Hà Nội
23°C / 22-25°C

Học sinh lớp 12 ôn tập suốt đại dịch

Từ đầu tháng 3, Phương Uyên với hai người bạn cùng học nhóm tại nhà, mỗi tuần ba buổi. Mỗi buổi học chừng 2-3 tiếng, nhóm chủ yếu giải đề tham khảo THPT quốc gia và đề nâng cao. Đến tối, các em lại tập hợp một lần nữa, gọi video để trao đổi bài khó hoặc chưa có đáp án thống nhất.

Học sinh lớp 12 ôn tập suốt đại dịch  - Ảnh 1.

Chọn tổ hợp khối B (Toán, Hóa, Sinh) để vào đại học từ hè năm ngoái, ôn luyện thi sớm nên nhóm Uyên đã nắm hết chương trình lớp 12 ở ba môn. Hàng ngày, thầy cô vẫn gửi bài tập qua Zalo, email cho lớp ôn tập và dặn học trò theo dõi chương trình dạy học của tỉnh trên truyền hình. Điều nữ sinh lo nhất lúc này là cấu trúc, độ khó của kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

"Vừa rồi Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ công bố đề thi minh họa, không rõ khó dễ thế nào. Nếu khác năm trước, chúng em lại phải chuyển cách học cho phù hợp", Uyên nói.

Học sinh lớp 12 ôn tập suốt đại dịch  - Ảnh 2.

Phương Uyên (trái) và các bạn học nhóm tại nhà. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tại Hà Nội, Mai Anh (lớp 12 trường THPT Chu Văn An) cũng mong ngóng nội dung tinh giản chương trình và đề minh họa thi THPT quốc gia từ Bộ Giáo dục và Đào tạo để định hướng lại phần kiến thức nào cần ôn chuyên sâu. Hiện, em vẫn học và ôn luyện theo đề thi mọi năm.

Dự định sử dụng ba môn Toán, Anh, Hóa (tổ hợp D07) để xét tuyển đại học, Mai Anh đã dành nhiều thời gian cho ba môn này. Từ học kỳ I, ngoài 5 ngày học ở trường mỗi tuần, trong đó có 3 ngày học hai buổi và hai ngày học một buổi, Mai Anh còn học thêm ở hai trung tâm khác với lịch học 4 buổi mỗi tuần (hai buổi Toán, một Hóa và một tiếng Anh).

Hai tháng nghỉ chống dịch, Mai Anh chuyển sang hình thức học online, học trên truyền hình với thời lượng 3 tiết mỗi ngày, mỗi tiết 25 phút. Theo nữ sinh, 25 phút mỗi tiết là hơi ngắn so với tiết học 45 phút như ở lớp, nhất là đối với môn Văn nên việc tiếp thu kiến thức có phần khó hơn. Tuy nhiên, học trên truyền hình và online là giải pháp tốt nhất lúc này. Vì vậy, Mai Anh vẫn giữ thói quen học hàng ngày và cố gắng thu nạp kiến thức nhiều nhất có thể.

Thời lượng học với thầy cô ít hơn hẳn so với học kỳ I nhưng Mai Anh lại vui vì thời gian tự học tăng lên. "Em không bị ảnh hưởng tinh thần nhiều khi tự học ở nhà. Điều lo lắng duy nhất là việc thi muộn hơn sẽ khiến thời gian đổi nguyện vọng và nhập học rút ngắn hơn", Mai Anh nói.

Tại Phú Thọ, sau một tháng nghỉ phòng dịch, học sinh THPT đi học trở lại từ ngày 2/3. Đào Thu Hương (lớp 12 trường THPT Thanh Thủy) không quá lo lắng về kỳ thi THPT quốc gia sắp diễn ra. Dự định thi Toán, Văn, Anh và tổ hợp Khoa học xã hội (Sử, Địa, Giáo dục và Công dân) với tổ hợp xét tuyển D01 (Toán, Văn, Anh), Hương còn nhận định một tháng được nghỉ em tự ôn luyện được nhiều đề hơn so với đi học bình thường.

Hương cho biết với những học sinh lớp 12 như em, kiến thức cơ bản gần như đã nắm được. Điều quan trọng ở giai đoạn này là ôn tập, luyện thật nhiều dạng bài. Với luyện đề, dù nghỉ hay đi học, thầy cô vẫn có thể giao, chữa bài và phản hồi với học sinh. Như đợt em nghỉ một tháng, thầy cô giao bài qua email, học sinh in ra hoặc làm trực tiếp trên máy rồi gửi lại để thầy cô chấm và nhận xét.

Hương tự tin sẽ ôn tập kịp bởi kỳ thi lùi đến 8-11/8. "Em chỉ mong Covid-19 sớm được đẩy lùi, thời tiết những tháng tới không quá nóng nực để chúng em không bị ảnh hưởng sức khỏe, có thể an tâm học tập hơn", Hương nói.

