Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hiếu “Mường” & kỳ tích của "kẻ trốn chạy"

Thứ hai, 16:19 31/12/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Từ vẽ bia mộ trong nghĩa trang đến bán rau, bán măng đắng ngoài chợ để có tiền đi học, tốt nghiệp loại giỏi cùng lúc hai trường Đại học về hội họa, bỏ công việc ổn định ở một tòa soạn báo...

Để lại vợ con cùng căn nhà ở Thủ đô, để trèo đèo lội suối lên ở nhà sàn với người Mường vùng đất cửa ngõ Tây Bắc - Đấy là những giai thoại mà dân văn nghệ thường đồn thổi về Hiếu “Mường” - người vừa khai trương Bảo tàng Văn hóa Mường tư nhân ở ngay dưới chân dốc Cun, đường 6 – Hòa Bình.

Từ vẽ bia mộ đến tốt nghiệp loại giỏi hai trường ĐH

Đã từng có giai thoại Hiếu “Mường” ngày xưa vì quá nghèo mà phải ra nghĩa trang tập vẽ bia mộ. Những ngày tháng gian khổ ấy có giúp anh phát triển hơn về khả năng hội họa của mình không?

- Không. Nhưng đã giúp cho tôi kiếm tiền.

Và đấy cũng chỉ là một nghề giống như những nghề bán rau, bán măng đắng ngày xưa đã giúp anh vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc sống?

- Đúng. Đó cũng chỉ là một nghề tôi đã từng sử dụng để kiếm sống. Mà những chuyện này cũng chẳng nên nhắc lại làm gì.

- Từ những củ măng đắng, ngọn rau rừng ấy, anh đã thi đỗ và theo học đồng thời hai trường Đại học Mỹ thuật lớn của Việt Nam cho đến lúc bị các thầy phát hiện ra khi đi nhận giải thưởng?

Những hiện vật trong Bảo tàng.

- Cũng là một câu chuyện vui đáng nhớ của thời sinh viên. Ngày ấy tôi thi cả hai trường Mỹ thuật Yết Kiêu, nay là trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Vì trường nào cũng cho sinh viên học cả ngày nên bắt buộc những người đỗ hai trường phải lựa chọn một để đảm bảo đủ thời gian lên giảng đường. Tôi và cậu bạn tên Lâm cùng ở trong tình trạng bị bắt phải bỏ một trường. Thế nhưng chúng tôi vẫn cứ học hai trường cùng lúc.

Thấy hai thằng nghỉ học nhiều quá, các thấy mới gọi Lâm lên hỏi. Lâm thú thật học hai trường nên bị bắt nghỉ luôn một trường. Hỏi đến tôi thì tôi rút kinh nghiệm từ Lâm nên trả lời khôn hơn. Tôi bảo, em ở tận Hòa Bình xuống đây học nên thấy việc học là vô cùng quan trọng. Mất buổi học nào là em rất tiếc buổi học ấy. Chỉ vì bất đắc dĩ em mới phải nghỉ một số buổi như vậy chứ em không muốn nghỉ một buổi nào cả. Thế là... “thoát” cho đến năm học thứ 2, khi tôi gửi tác phẩm tham gia triển lãm của Trường Mỹ thuật Yết Kiêu nhân dịp 26/3 và được giải thưởng.

Khi tôi lên nhận giải thì các thầy ở bên trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp sang dự, nhận ra tôi là học trò của các thầy. Các thầy hai trường đều bảo: “Nó là sinh viên của tôi”. Chuyện lộ nhưng rồi tôi vẫn tốt nghiệp hai trường. Năm 2000, tôi tốt nghiệp Thủ khoa khoa Công nghiệp thủy tinh, trường Mỹ thuật Yết Kiêu. Năm 2001, tôi tốt nghiệp loại giỏi khoa Lý luận và Lịch sử mỹ thuật trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp.

Bỏ vợ phố, lên rừng nằm nhà sàn một mình

- Tốt nghiệp hai trường Mỹ thuật để sau đó anh đi... làm báo?

- Từ năm 2001 đến năm 2006, tôi làm Thư ký tòa soạn cho tờ tạp chí Văn nghệ công nhân. Tham gia Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình, tôi từng mở phòng trưng bày các tác phẩm hội hoạ tại Thủ đô Hà Nội, đã tham gia trưng bày tác phẩm tại Anh, Singapore, Hồng Kông và cũng có vài đầu sách viết chung với mấy người khác. Tôi thích nghề báo, bởi nghề này được đi nhiều nơi và có cuộc sống phóng khoáng.

