Hoang đường chuyện dùng cần sa chữa ung thư
GiadinhNet - Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 190.000 người mắc mới bệnh ung thư và là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất thế giới. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo “Phối hợp đa ngành trong phòng chống ung thư quốc gia” ngày 8/12 do Bộ Y tế và Quỹ Phòng chống ung thư – Ngày mai tươi sáng phối hợp tổ chức.

Thảm họa tài chính vì chữa trị ung thư
Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ: Xu hướng mắc ung thư không những gia tăng ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo ghi nhận của Tổ chức Ung thư toàn cầu năm 2012, trên thế giới có 14,1 triệu người mắc mới bệnh ung thư và có 8,2 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có 150.000 ca mắc mới bệnh ung thư, khoảng 70.000 người tử vong. Đến năm 2020, nước ta sẽ có 190.000 trường hợp mắc mới bệnh ung thư.
Kết quả từ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu sức khỏe toàn cầu George về chi phí điều trị ung thư tại các nước Đông Nam Á trên 10.000 bệnh nhân, trong đó có Việt Nam thì chỉ 12 tháng sau khi phát hiện, chẩn đoán mắc ung thư, 55% bệnh nhân tử vong hoặc gặp phải hệ lụy tài chính, thậm chí khánh kiệt tài sản. Điều này cho thấy áp lực tài chính nặng nề mà bản thân người bệnh và gia đình gặp phải khi đeo đuổi điều trị ung thư.
TS Mai Trọng Khoa - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu cho biết: Nghiên cứu tại hơn 34% bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc điều trị sau 12 tháng, 22% không thể thanh toán ngay cả chi phí đi lại, 24% không đủ khả năng chi trả chi phí thường xuyên trong gia đình như tiền điện nước, gas, sinh hoạt… TS Mai Trọng Khoa chia sẻ thêm, đây mới chỉ là “hậu quả” tài chính sau khi bệnh nhân phát hiện, điều trị bệnh sau 12 tháng, nếu tiếp tục đeo đuổi điều trị thì không biết có bao nhiêu bệnh nhân còn có thể đi tiếp được con đường này. 41% người sống sót sau 1 năm phải đối mặt với hệ lụy tài chính nặng nề. Sau 12 tháng điều trị, có đến 66% người bệnh phải đi vay tiền, số lớn khác phải bán đi tài sản, tiêu số tiền đã tiết kiệm từ trước đó.
TS Mai Trọng Khoa cũng cho biết, trong nghiên cứu, nhóm tuổi từ 50-74 tuổi hay gặp ung thư nhất. Chỉ 77,1% trong số bệnh nhân ung thư có bảo hiểm y tế. Năm loại ung thư thường gặp trong nghiên cứu là ung thư đường tiêu hoá (22,02%), ung thư vú (20,%), ung thư phụ khoa (15%), ung thư đầu cổ (11%) và ung thư phổi (9%).
TS Mai Trọng Khoa cho hay, chi phí điều trị trung bình cho lần nhập viện đầu tiên của bệnh nhân ung thư khoảng 6,8 triệu đồng. Thậm chí có những ca phải chi tới trên 100 triệu đồng. Đánh giá gánh nặng kinh tế của 6 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam, TS Mai Trọng Khoa cho biết, số tiền điều trị lên tới gần 26.000 tỷ đồng, chiếm 0,22% tổng GDP năm 2012.
Theo các chuyên gia y tế, việc phát hiện sớm các trường hợp ung thư sẽ giúp công tác điều trị đơn giản hơn, chi phí chỉ bằng 20% so với điều trị muộn. Trong khi đó, hiện chỉ mới có 24% bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm (giai đoạn 1 và 2). Các chuyên gia khuyến cáo, số người cao tuổi và gánh nặng của bệnh ung thư tăng cao trong khu vực châu Á có khả năng khiến ung thư trở thành một nạn dịch đối với toàn khu vực.
Hậu quả khôn lường khi dùng cần sa chữa bệnh
Cũng liên quan đến vấn đề chữa trị bệnh ung thư, thời gian gần đây, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một loại “cần sa y tế” có thể chữa được bách bệnh trong đó có ung thư (?). Thậm chí, nhiều trang mạng đã lợi dụng thông tin này để công khai rao bán loại “thần dược” được xếp vào một trong số những chất cấm này. Một trang mạng xã hội đã giới thiệu, “cần sa y tế” có thể chữa ung thư, nghiện rượu, vảy nến… còn phụ nữ mang thai dùng chất này thì con sinh ra sẽ bớt cáu kỉnh (?).
Trao đổi bên lề hội thảo về thực hư công dụng của cần sa trong hỗ trợ và điều trị bệnh ung thư, PGS.TS Trần Văn Thuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khẳng định, việc dùng cần sa để chữa bệnh ung thư hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chính thức. Nói cần sa chữa ung thư, tốt cho bà mẹ mang thai… là không có cơ sở khoa học đầy đủ. Không những thế, việc dùng cần sa chữa bệnh không có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa còn để lại những hậu quả khó lường.
PGS.TS Trần Văn Thuấn cảnh báo: “Nếu dùng nhiều có thể gây nghiện hoặc một số biến chứng khác như buồn nôn, hoặc gặp một số biến chứng về tiêu hóa, tim mạch… Nguy hiểm hơn, nếu không được kiểm soát chắc chắn thì sẽ gây ra hệ lụy đối với xã hội đó là gia tăng số người nghiện”.
Trả lời câu hỏi về việc dùng cần sa với liều lượng và thời gian bao nhiêu thì có thể gây nghiện, PGS.TS Trần Văn Thuấn cho biết: “Việc dùng với liều lượng bao nhiêu và thời gian bao lâu khiến con người có thể trở thành nghiện thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa của người bệnh. Còn theo khuyến cáo của Bộ Y tế, nếu các chất có thể gây nghiện dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, một liệu trình nếu quá 7 ngày thì nguy cơ gây nghiện là rất cao”.
Đồng thời, PGS.TS Trần Văn Thuấn cũng cảnh báo, hiện nay không chỉ riêng cần sa mà ngay cả những loại thuốc giảm đau hay thuốc điều trị ung thư khác, nếu người bệnh sử dụng mà không tuân thủ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. PGS.TS Trần Văn Thuấn nói: “Các trường hợp dùng thuốc nói chung, đặc biệt là thuốc có khả năng gây nghiện thì tuyệt đối phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa”.
Xuất phát từ thực tế khám và điều trị cho người bệnh ung thư cho thấy có quá nhiều hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, đặc biệt là các trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế, một chiến dịch nhắn tin ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo thông qua Quỹ Ngày mai tươi sáng được phát động từ ngày 7/12/2015 đến 6/2/2016. Với mỗi tin nhắn cú pháp UT gửi tổng đài 1406, mỗi người đã góp phần ủng hộ 12.000 đồng cho Quỹ.
Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViệc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGiang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.