Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiểu đúng về tính an toàn của bao cao su

Thứ năm, 21:17 11/03/2021 | Dân số và phát triển

Dùng bao cao su (BCS) là biện pháp tránh thai và ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục hiệu quả.

Tuy nhiên, BCS không thể mang lại an toàn tuyệt đối 100% như nhiều người nhầm tưởng. BCS có thể bảo vệ đến gần 90%, hơn 10% còn lại vẫn có thể mang thai hoặc lây bệnh qua đường tình dục khi dùng BCS. Đó là các trường hợp sau:

Sử dụng BCS sai cách là tình trạng thường gặp nhất, BCS bị rách, thủng hoặc trượt khỏi dương vật hay âm đạo trong lúc quan hệ.

Chỉ dùng lần đầu: mỗi lần quan hệ tình dục bạn đều phải dùng BCS, dùng xong bỏ đi. Nếu quan hệ nhiều lần một lúc thì mỗi lần phải dùng 1 BCS. Có cặp đôi “yêu” đến mấy hiệp nhưng những hiệp sau lại bỏ qua không sử dụng, như vậy khả năng mang thai và mắc bệnh lây truyền tình dục rất lớn.

Nếu kích cỡ BCS không vừa vặn rất dễ bị tuột, hoặc bị hở, do vậy hiệu quả bảo vệ cũng giảm nhiều.

Điều đáng lo ngại là dù dùng BCS nhưng vẫn có thể mắc bệnh lây truyền tình dục do các bệnh như: sùi mào gà, mụn rộp sinh dục lây qua tiếp xúc da - da ở vùng da không có BCS che phủ.

Có người lại nghĩ, dùng 2 BCS lồng vào nhau thì sẽ tăng độ an toàn. Việc mang 2 BCS cùng lúc ở nam giới có thể gây ra ma sát giữa chúng và làm tăng khả năng bị rách. Nam và nữ sử dụng BCS cùng lúc có thể làm cho chúng dính lại với nhau và trượt ra khỏi vị trí.

Như vậy, dùng BCS vẫn có thể khiến bạn bị mắc sùi mào gà và một số bệnh xã hội khác. Do đó, nếu biết chắc rằng bạn tình đang có bệnh, hoặc những người mà bạn đã có nghi ngờ đang bị bệnh thì cũng không nên quan hệ tình dục, kể cả dùng BCS cũng không nên.

Đeo BCS đúng cách để đảm bảo an toàn theo nguyên tắc sử dụng, BCS phải ôm sát và có sự trơn trượt dễ dàng khi đưa vào dương vật. Điều quan trọng là bạn cần chọn đúng sản phẩm phù hợp với kích cỡ của “cậu nhỏ”. Không tái sử dụng BCS. Dùng lại BCS cũ sẽ không đảm bảo an toàn tình dục cho cả bạn lẫn bạn tình. Khi đeo BCS vào và khi tháo BCS ra cũng cần chú ý để tránh chất dịch có thể tràn ra ngoài.

Theo BS. Đinh Mạnh Trí/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

Top