Nghe chuyện của anh, có người bảo Hiếu “Mường” là Hiếu... hâm, khi rời Hà Nội với một gia đình vợ con êm ấm, bỏ một công việc ổn định và có vị trí ở một tòa soạn báo để mò lên rừng xanh núi đỏ, chạy theo những đam mê... kỳ cục!

- Tôi tên đầy đủ là Vũ Đức Hiếu, gốc gác ở Vụ Bản, Nam Định, sinh ra tại Hà Nội năm 1976, nhưng lớn lên và trưởng thành trên đất Mường - Hòa Bình. Những người không biết thì bảo hâm cũng đúng. Có phải ai cũng có được những ngày lang thang khắp các bản làng của 4 mường Bi, Vang, Thàng, Động để thấy hết được những cái hay, cái lạ của văn hóa Mường đâu? Mới đầu tôi chỉ sưu tầm cho vui, bà con ai cho thì xin, ai bán thì mình mua.

Cứ gom góp thế, ai ngờ một thời gian sau, ai đến chơi nhìn từ nhà ra vườn, đâu đâu cũng gặp dấu tích của người Mường. Những lúc rỗi rãi, trà dư tửu hậu, ngồi ngắm nghía, suy nghĩ mới thấy văn hóa Mường thật phong phú, sâu sắc. Đam mê từ lúc nào cũng không hay. Nhưng cũng phải đến khi các con tôi bắt đầu đến trường, vợ tôi có một công việc ổn định, tôi mới có thể “tạm xa” tổ ấm của mình để thực hiện giấc mơ xứ Mường nơi rừng xanh núi đỏ.

- Thế anh cứ đi biền biệt như thế mà vợ anh không có “ý kiến” gì sao?

- Có ý kiến chứ! Nhưng phải bí mật. Một số anh em lên đây tìm tôi xin kinh nghiệm để... lấy vợ. Còn tôi thì cố gắng tuần một lần về Hà Nội với vợ con. Ngày khai trương Bảo tàng vừa rồi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lên thăm có nói với vợ tôi một câu: “Công lớn nhất để có được bảo tàng này không phải của Hiếu mà là của cháu”. Vợ tôi vui lắm. Và tôi biết nhờ câu nói đó tôi lại có thể... “tạm xa” nhà thêm vài năm nữa!

Thành lập Bảo tàng văn hóa Mường sống

Tái hiện không gian Mường.

- Anh có ý tưởng thành lập Bảo tàng Văn hóa Mường tư nhân từ khi nào?

- Ấy là khi tôi bỗng nhận ra rằng, trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đang sống, những nét văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Mường như tôi nói ở trên đang dần bị mai một. Từ đó, tôi chuyên tâm đi sưu tầm, gom nhặt, ghi chép và cất giữ những gì thuộc về văn hóa Mường.

Sau gần 10 năm, giờ tôi đã có hơn 1.000 hiện vật. Nếu bạn đi một vòng tham quan các phòng trưng bày của tôi, thì sẽ thấy đó là những công cụ sản xuất, săn bắn dưới ruộng, trên nương. Sản phẩm và công cụ của các nghề thủ công truyền thống như dệt, đan lát. Vật dụng, trang phục, nhạc cụ dùng trong các lễ hội, các trò chơi dân gian và hoạt động tín ngưỡng tâm linh như ma chay, mo, cưới xin. Các loại vật dụng, đồ trang sức làm bằng đồng, gốm, đá, xương... Ban đầu cũng có nhiều người cứ can ngăn, cho tôi là dở hơi vì cứ lôi về toàn những thứ “chổi cùn rế rách” nhưng tôi cứ kệ. Tôi đã đến Bảo tàng tỉnh Hoà Bình nhiều lần. Ở đó họ có rất nhiều đồ khai quật qua các niên đại, nhưng đồ dùng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày thì hầu như không được chú trọng. Tôi có nhiều đồ mà Bảo tàng Hoà Bình không có.

Với mỗi cái giỏ, cái khung dệt, từng cây nỏ, tấm khăn thổ cẩm... ở đây tôi có thể kể cho bạn cả câu chuyện dài về những ngày lang thang tìm kiếm để có được chúng. Không dưới một lần tôi bị lực lượng công an, dân phòng đứng ở quốc lộ 6, đoạn qua Mai Châu, lao tới vây bắt vì nghi tôi vận chuyển ma tuý. Nhiều kỷ niệm đáng nhớ lắm!

Bên cạnh đó, tôi còn có một thư viện với hơn nghìn đầu sách, trong đó có những quyển viết về văn hóa Mường của các học giả nổi tiếng như GS Từ Chi, nhà nghiên cứu Bùi Chỉ... nhằm giúp cho mọi người có thể hiểu tường tận, kỹ lưỡng các hiện vật của nền văn hóa Mường. Tôi cũng sưu tầm cả các nhà sàn của tạo, ậu, nõ và cả một khu vườn trồng cây thuốc của người Mường...

