Huấn luyện viên sức khỏe – Nghề “hot” khó có thể bỏ qua
"Hiện nay dân số nước ta có hơn 95 triệu người, sẽ đạt tới mức 100 triệu người trong vòng 10 năm tới. Để đạt được mức như Đài loan và Úc (tỷ lệ 6-10 cán bộ dinh dưỡng/100,000 dân) thì số lượng cán bộ dinh dưỡng ở Việt Nam cần được đào tạo lên tới 8,000 người." (Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Theo thống kê từ Google Việt Nam cho thấy, nhu cầu tìm hiểu về bệnh tật đang tăng rất nhanh. Trong 3 tháng đầu năm 2020, số lượt người tìm kiếm đã tăng đột biến do ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19. Trước thực trạng đó, lựa chọn nghề nghiệp nào sẽ là sáng suốt cho tầng lớp lao động trí thức tại Việt Nam?
Nhu cầu cấp thiết trong chăm sóc sức khỏe của xã hội là gì?
Trước thực trạng sức khỏe của con người ngày càng bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường và các dịch bệnh, các cơ sở y tế lâm vào tình trạng quá tải và không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của xã hội.

Tình trạng quá tải tại các bệnh viên, cơ sở y tế hiện nay.
Đối mặt với tình hình này, rất nhiều người đã bắt đầu tự tìm hiểu các phương pháp sống lành mạnh, tập luyện để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, hướng đến mục tiêu "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Song song với đó, nhu cầu được hướng dẫn - đồng hành trong hành trình sống khỏe của xã hội tăng lên, nhưng bộ máy chăm sóc sức khỏe nước ta vẫn chưa đáp ứng đủ, hay có thể nói là ‘cung’ không đủ ‘cầu’.

Nhiều người bắt đầu hướng đến cuộc sống khỏe, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Tiềm năng của nghề Huấn luyện viên Sức khỏe
Trước thực tế trên, HLV Sức khỏe sẽ là một nghề không chỉ "tiềm năng" mà còn "rất phát triển" ngay tại thời điểm này và sẽ "bùng nổ" trong tương lai.
Xã hội phát triển, con người ngày càng có nhu cầu chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Để chăm sóc sức khỏe, cần thay đổi lối sống, hiểu biết trong ăn uống, tập luyện chứ không phải từ những viên thuốc khi ốm đau. Bệnh tật không chọn người giàu hay nghèo mà chỉ chọn những người "không khoẻ". Vì vậy, chúng ta cần có kiến thức đúng, và được hướng dẫn, đồng hành từ những người có chuyên môn như các HLV Sức khỏe.
Việt Nam đã có Chuyên viên tư vấn, Bác sỹ, Y tá,... song chưa hề có HLV Sức khoẻ. Họ không chỉ cung cấp kiến thức đúng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe mà còn là người đồng hành và giúp khách hàng thấu hiểu cơ thể mình: Từ việc thiết kế bữa ăn khoa học đến thay đổi tư duy tích cực, tạo lập lối sống lành mạnh, khích lệ khách hàng duy trì thói quen tốt mỗi ngày. Nghề HLV Sức khoẻ là mảnh ghép còn thiếu trong bộ máy chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam.
Vậy để trở thành một Huấn luyện viên Sức khỏe cần chuẩn bị những gì?
Hầu hết các HLV Sức khỏe đều xuất phát là những người có người thân gặp vấn đề về sức khỏe. Sau khi biết cách chăm sóc bản thân, đẩy lui bệnh tật thông qua thay đổi chế độ Dinh dưỡng, lối sống, họ có mong muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Họ tìm hiểu sâu hơn, tham gia những khóa đào tạo chuyên sâu để có kiến thức và kĩ năng một cách bài bản, khoa học và chính thống.

Chuyên gia Sức khỏe – ThS. Vũ Vân Anh trong một buổi chia sẻ về chăm sóc sức khỏe
"Với nghề này, tôi mang các kiến thức, kỹ năng và tình yêu thương của mình trao cho mọi người và điều này làm cho tôi luôn hạnh phúc. Đây là niềm đam mê của tôi" (Chuyên gia Sức khỏe - ThS Vũ Vân Anh). Ngoài việc trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn chuyên sâu, người theo nghề HLV Sức khỏe cũng cần trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng về kinh doanh và chuẩn bị một Thân - Tâm – Trí lành mạnh, sẵn sàng trao đi giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Theo Chuyên gia Vũ Vân Anh, việc đầu tiên để trở thành HLV Sức khỏe là tìm 1 cơ sở đào tạo có chuyên môn cao, có uy tín để học tập. Điều này hết sức quan trọng vì khi có một người dẫn dắt tốt, uy tín, có tâm, có tầm về chuyên môn sẽ đảm bảo cho kiến thức, kỹ năng được bài bản.
Một trong số những cơ sở đang triển khai mô hình đào tạo HLV Sức khỏe theo hướng Tinh gọn - Chất lượng - Hiệu quả tại Việt Nam hiện nay là Công ty Cổ phần Dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe HAB Việt Nam với khóa học HAB Platinum .

Khóa học tại HAB thu hút nhiều học viên.
Lời kết
Theo thống kê chung về nhân lực ngành y tế, hiện cả nước có khoảng 345.000 nhân viên y tế, trong đó số lượng bác sĩ là trên 55.000 người, tương ứng với tỷ lệ 7,2 bác sĩ/ 1 vạn dân. Có thể thấy, số lượng cán bộ y tế sẽ còn rất lâu nữa trong tình trạng ‘không đủ dùng’. Đây cũng là 1 dấu hiệu rõ ràng cho thấy thời đại của những Huấn luyện viên sức khỏe sắp đến. Và việc đón đầu xu hướng để trở thành Huấn luyện viên sức khỏe sẽ là một lựa chọn thông minh vào thời điểm này.
PV

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp
Y tế - 15 phút trướcHóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’
Y tế - 35 phút trướcVụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"
Sống khỏe - 8 giờ trướcTôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ
Sống khỏe - 10 giờ trướcVitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 21 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 23 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.