Hương vị Tết ở quần đảo Trường Sa
GiadinhNet - Món ngon ngày Tết ở quần đảo Trường Sa là bánh chưng gói bằng lá bàng vuông mang vị mặn mòi của nước biển kết hợp với hương nếp dẻo thơm gửi ra từ đất liền. Đêm giao thừa, mượn lời ca thay chén rượu, quân và dân trên đảo say sưa cất lên những câu hát dưới cột mốc chủ quyền của Tổ quốc.
Cùng với việc tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ đón Tết, chỉ huy đảo yêu cầu cán bộ, chiến sỹ bám sát kế hoạch phòng thủ, tác chiến, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân bị nạn.
Sắc xuân nơi đầu sóng, ngọn gió
Khi những chuyến tàu bắt đầu chở hàng, quà xuân của quân dân cả nước gửi tặng ra quần đảo Trường Sa cũng là lúc không khí mùa xuân đã nhen nhóm nơi đầu sóng ngọn gió. Năm nay, dù ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng các tổ chức, cá nhân trong cả nước vẫn không quên chuẩn bị những kiện hàng hoá với đầy đủ lương nhu chuyển đến quân và dân Trường Sa.
Từ xa xa, đảo Trường Sa Lớn - trái tim của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hiện lên giữa màu xanh ngăn ngắt của biển, của cây xanh và những lá cờ Tổ quốc đỏ thắm kiêu hãnh bay cao. Mùa xuân ở Trường Sa là mùa của hương hoa đất trời giao hòa, giữa tình người, tình biển đảo và tình yêu Tổ quốc.
Rộn ràng ngày hội thi gói bánh chưng ở đảo Trường Sa Ảnh: Cao Tuân
Sau những trận mưa rào chợt đến, chợt đi ngày cuối năm, các đơn vị, bộ phận trên đảo tổ chức thi gói bánh chưng. Để tham gia, mọi người phân nhóm chuẩn bị gạo, đỗ, thịt, lá bàng vuông… Những năm gần đây, được sự quan tâm từ đất liền, rất nhiều lá dong, lá chuối từ đất liền đưa ra đảo để gói bánh chưng, nhưng Tết đến bộ đội vẫn ưu tiên dùng lá bàng vuông để gói bánh chưng. Theo Trung tá Trần Văn Thuấn (từng công tác ở 17 đảo của Trường Sa), gói bằng lá bàng vuông, bánh không chỉ mang vị chát ngọt của lá mà nó còn mang cả hương vị mặn mòi của biển. Ngày Tết, món bánh chưng gói bằng lá bàng vuông ăn kèm với thịt mỡ, dưa hành đã trở thành một đặc sản của lính đảo Trường Sa.
Những ngày cuối năm, vợ chồng anh Lâm Ngọc Vinh (SN 1983) và chị Nguyễn Thị Phương Dung (SN 1995) cùng 2 con nhỏ tất bật sửa soạn bàn thờ gia tiên thêm tươm tất. Do không thể mua sắm như ở đất liền nên cái sự ăn Tết của gia đình anh chị cũng xuề xoà. Ngoài bánh chưng, bánh kẹo, hương hoa thì đôi khi mâm ngũ quả đặt bàn thờ chỉ vỏn vẹn… 3 thứ quả.
Tiết mục văn nghệ ngẫu hứng giữa những người lính đảo với nhà báo ngày xuân.
Anh Vinh tâm sự, dù cuộc sống ở đảo xa còn thiếu thốn nhưng người dân không ỷ lại, cái gì có thể làm được thì tự làm, tự chuẩn bị để Tết càng phong phú, càng vui thêm. Mùa xuân ở đảo cũng có thú vị riêng của nó. Tuy đón giao thừa không có pháo hoa hay cảnh người chen chúc ra phố hái lộc nhưng ở đảo mọi được ngắm biển trời bao la, xem các anh bộ đội diễu hành, hát quốc ca…
Để chuẩn bị cho ngày Tết thêm vui tươi, những người lính trẻ là phẳng phiu những bộ quân phục, cắt tóc cho nhau, sơn sửa lại doanh trại, cổng ra vào, vọng gác. Phòng nghỉ của lính biển cũng được trang trí bằng nhữg con ốc biển, vỏ sò. Đặc biệt, tại "góc nhỏ riêng tư" của các chiến sĩ ở cạnh đầu giường trưng bày những lá thư "màu tím", vật kỷ niệm hoặc cuốn nhật ký để chia sẻ niềm vui cùng đồng đội.
Cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, điểm đảo tổ chức trang trí mâm ngũ quả, chuẩn bị đón năm mới.