Năm học 2019-2020, học sinh mới học hết tuần 20 thì nghỉ Tết và nghỉ phòng Covid-19. Hầu hết học sinh ở các địa phương đã nghỉ hai tuần và có thể nghỉ kéo dài hơn nữa. Riêng học sinh THPT ở khoảng 30 tỉnh, thành đi học từ 2/3. Tuy nhiên, trước tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, một số nơi lại cho các em nghỉ dù đã đến trường trở lại được 1-2 tuần.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lần thứ hai điều chỉnh khung thời gian năm học 2029-2020. Thời điểm kết thúc năm học được lùi đến trước ngày 15/7, thi THPT quốc gia ngày 8-11/8, chậm một tháng rưỡi so với mọi năm và chậm hơn nửa tháng so với điều chỉnh trước đó.


Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Thông tin mới nhất về đợt không khí lạnh gây mưa rét ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Đời sống - 43 phút trước

GĐXH - Ngày 11/4, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ.

Nhiều chặng bay đến các điểm du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5 'cạn' vé

Nhiều chặng bay đến các điểm du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5 'cạn' vé

Xã hội - 44 phút trước

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2025 được nghỉ 5 ngày (từ ngày 30/4 đến 4/5). Hiện giá vé máy bay tới nhiều điểm du lịch đang có giá cao và tỷ lệ đặt chỗ tăng mạnh.

Đề xuất sổ bảo hiểm điện tử thay bản giấy từ năm 2026

Đề xuất sổ bảo hiểm điện tử thay bản giấy từ năm 2026

Đời sống - 1 giờ trước

Sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) bản điện tử dự kiến cấp chậm nhất vào 1/1/2026 và có giá trị pháp lý như sổ BHXH bản giấy.

Vụ nam DJ hành hung vợ dã man: Không thể cứ 'xin lỗi' rồi cho qua chuyện

Vụ nam DJ hành hung vợ dã man: Không thể cứ 'xin lỗi' rồi cho qua chuyện

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Việc xử lý nghiêm vụ việc nam DJ đánh vợ không chỉ bảo vệ quyền con người, quyền trẻ em mà còn khẳng định quyết tâm của Nhà nước trong việc xây dựng gia đình Việt Nam an toàn, lành mạnh.

Vụ hàng chục ngôi mộ ở Hà Nam bị đá đè do nổ mìn khai thác: Chủ tịch xã Thanh Nghị nói 'người dân đòi hỏi vô lý'

Vụ hàng chục ngôi mộ ở Hà Nam bị đá đè do nổ mìn khai thác: Chủ tịch xã Thanh Nghị nói 'người dân đòi hỏi vô lý'

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Vụ sạt lở đá vùi lấp nhiều ngôi mộ ở Thanh Liêm, Hà Nam, Chủ tịch UBND xã Thanh Nghị cho biết: "Tôi thấy có nhà đòi hỏi vô lý lắm, người ta bảo siêu âm (radar xuyên đất dò tìm hài cốt), đố ai mà siêu âm được".

Xâm hại tình dục trẻ em: "Cần thay đổi từ cách người lớn lắng nghe"

Xâm hại tình dục trẻ em: "Cần thay đổi từ cách người lớn lắng nghe"

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều trẻ em đã cố gắng lên tiếng sau khi bị xâm hại, nhưng thay vì được lắng nghe và bảo vệ, các em lại bị nghi ngờ, thờ ơ hoặc im lặng bỏ qua. Sự thiếu tin tưởng của người lớn đôi khi vô tình tiếp tay cho những bi kịch tiếp diễn, khiến nạn nhân phải chịu đựng nỗi đau kéo dài trong cô độc. Xâm hại trẻ em không chỉ là tội ác mà còn là hệ quả của sự thiếu trách nhiệm trong lắng nghe và thấu hiểu.

Hành hạ vợ con có thể bị giám sát điện tử

Hành hạ vợ con có thể bị giám sát điện tử

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Công an đề xuất hình phạt áp dụng giám sát điện tử với người hưởng án treo về hành vi phạm tội đua xe trái phép; hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu...

5 con giáp âm thầm giàu sang: Tuất, Tý siêng năng chăm chỉ nhưng vẫn chưa bằng 2 con giáp này

5 con giáp âm thầm giàu sang: Tuất, Tý siêng năng chăm chỉ nhưng vẫn chưa bằng 2 con giáp này

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Trong 12 con giáp, 5 con giáp nữ dưới đây sinh là để giàu có, càng lớn tuổi sẽ càng nhiều phúc lành.

PhotoBooth –  trào lưu giữ kỷ niệm vẫn 'gây sốt' giới trẻ Hà Nội

PhotoBooth – trào lưu giữ kỷ niệm vẫn 'gây sốt' giới trẻ Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Photobooth từ lâu đã trở thành 'món ăn' tinh thần của giới trẻ Hà Nội. Không chỉ đơn thuần là chụp ảnh giải trí, photobooth giờ đây đã trở thành thói quen không thể thiếu mỗi dịp lễ, tết từ Giáng sinh, Tết, Valentine, đến sinh nhật...

Cận cảnh kho vũ khí, giấy tờ giả vừa bị Công an TP  Đà Nẵng triệt phá

Cận cảnh kho vũ khí, giấy tờ giả vừa bị Công an TP Đà Nẵng triệt phá

Pháp luật - 6 giờ trước

Công an TP Đà Nẵng phá án, thu giữ tang vật là hàng trăm loại giấy tờ giả, hàng ngàn vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ.

Top