Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam
Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Hơn 150 chuyên gia y tế trong các lĩnh vực tim mạch, nội tiết, cơ xương khớp, lão khoa, truyền nhiễm, y học dự phòng và bác sỹ đa khoa tổng quát từ Đông Nam Á và các nước lân cận đã có mặt tại TP. HCM để cùng nhau chia sẻ các ý kiến đa chiều và thảo luận về các dữ liệu khoa học, gánh nặng bệnh tật, các thực hành lâm sàng trên thế giới và các giải pháp để phòng ngừa bệnh tật ở người lớn. Những vấn đề quan trọng đề cập trong hội nghị được các chuyên gia nhấn mạnh:
- Lão hóa làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bệnh zona là mối đe dọa đáng kể với các tổn thương da và đau, đặc biệt đối với người lớn trên 50 tuổi và những người suy giảm miễn dịch.
- Các bệnh đồng mắc làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona, và tỷ lệ mắc đồng thời nhiều bệnh tăng theo tuổi, làm gia tăng thêm nguy cơ mắc zona.
- Nhân viên y tế, các bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn tiêm chủng để bảo vệ người lớn tuổi.
Già hóa miễn dịch và nguy cơ mắc Zona
Khi chúng ta lớn tuổi, chức năng của hệ thống miễn dịch suy giảm, đây được gọi là quá trình lão hóa miễn dịch, bao gồm cả yếu tố liên quan đến di truyền và môi trường.
Theo tiến sĩ Anita Sharma, Giảng viên y khoa, Học viện Y khoa Hoàng gia Úc, Đại học Queensland, Giám đốc phòng khám Trung tâm Y tế Plantinum tại Brisbane, Úc cho biết: "Khi hệ miễn dịch yếu đi, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng theo đi cùng với các biến chứng phức tạp. Tuổi tác là yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến zona. Tỉ lệ mắc zona tăng mạnh sau 50 tuổi, số liệu được ghi nhận ở các khu vực khác nhau như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á cũng như ở các quốc gia như Úc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nhật, Anh".

