Hốt hoảng biết mình mắc ung thư đại trực tràng chỉ vì bỏ qua dấu hiệu rất nhiều người gặp phải
GiadinhNet - Bệnh nhân Nguyễn Văn H. (70 tuổi, trú tại TP Hà Nội) đã bất ngờ phát hiện bị ung thư đại trực tràng từ các dấu hiệu nhiều người mắc phải nhưng vẫn hay bỏ qua là đau bụng âm ỉ, đại tiện vài lần phân nát…
Theo chia sẻ của bệnh nhân N.V.H., khoảng 1 tháng nay, ông thi thoảng xuất hiện đại tiện phân nát, kèm theo đau bụng âm ỉ vùng quanh rốn, hạ vị, không quặn thành cơn. Bệnh nhân sau đó đã đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Xét nghiệm bộ dấu ấn ung thư đại trực tràng, trong đó có chỉ số CEA là 8.92 ng/mL tức tăng gấp đôi giới hạn bình thường.
Nhận thấy chỉ số bất thường, bệnh nhân được khuyên tới bệnh viện để được thăm khám và nội soi đánh giá thêm. Bệnh nhân đã được các BS nội soi đại trực tràng, kết quả có 01 polyp kích thước xấp xỉ 3mm. Tuy nhiên, vị trí trực tràng cách rìa hậu môn khoảng 10cm, có 01 khối sùi loét kích thước xấp xỉ 3cm, bờ nham nhở, chạm đèn soi dễ chảy máu. Nghi ngờ khối u ác tính, bác sĩ đã tiến hành sinh thiết 05 mảnh tại khối sùi làm giải phẫu bệnh và cho kết quả bệnh nhân bị ung thư trực tràng.
Bệnh nhân H. đã được chỉ định chụp cắt lớp vi tính đánh giá thêm. Hình ảnh chụp CT128 dãy có tiêm thuốc cản quang của bệnh nhân H. cho thấy ngoài tổn thương ung thư trực tràng còn có vài hạch trong ổ bụng và khoang sau phúc mạc. Nằm chuỗi bệnh viện liên kết, bệnh nhân H. đã được làm thủ tục nhanh chóng để chuyển sang Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô phẫu thuật.

Ung thư đại trực tràng phát hiện sớm tỉ lệ sống cao
Theo ThS.BS Đỗ Đức Linh - chuyên gia chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, chụp cắt lớp vi tính trong bệnh lý ung thư đại trực tràng có ý nghĩa rất quan trọng để đánh giá chính xác kích thước, vị trí của tổn thương; mức độ xâm lấn các cơ quan, tổn thương di căn các hạch cũng như các tạng ở xa như gan, phổi, xương... Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp.
PGS.TS Đoàn Hữu Nghị - Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội, chuyên gia ung bướu – Bệnh viện đa khoa MEDLATEC cho biết, ung thư trực tràng xếp thứ 2 thế giới về số lượng người mắc, ngang hàng với ung thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi cao hơn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Bệnh nhân ung thư trực tràng sau phẫu thuật sống thêm được 5 năm, nhiều hơn bệnh nhân ung thư gan, ung thư dạ dày hay ung thư thực quản. Bệnh nhân H. do may mắn phát hiện bệnh sớm, bệnh nhân có thể được cắt bỏ khối u và đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị cũng như cơ hội kéo dài sự sống được tới 10 năm.
Từ trường hợp của bệnh nhân H, các chuyên gia khuyến cáo, ung thư đại trực tràng thường không biểu hiện các triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn sớm. Biểu hiện sớm hay gặp như rối loạn tiêu hóa không điển hình lẫn với các triệu chứng bệnh khác: ợ hơi, chậm tiêu, chướng bụng, đau bụng nhẹ, rối loạn đi ngoài: hay mót đại tiện, táo bón, khó rặn,...
Các rối loạn bài tiết phân: táo bón hay đi phân lỏng bất thường, kéo dài, phân nhỏ so với bình thường, có máu trong phân; các dấu hiệu khác mệt mỏi, sụt cân,... Việc tầm soát ung thư là điều cần thực hiện định kỳ 6 tháng/ lần, ngay cả khi cơ thể bạn không xuất hiện các dấu hiệu nói trên.
Trong đó, những người có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư trực tràng như:
Người trên 50 tuổi.
Cá nhân hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bệnh lý liên quan đến đường ruột, polyp đại tràng, polyp trực tràng, ung thư đại trực tràng,…
Người thường xuyên bị táo bón, đại tiện ra máu không rõ nguyên nhân.
Người có lối sống ăn uống không lành mạnh, thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia,…
Người bị viêm loét đại trực tràng, có tiền sử mắc bệnh Crohn.
Theo các chuyên gia, vì triệu chứng của ung thư đại, trực tràng dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác nên khi đi khám người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm, kỹ thuật chuyên dụng để được theo dõi, chẩn đoán chính xác. Thông thường các xét nghiệm, kỹ thuật được chẩn đoán, tầm soát ung thư đại trực tràng gồm: Xét nghiệm CEA; xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, sinh thiết; nội soi trực tràng và chụp cắt lớp vi tính.
Phương Thuận

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 21 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 22 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.