Học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội dễ căng thẳng, tự tử
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đến từ ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cứ 10 học sinh, 3 em bị bắt nạt trực tuyến. Hậu quả là nhiều em căng thẳng, thậm chí tự tử.
Từ năm 2015 đến nay, các chuyên gia đến từ ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 10 nghiên cứu về bắt nạt trực tuyến, khảo sát trên 5.000 học sinh, giáo viên, chuyên gia. Kết quả cho thấy 24% học sinh THCS và THPT tham gia khảo sát là nạn nhân của ít nhất một hình thức bắt nạt trên mạng. Đến 2016, tỷ lệ này tăng lên 35,7%.
Năm 2018, kết quả nghiên cứu tại 3 địa phương là Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa cho thấy gần 34% học sinh THCS, THPT tham gia bắt nạt trực tuyến với vai trò khác nhau như nạn nhân, thủ phạm, vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo khoa học “Chương trình can thiệp bắt nạt trực tuyến dựa vào trường học” diễn ra ngày 2/1 tại Hà Nội.
“Chỉ trêu đùa cho vui”
TS Trần Văn Công (ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay bắt nạt trực tuyến là một hay nhóm người cố ý đăng, gửi, hoặc chia sẻ, truyền đạt liên tục thông tin cá nhân tiêu cực, sai sự thật mà không được phép, để đe dọa người khác trên mạng Internet.
Những thông tin này được truyền tải qua ứng dụng và thiết bị điện tử làm ảnh hưởng danh dự, gây tổn thương người khác. Điều đáng lo ngại là số học sinh vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm đang ngày càng tăng (chiếm khoảng 24%).
Như vậy, học sinh có thể bắt nạt bạn ở trường, khi về nhà lại bị bắt nạt trên mạng. Những em này thường có xu hướng tâm lý giống như “giận cá chém thớt”.
Theo những nghiên cứu trên, học sinh bị bắt nạt trên mạng xã hội, ban đầu thường do “trêu đùa cho vui”. Phần lớn học sinh không biết cách ứng phó, không nói với cha mẹ, thầy cô giáo để tìm cách ngăn chặn.
Cũng theo TS Trần Thành Nam, qua quá trình làm việc với học sinh, ông nhận thấy nhiều nạn nhân bị căng thẳng, dẫn đến trầm cảm. Các em thường giải tỏa bằng cách tự làm thân thể mình chảy máu, nhịn ăn.
Chuyện đốt trường và bắt nạt trên mạng
TS Trần Văn Công (ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) cho hay lên cấp hai, học sinh bắt đầu yêu đương, thường xảy ra mâu thuẫn khi nhiều người cùng thích một bạn.
TS Nguyễn Hồng Kiên (ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội) nhắc lại câu chuyện nữ sinh lớp 8 mang xăng đốt trường THCS Phạm Ngũ Lão (Khánh Hòa) khiến hai chân bỏng nặng, phải nhập viện chỉ vì lời đùa trên mạng xã hội, gây xôn xao năm 2016.
Nữ tiến sĩ nói bà từng vào Khánh Hòa gặp giáo viên nhà trường, nghe họ trình bày về sự việc, để hiểu hơn diễn biến tâm lý của nạn nhân. Theo chia sẻ của học sinh, ban đầu, em chỉ muốn "giật tít câu like" - hành động bộc phát khi lứa tuổi chưa ổn định tâm lý.
Tuy nhiên, sau khi nhận được hơn 1.000 like, học sinh này bị bắt nạt trên mạng. Nỗi sợ hãi không nói được với bạn bè, thầy cô, cha mẹ đã trở thành áp lực khiến em mua xăng đốt trường.
Theo TS Hồng Kiên, tâm lý của học sinh khi sử dụng mạng xã hội thường không kết bạn, thậm chí chặn Facebook của bố mẹ, thầy cô. Các em không muốn bị kiểm soát. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ nên có hệ thống “tai mắt” riêng để giám sát.
GS.TS Bahr Weiss đến từ ĐH Vanderbilt, Mỹ, cho hay học sinh bị bắt nạt trực tuyến đều được ông tư vấn là phải nói với giáo viên. Nếu thầy cô không để ý mà bỏ qua sự việc, các em được yêu cầu nói với bố mẹ, cao hơn nữa là các cấp quản lý của ngành.
Theo Tri thức trực tuyến
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 38 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 58 phút trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 1 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Tin sáng 25/11: Đạt bao nhiêu điểm để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025? Từng về nhà chờ chết, chàng trai trẻ hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm viện
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Thông tư 65/2024 của Bộ Công an quy định chi tiết kết quả kiểm tra đạt yêu cầu để được phục hồi điểm giấy phép lái xe từ 2025; Sau 2 tháng điều trị ở bệnh viện, sự hồi phục của chàng trai bị tai nạn như một "kỳ tích".
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 9 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 11 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 11 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.