Sáng 30 Tết, các đơn vị tiếp tục tổ chức cuộc thi nấu cỗ. Mỗi mâm cỗ phải đảm bảo ít nhất 5 loại thực phẩm như: Thịt mỡ dưa hành, chả giò, thịt gà, làm nộm, tráng miệng bằng salat. Ngũ quả phải đầy đủ, rồi phải có hoa mai, đèn lồng. Đơn vị nào có rau xanh thì điểm sẽ được chấm cao hơn.
Chiều 30 Tết, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo sẽ cùng thắp hương, viếng các liệt sĩ. Tối giao thừa, đảo tổ chức bình thơ, bình văn, tập trung nghe Chủ tịch nước chúc Tết trên tivi rồi cùng tỏa đi chúc Tết các đơn vị và người dân. Trung tá Lê Xuân Hải, công tác ở vùng 4 Hải quân tâm sự, dù đã có 13 năm liền bám biển nhưng cứ đến thời khắc giao thừa khi vợ điện ra hỏi thăm, anh vẫn không kìm nén được cảm xúc…
Thiêng liêng nghi lễ chào cờ mùng 1 Tết
Sôi nổi các hoạt động thể thao ngày Tết ở Trường Sa.
Ở Trường Sa, có một nghi lễ thiêng liêng và xúc động, đó là vào sáng mùng 1 Tết, tất cả quân và dân trên đảo sẽ ra cột mốc chủ quyền, cạnh đó là cột cờ Tổ quốc để làm lễ chào cờ. Người được chọn vào vị trí để làm lễ thượng cờ là những chiến sĩ có thành tích xuất sắc trong công việc và rèn luyện. Đây là một trong những cách ghi nhận thành tích cũng như ý chí vươn lên của mỗi cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Giữa bốn bề sóng vỗ rì rào, cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng gió Trường Sa, Quốc ca vang lên hùng tráng từ những người lính đảo, át cả tiếng sóng biển.
Sau phần diễu hành qua cột mốc chủ quyền và cột cờ Tổ quốc, bộ đội và người dân tới thắp hương tại Đài tưởng niệm các liệt sỹ, nghĩa trang các liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biển đảo của Tổ quốc, Nhà tưởng niệm Bác Hồ… Tiếp đó, mọi người đến chùa Trường Sa Lớn thắp hương và chúc mừng năm mới sư trụ trì của chùa.
Những người lính nơi đảo xa gửi lời chúc mừng năm mới đến người dân đất liền.
Ngày Tết trên đảo, vui nhất vẫn là trẻ em háo hức chạy khắp nơi, vui mừng khoe áo mới. Xa xa, những cánh sóng vỗ dạt dào đập vào kè đá. Những búp non tím biếc hoa muống biển nở tung trên nền xanh cây lá ven đảo. Một khung cảnh thanh bình và thơ mộng.
Ở các đảo Trường Sa Đông, Đá Lát, Đá Tây, An Bang… nơi chúng tôi đến cũng đang cùng đất trời vào xuân bừng lên sức sống. Cán bộ, chiến sĩ đều tất bật với phần việc của mình để chuẩn bị đón Tết. Hoa, cây cảnh của đảo cùng hoa, cây cảnh từ đất liền ra, cùng đua nhau khoe sắc. Pháo thủ Trần Văn Thương (quê Nam Định) chia sẻ: "Năm đầu đón Tết ngoài đảo xa, em nhớ nhà lắm. Nhưng ở đây có đồng đội, có đầy đủ hương vị ngày Tết cũng vơi đi phần nào. Khi thời khắc giao thừa, giữa mênh mông biển trời Tổ quốc, chúng em cùng bảo nhau rằng: "Đảo là nhà, biển cả là quê hương", ăn Tết ở đảo là niềm hạnh phúc thiêng liêng vì được góp phần bảo vệ nơi tiền tiêu của Tổ quốc".
Vui xuân mới không quên nhiệm vụ
Đại tá Lê Đình Hải, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa chia sẻ: "Trong những ngày xuân, tại 21 đảo, 33 điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa đều tổ chức nhiều hoạt động để bộ đội, nhất là các chiến sĩ trẻ vơi đi nỗi nhớ nhà. Tết ở Trường Sa bây giờ đầy đủ hơn xưa, ở các điểm đảo đã có sóng điện thoại, tivi giúp cho không khí đón Tết thêm tưng bừng, phấn khởi. Tuy nhiên vui xuân mới không quên nhiệm vụ. Thời điểm trước, trong và sau Tết, cùng với việc tổ chức cho cán bộ, chiến sỹ đón Tết, chỉ huy các đảo đã yêu cầu cán bộ, chiến sỹ bám sát kế hoạch phòng thủ, tác chiến, sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ ngư dân bị nạn. Cả nước vì Trường Sa, Trường Sa vì Tổ quốc, đó là mệnh lệnh, cũng là trách nhiệm, trái tim mà mỗi người lính đảo hiểu và đặt lên trên hết".
Nhật Tân
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 14 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.