất cao

CDC khuyến cáo những đối tượng dưới đây nên đi kiểm tra HCV:

- Năm sinh từ 1945 đến 1965 (hầu hết những người bị nhiễm HCV ở Hoa Kỳ sinh ra trong giai đoạn này).

- Từng nghiện ma túy (mặc dù đã cai nghiện sau nhiều năm)

- Dùng thuốc liên quan đến hiện tượng đông máu trước năm 1987

- Được truyền máu hoặc ghép nội tạng trước tháng 7/1992

- Đối tượng đang được thẩm phân máu dài hạn

- Bệnh nhân nhiễm HIV

2. Hạn chế sử dụng thuốc lá và đồ uống có cồn

Uống rượu có thể tăng nguy cơ đến xơ gan, lâu ngày có thể dẫn đến ung thư gan. Không uống rượu hoặc uống một cách chừng mặc có thể giúp ngăn ngừa ung thư gan.

Hút thuốc lá cũng gây ra những tác hại tương tự đối với gan như uống rượu. Từ bỏ thuốc lá giúp ngăn ngừa và giảm thiểu nhiều loại bệnh ung thư nguy hiểm.


(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

3. Giữ trọng lượng khỏe mạnh

Giữ trọng lượng khỏe mạnh và phòng béo phì là một trong những nguyên tắc chống ung thư gan từ xa. Theo nhiều nghiên cứu, những người thừa cân có nhiều khả năng bị bệnh gan nhiễm mỡ và triều đường – yếu tố nguy cơ có liên quan đến ung thư gan.

4. Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư

Thay đổi cách thức bảo quản một số loai ngũ cốc ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới có thể làm giảm sự tiếp xúc với các chất gây ung thư như aflatoxin. Ở nhiều nước phát triển đã đưa ra quy định về việc phòng ngừa và giám sát phơi nhiễm hóa chất này.

Hầu hết các nước phát triển cũng đưa ra quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng và cả người lao động khỏi những hóa chất gây ung thư gan. Ví dụ, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) giới hạn mức cho phép của asen trong nước uống ở Mỹ. Nhưng điều này có thể vẫn là vấn đề chưa có lối thoát ở nhiều nước trên thế giới – nơi mà asen tự nhiên phơi nhiễm trong nước uống.

5. Điều trị các bệnh tăng nguy cơ ung thư gan

Một số bệnh di truyền có thể gây xơ gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Phát hiện và điều trị sớm những căn bệnh này có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan. Chẳng hạn, những trẻ em trong gia đình bị rối loạn hemochromatosis cần được sàng lọc sớm để điều trị bệnh, phòng ngừa nguy cơ ung thư gan.

Theo Soha/Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 1 ngày trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Top