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng viết lưu bút khi thăm Bảo tàng văn hóa Mường.

- Nghe cái địa chỉ tổ 12, phường Thái Bình, TP Hòa Bình thì thấy rất chi là phố xá. Đâu có chút nào cái sự “bỏ phố lên rừng” như người ta vẫn nói về anh?

- Thì bạn cứ thử nhìn quanh khu Bảo tàng gần 2 ha của tôi xem! Có thấy chút phố xá nào không? hay toàn núi, rừng, suối, thác.  Tại đây, có đặt những chiếc cầu Kiều.

- Để tìm, mua và đưa được những ngôi nhà sàn đại diện cho các tầng lớp người trong xã hội Mường về khu Bảo tàng, chắc cũng không phải một việc dễ dàng?

- Đúng là chẳng dễ dàng gì. Các ngôi nhà sàn cổ, không cứ của người Mường, phần lớn đều bị giới buôn nhà sàn lên săn tìm, mua lại và bán đi nơi khác. Một số ngôi nhà cổ khác thì đã bị mục nát, hư hỏng theo thời gian. Vì thế để tìm được những ngôi nhà Mường cổ, đại diện cho các tầng lớp người trong xã hội Mường quả không dễ dàng chút nào.

Cùng với một vài người bạn có chung thú đam mê nhà sàn người Mường, tôi đã lặn lội vào các bản Mường xa xôi để đi tìm nhà sàn cổ. Cứ nghe thấy ai nói phong thanh ở đâu có là chúng tôi lại trèo đèo lội suối vào tìm, dù đó đang là nửa đêm hay thời tiết đang mưa gió. Trung bình mỗi ngôi nhà sàn trị giá khoảng vài chục triệu đồng, nhưng để đưa từ những nơi xa xôi ấy về Bảo tàng của tôi thì đúng là một thách thức lớn.

- Cái nhà sàn lang Mường Chậm anh vừa mua được là minh chứng cho câu “Quý vật tầm quý nhân”...

- Đúng là may mắn tôi mới có cơ duyên mua được ngôi nhà Tạo của lang Mường Chậm. Mường Chậm là một trong những Mường cổ của xứ Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình). Đây là ngôi nhà sàn mua lại đúng của con cháu nhà Lang. Bà cụ đã 108 tuổi, mà ngôi nhà đã có từ 4-5 đời trước. Tuổi đời của nó có lẽ phải đến 300 năm rồi! Sau khi làm cho một hậu duệ nhà Lang hiểu được mục đích lưu giữ văn hóa xứ Mường của mình, ông đã tập hợp nhóm thợ dựng nhà giỏi nhất của Mường Chậm lên giúp tôi dựng lại ngôi nhà Tạo bề thế, uy nghi, bảy gian hai chái với 14 cây cột to người lớn còn ôm không xuể...

Nhưng khi khu nhà người Mường hoàn thiện thì tôi nhận thấy, nếu chỉ để trưng bày không thế này thì đó chỉ là một xác nhà lạnh lẽo, có thể làm thỏa mắt và trí tò mò của những người khách đến xem, nhưng lại không có hơi ấm của một cuộc sống xứ Mường đích thực. Nghĩ mãi, cuối cùng tôi nảy ra sáng kiến mời 3 gia đình người Mường bản địa về ở trong khu nhà này. May mắn sao, có 3 gia đình người Mường trong Mường Chậm đã đồng ý rời sang khu nhà mới dựng của tôi.

Các nghệ nhân Mường biểu diễn âm nhạc.

- Và cũng vì thế người ta gọi Bảo tàng văn hóa Mường của anh là Bảo tàng... sống?

- Vâng. Cũng có thể nói như vậy. Bất kể người bạn hay người khách nào của tôi lên đây chơi, dù tôi có nhà hay vắng nhà, cũng được những người Mường bản xứ sống trong khu bảo tàng của tôi tiếp đón chu đáo và lo nơi ăn chốn ngủ theo đúng phong tục của người Mường bản địa. Các bạn sẽ được ngồi bên bếp lửa, ăn xôi nếp, thịt rừng nướng bằng tay và ngủ ngay trên những ngôi nhà sàn đã trăm năm tuổi.

Không kinh doanh văn hóa

- Bảo tàng của anh là một bảo tàng tư nhân, lại không thu phí vào cửa, khách đến thì tiếp đãi như người nhà. Vậy anh lấy đâu ra nguồn kinh phí để nuôi sống nó?

