Hũ kiệu của cả nhà
Tết có gì đặc biệt mà khiến bao thế hệ người Việt Nam cứ mong ngóng, đợi chờ... Với tôi, Tết là khoảnh khắc của nỗi nhớ và tình thân.
Cái món ăn kèm đơn sơ, mộc mạc ấy lại có sức làm nên một cái Tết ý nghĩa của cả gia đình.
Tết là lúc để ông bà, cha mẹ, con cháu được sum họp, quây quần. Và những món quen thuộc nhưng phải chờ đến Tết thì tôi mới được thưởng thức trọn vẹn: thịt kho, canh khổ qua, củ kiệu. Trong những món ấy, tôi vẫn nhớ nhất hũ kiệu của cả nhà.
Ngoại và mẹ tôi thích ăn củ kiệu với thịt kho, ba tôi thì rất thích ăn với trứng vịt bắc thảo, anh chị em tôi mê tít món gà xé phay trộn củ kiệu, mấy đứa nhỏ lại rất khoái ăn giò chả, lạp xưởng, lạp vịt cùng củ kiệu...
Khoảng tháng rưỡi trước Tết, ba mẹ tôi dậy sớm, qua chợ Bình Điền mua kiệu. Theo kinh nghiệm của mẹ, kiệu ngon là loại kiệu quế, củ thon dài, hơi to ở phần gốc, mùi thơm nhẹ nhàng, có một lớp cát mỏng bám ở gốc.
Những hũ kiệu vẫn bày bán nhiều trong siêu thị, nhưng nhà tôi vẫn giữ thói quen tự ngâm kiệu ăn Tết. Kiệu mua về, ba tôi rửa sơ rồi ngâm phèn chua một đêm để tăng độ trắng và giòn cho kiệu. Sáng sau, ba vớt kiệu đem phơi nắng. Kiệu nằm ở trước sân, sau hè, trên nóc nhà.
Chỗ nào nắng du hành đến thì chỗ đó có kiệu tìm theo. Ba tôi không quên theo dõi để tránh cho kiệu còn quá ướt hoặc kiệu quá héo.
Chiều, ba gom thành một đống to. Cả nhà tụ lại, mỗi người một con dao và hai cái rổ nhỏ để cắt kiệu. Theo kinh nghiệm từ mẹ, anh chị em tôi cắt kiệu một cách từ tốn và cẩn thận.
Củ kiệu được cắt bỏ ngọn xanh, cắt sạch gốc, vừa cắt vừa lột lớp vỏ lụa đã héo sau một ngày phơi. Như thế, củ kiệu sau khi ngâm mới có độ trắng, giòn, không đắng.
Cắt kiệu gần hai giờ, đau cái lưng, mỏi cái tay, vậy mà khi mẹ bảo "Năm sau mua ăn cho khỏe" thì chúng tôi lại khư khư một ý kiến: "Kiệu nhà mình làm mới ngon".
Khoảng thời gian ngồi cắt kiệu là cơ hội để gia đình tôi được chia sẻ với nhau rất nhiều chuyện: chuyện sức khỏe của ba mẹ, chuyện làm ăn của anh chị, chuyện vợ con của tôi, chuyện học hành của mấy đứa cháu... Không khí Tết của nhà tôi bắt đầu nhóm lên từ ngày cắt kiệu ấy. Tôi nhớ...!
Củ kiệu cắt xong được lựa lần nữa, những củ có kích thước tương đồng cùng đặt trong một rổ. Tùy theo củ lớn, củ nhỏ mà lượng đường ngâm kèm được điều chỉnh.
Chị hai tôi là người trực tiếp cho kiệu và đường vào hũ, một lớp kiệu thì xen một lớp đường. Không có kinh nghiệm, củ kiệu sẽ không ngon.
Chị tôi cũng chỉ ước chừng. Chẳng hiểu nổi chỉ ước chừng như thế mà năm nào những hũ kiệu ngâm ra cũng giòn thơm khó cưỡng. Kiệu ngâm xong tiếp tục phơi nắng trong vài ngày. Sau đó đem vào nhà, đặt ở chỗ thoáng mát. Lớp đường trong hũ tan ra từ từ, hòa quyện, thấm vào từng củ kiệu.