Tiến sĩ Anita Sharma, Giảng viên y khoa, Học viện Y khoa Hoàng gia Úc, Đại học Queensland, Giám đốc phòng khám Trung tâm Y tế Plantinum tại Brisbane, Úc chia sẻ tại sự kiện
Bên cạnh nguy cơ mắc cao, cụ thể là cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona thì các biến chứng của bệnh được cho là mối đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe về cả thể chất lẫn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biến chứng của zona bao gồm đau thần kinh sau zona, có thể kéo dài hơn 3 tháng sau khi bùng phát bệnh, nguy cơ tăng lên theo tuổi và tăng đáng kể từ 50 tuổi.
Ngoài ra, ghi nhận các biến chứng hiếm gặp khác do zona như mất thị lực sau zona vùng mắt và mất thính lực. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa zona và các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Đau do zona làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống như ảnh hưởng đến giấc ngủ, các hoạt động hay công việc thường ngày và cả tâm trạng, cảm giác không được tận hưởng cuộc sống. Tiến sĩ Anita nói thêm về nguy cơ và gánh nặng của bệnh.
Mối tương quan giữa bệnh lý đồng mắc và nguy cơ mắc zona
Theo TS.BS. Thân Hà Ngọc Thể, nguyên Trưởng bộ môn Lão khoa và Chăm sóc giảm nhẹ của Trường Đại học Y Dược, TP.HCM: "Tỉ lệ mắc bệnh mạn tính ở người từ 50 tuổi khá phổ biến, kể cả mắc ít nhất hai bệnh mạn tính được ghi nhận ở các nhóm tuổi khác nhau. Các bệnh nhân có bệnh mạn tính sẽ tăng khả năng mắc zona cùng với những biến chứng nghiêm trọng của bệnh có thể kể đến như nhập viện, tử vong. Nguy cơ mắc bệnh Zona cao hơn nhiều ở những bệnh nhân trên 50 tuổi có các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bệnh thận".
Đối với bệnh nhân tim mạch
Bệnh zona có thể làm tăng nguy cơ các biến cố tim mạch và nhập viện. Theo các nghiên cứu, các đợt mắc bệnh zona được chứng minh là có liên quan đến việc tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Khi phân theo độ tuổi, bệnh nhân lớn tuổi và có bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch có nguy cơ bệnh zona tái phát cao hơn so với những người trẻ tuổi.
Đối với bệnh lý hô hấp mạn tính
Bệnh zona có thể gây ra tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) bùng phát hoặc trở nên tồi tệ hơn như rơi vào các đợt khó thở cấp cũng như tăng tỉ lệ nhập viện và điều trị y tế. Bên cạnh đó, hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh zona như đau dây thần kinh sau zona và viêm giác mạc do zona.
Đối với bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị đau dai dẳng/ đau dây thần kinh sau zona kéo dài (≥6 tháng) so với bệnh nhân không mắc đái tháo đường. Zona có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết khi 24% ở bệnh nhân đã được kiểm soát tốt trước đó có HbA1c tăng sau zona. Bên cạnh đó, đái tháo đường còn làm tăng 63% nguy cơ nhập viên liên quan đến zona.
Khuyến cáo từ các quốc gia về dự phòng Zona
Nhiều khuyến nghị quốc gia về thực hành chủng ngừa với vắc-xin cho người lớn từ 50 tuổi trở lên để dự phòng bệnh zona cũng như bao gồm các hướng dẫn cụ thể cho những người có bệnh nền.Trong đó có thể kể đến các quốc gia như Mỹ, Đức, Canada, Tây Ban Nha, Ý đã đưa hướng dẫn dự phòng zona bằng vắc xin đối với các bệnh nhân đái tháo đường, hen và COPD.
Tác động của chủng ngừa trên sức khỏe cộng đồng
Ước tính hàng năm, chủng ngừa có thể cứu 4 đến 5 triệu mạng sống trên toàn cầu, bảo vệ hơn 500 triệu ca bệnh tật, hơn 9 triệu trường hợp có thể bị tàn tật lâu dài và hơn 20 triệu ca tử vong từ năm 2001 đến 2020. Chủng ngừa cũng đã giúp kiểm soát được các bệnh truyền nhiễm đáng kể.
Dù vậy, bài học từ chủng ngừa cúm, chúng ta vẫn gặp nhiều thách thức về độ bao phủ vắc xin ở những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính. Những nguyên nhân bao gồm nhận thức còn thấp về các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, tính hiệu quả và an toàn của chủng ngừa cũng như quan ngại về chi phí và các rào cản khi triển khai tại các cơ sở y tế. Do đó, theo tiến sĩ Anita Sharma và trích dẫn từ khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh, bác sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và khuyến cáo bệnh nhân về kế hoạch chủng ngừa phù hợp vì các chuyên gia y tế là nguồn thông tin sức khỏe được đánh giá cao và tin cậy nhất đối với người lớn.
Ông Arnas Berzanskis, Phó chủ tịch, Giám đốc Y khoa, GSK khu vực các thị trường mới nổi cho biết: "Khi chúng ta già đi, hệ miễn dịch suy giảm, đó là thực tế chúng ta phải chấp nhận. Theo đó mà nguy cơ mắc những bệnh nhiễm khuẩn cũng cao hơn so với thông thường. GSK nhận thấy tầm quan trọng của việc giải quyết các thách thức về y tế đối với bệnh truyền nhiễm, đó là cùng phối hợp với các cơ quan y tế, các hiệp hội y khoa quốc tế, các chuyên gia để giúp nhân viên y tế, bệnh nhân, cộng đồng tăng cường nhận thức về bệnh, nhận biết được nguy cơ và ngăn chặn các bệnh đã được phòng ngừa bằng vắc xin. Từ đó, chúng ta có thể cùng nhau chiến thắng bệnh tật trong kỷ nguyên già hóa dân số đang đến rất gần".

Ông Arnas Berzanskis, Phó chủ tịch, Giám đốc Y khoa, GSK khu vực các thị trường mới nổi tại sự kiện
Thu Nguyễn

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 5 phút trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 3 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 22 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 23 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.