- Đúng là tôi không mở bảo tàng để kinh doanh văn hóa. Có thể sẽ có một tổ chức nghiên cứu văn hoá nước ngoài nào đó như Unesco đứng ra bảo trợ cho bảo tàng, vì tôi nghĩ rằng việc làm này rất tốt cho văn hoá. Những nét văn hoá đặc trưng cho các dân tộc nhờ đó sẽ được lưu giữ tốt hơn.

Ngoài ra tôi cũng có một quán cà phê nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình, mang tên Vũ Gia Sử Quán, mở được hơn năm nay. Đây là phần đất của bố mẹ tôi. Quán cũng có nhà sàn, suối nước và đặc biệt có một hầm rượu hoa quả với đủ loại rượu mận, mơ, ổi, thanh long, dâu, dứa... do tự tay tôi ngâm ủ, chế biến lên đến hàng nghìn lít. Lúc nào có thời gian, các bạn cứ ghé qua, tôi sẽ mời nếm rượu cho đến lúc... say mèm thì thôi!

- Xin cảm ơn anh!

Nguyễn Thắng

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt

NSƯT Kim Tuyến bật mí về vai diễn đầy nước mắt

Xem - nghe - đọc - 15 phút trước

"Mẹ biển" kể về làng quê yên bình bỗng chốc tan hoang sau một cơn bão. Người ra đi hay người ở lại đều chịu những tổn thương sâu sắc.

Mono phá vỡ hình tượng

Mono phá vỡ hình tượng

Xem - nghe - đọc - 2 giờ trước

Không đặt trọng tâm vào hình ảnh trẻ trung hay giai điệu sôi nổi, "Ôm em thật lâu" xây dựng như bộ phim ngắn, khai thác chủ đề tình yêu, ký ức và sự mất mát. Đây là bước chuyển mình của Mono khi thể hiện chiều sâu nội tâm trong âm nhạc lẫn hình ảnh.

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con

Nam NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian có đời thực bình yên bên vợ con

Thế giới showbiz - 2 giờ trước

GĐXH - NSƯT Đăng Thuật là nghệ sĩ quê Hà Tĩnh nổi bật với giọng ca hiếm trong làng nhạc dân gian. Ngoài thành công trong sự nghiệp, đời thực, anh có cuộc sống viên mãn bên vợ con.

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi

Sao Việt làm đại sứ thương hiệu kiếm tiền tỷ nhưng cũng dễ huỷ hoại tên tuổi

Câu chuyện văn hóa - 5 giờ trước

Với sức ảnh hưởng lớn, sao Việt luôn được các thương hiệu săn đón mời làm hình ảnh đại diện với thù lao ngất ngưởng có người thu về tiền tỷ nhưng cũng dễ nhận quả đắng nếu không thận trọng.

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?

Sau khi bị cấm xuất cảnh, Thùy Tiên có thể bị xử phạt thế nào?

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Với trường hợp Thùy Tiên, theo luật sư Đặng Văn Cường, điều tra chứng minh những người cùng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm

Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' hé lộ nhiều bí mật sau 46 năm

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - "Cánh đồng hoang" - bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt được thực hiện với 1 nguồn kinh phí khiêm tốn ở thời điểm lúc bấy giờ là chưa đến 300 nghìn đồng.

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên

Nữ NSƯT quê Hà Tĩnh - giọng ca nổi tiếng trong làng nhạc đỏ, tuổi trung niên có cuộc sống bình yên

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - NSƯT Tố Nga là nữ nghệ sĩ quê Hà Tĩnh có nhiều đóng góp cho làng nhạc đỏ và nhạc dân gian. Ở tuổi trung niên, sau những sóng gió cuộc đời, chị hiện tại có những khoảng lặng bình yên bên gia đình.

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất

Hình ảnh cuối cùng của hoa hậu Myanmar 28 tuổi qua đời vì động đất

Thế giới showbiz - 18 giờ trước

Sili Mee - Hoa hậu Du lịch Myanmar - qua đời trong động đất ở Mandalay có phong cách sống cân bằng và trái tim hướng thiện.

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười

Dàn thí sinh Hoa hậu Việt Nam 2024 được rèn luyện kỹ năng đứng, ngồi, cười

Giải trí - 20 giờ trước

Bên cạnh các kỹ năng về thuyết trình, catwalk, ứng xử, vũ đạo, Top 41 Hoa hậu Việt Nam 2024 còn được rèn luyện về phong thái, từ cách ngồi, đứng, cách cười chuẩn hoa hậu.

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam

Người đẹp Hải Phòng là học trò của cố NSND Tường Vi gây chú ý Hoa hậu Việt Nam

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Ngọc Anh - học trò của cố NSND Tường Vi, đang là thí sinh nhỏ tuổi nhất gây được chú ý tại Hoa hậu Việt Nam 2024.

Top