Đến Tết, cả nhà đã có hũ củ kiệu thơm lừng, giòn rụm, chua dịu, ngọt thanh. Tuy không phải cao sang nhưng củ kiệu lại là một trong những món ăn được gia đình tôi lựa chọn đầu tiên trong bữa ăn ngày Tết.
Củ kiệu ăn cùng thịt kho tàu, bánh tét, bánh chưng, gà luộc, tôm khô... Ngon lắm! Thiếu củ kiệu là Tết thiếu một cái gì đó rồi, phải không? Cảm ơn món kiệu ngâm. Nó là Tết, là nhà.
Các netizen sôi nổi đua nhau khoe góc 'sống ảo' đón Tết tại trường
Ẩm thực 360 - 1 giờ trướcGĐXH - Những ngày Tết Nguyên đán 2025 đã đến cận kề, nhiều trường học trên cả nước tổ chức các cuộc thi với chủ đề ngày Tết, thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Điều này vừa mở ra bầu không khí văn hóa truyền thống, vừa giúp các em lan tỏa tinh thần Tết dân tộc đậm đà bản sắc.
Vì sao không nên cho rau củ đựng trong túi nilon vào tủ lạnh?
Ăn - 2 giờ trướcGĐXH - Có thể bạn chưa biết, thói quen bảo quản rau củ kiểu này có thể mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe con người.
Chả tôm Thanh Hóa – đặc sản mang đậm hương vị xứ Thanh
Ăn - 5 giờ trướcGĐXH - Chả tôm Thanh Hóa là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng đất xứ Thanh. Món ăn này không chỉ thu hút bởi hương vị thơm ngon mà còn gắn liền với văn hóa ẩm thực truyền thống của người dân nơi đây.
Muốn 'tiêu diệt nhanh' mỡ bụng đón Tết, hãy ăn 5 loại rau này
Ăn - 5 giờ trướcGĐXH - Nếu muốn giảm cân giảm mỡ một cách nhanh chóng đón Tết, hãy thường xuyên sử dụng chất xơ đến từ những loại rau dưới đây:
Cách luộc gà cúng ông Công ông Táo vàng ươm và mẹo hay tận dụng nước luộc gà để có cơm ngon
Ăn - 10 giờ trướcGĐXH - Tết cận kề, nhà nhà người người tất bật với các lễ cúng ông Công ông Táo, tất niên, giao thừa… Hầu như các lễ cúng đều cần một con gà luộc nhưng không phải ai cũng biết cách luộc gà cúng đẹp mắt, nghiêm cẩn.
Không phải mứt dừa, mẹ đảm làm món mứt Tết này đảm bảo bao nhiêu cũng hết
Ẩm thực 360 - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày Tết, khi ngồi bên nhau trò chuyện, cùng thưởng thức món mứt Tết vỏ bưởi với chén trà thơm sẽ mang đến khoảnh khắc ngọt ngào và hạnh phúc đầu năm cho cả gia đình.
Cách chế biến tai heo thành món nhậu ngon tuyệt, lai dai dài Tết
Ăn - 1 ngày trướcVới công thức đơn giản và bí quyết nhỏ dưới đây, bạn có thể tự tay chế biến món tai heo ngâm chua ngọt để chiêu đãi bạn bè và người thân, nhất là trong dịp Tết.
Top 6 mâm cúng ông Công ông Táo năm 2025 đủ đầy, đẹp mắt, dễ làm
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Năm nay, tết ông Công ông Táo rơi vào thứ Tư, ngày 22/1/2025 Dương lịch.
Cách làm đậu phụ tẩm hành thơm ngon như quán nhậu
Ăn - 1 ngày trướcĐậu phụ tẩm hành phù hợp với khẩu vị của mọi lứa tuổi, dùng trong bữa cơm hay bữa nhậu đều ngon; hướng dẫn dưới đây sẽ giúp món ăn bạn làm ngon không kém quán nhậu.
Vì sao tiết canh lọt 'top 100 món ăn tệ nhất thế giới'?
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Trong danh sách 'top 100 món ăn tệ nhất thế giới' do tạp chí ẩm thực Taste Atlas vừa công bố, tiết canh đứng ở vị trí 52.
Mẹo làm sạch nồi chiên không dầu bị rỉ sét
ĂnVới những mẹo sau, bạn có thể làm sạch vết rỉ sét trong nồi chiên không dầu một cách nhanh chóng và dễ dàng.