Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Kẻ thù” của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày

Thứ ba, 10:08 09/02/2021 | Sống khỏe

Trong mâm cỗ ngày Tết, “kẻ thù” đầu tiên của những bệnh mạn tính không lây là chất béo.

Chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân do cung cấp nhiều năng lượng mà còn là yếu tố gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ.

“Phép cân bằng” cho bữa ăn

Ăn bánh chưng, bánh, mứt ngọt quá nhiều ngày Tết cũng gây tăng cân do khi có nhiều đường năng lượng từ đường làm tích tụ mỡ nhiều hơn bình thường. Hơn nữa, đường qua chuyển hóa trong cơ thể lại là nguồn nguyên liệu để cơ thể sản xuất ra chất béo.

Qua thực nghiệm cho thấy đường cũng làm tăng huyết áp, tăng sản xuất adrenaline, gây co mạch và ứ muối, dẫn đến tăng huyết áp. Như vậy, không chỉ người bị đái tháo đường cần hạn chế, người bị tăng huyết áp, người không muốn tăng cân cũng phải biết từ chối hoặc hạn chế tối thiểu ăn bánh mứt ngọt, bánh chưng.

Các món ăn mặn chứa nhiều muối: hành muối, dưa muối, bắp cải muối, xúc xích,… cũng là vấn đề không chỉ những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là người tăng huyết áp. Ở những quốc gia với chế độ ăn nhiều muối có tỷ lệ dân số bị tăng huyết áp nhiều hơn ở những quốc gia có chế độ ăn ít muối.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể, giúp kiểm soát huyết áp ở người tăng huyết áp. Mỗi ngày chỉ nên dùng dưới 5 gam muối/người trưởng thành (khoảng một muỗng cà phê muối ăn) sẽ giúp giảm huyết áp 2 - 8 mmHg. Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết ở người bị tăng huyết áp, bị suy tim hoặc người già. Ăn giảm muối là một điều khó khăn, đặc biệt với chế độ ăn của người Việt Nam vốn có nhiều món kho, món muối.

Để tránh việc sử dụng đồ ăn có nhiều muối, người tăng huyết áp cần chú ý kiểm tra lượng muối ghi trên bao bì thực phẩm đối với thực phẩm mua sẵn. Hạn chế ăn các món có dùng nhiều muối như dưa hành, món kho. Ăn ít muối và chỉ dùng gia vị thay thế muối.

Rau quả là nguồn cung cấp cho cơ thể các vitamin và muối khoáng để phòng chống các bệnh thiếu vi chất. Rau được sử dụng nhiều trong ngày tết gồm: rau thơm (xà nách, húng láng, mùi, kinh giới, hành tươi, ớt, tỏi...) ngoài cung cấp các vitamin, khoáng, chất xơ chúng còn là những vị thuốc kháng sinh thực vật rất tốt. Các loại rau xanh (súp lơ, cần tây, tỏi tây, cà chua) và các loại quả (cam, chanh, quít...) là nguồn cung cấp vitamin C. Vitamin C trong quả không bị mất mát do chế biến. â - caroten có nhiều trong các loại rau quả có màu vàng, màu đỏ da cam hay xanh sẫm như: ớt đỏ, cà rốt, cà chua, xoài, gấc, hồng đỏ, rau muống, hành lá...

Rau quả chứa nhiều chất khoáng có tính kiềm, đặc biệt là kali, can xi, magiê…đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể và cần thiết để duy trì cân bằng kiềm toan. Ngoài ra, rau còn cung cấp chất pectin, acid hữu cơ và chất xơ. Chất cenluloza của ngũ cốc và ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón, giúp đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể để phòng chống tăng huyết áp, xơ vữa động mạch.

 “Kẻ thù” của sức khỏe trong bữa ăn hàng ngày - Ảnh 1.

Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch.

Sử dụng rau thơm thế nào cho sạch?

Trong bữa ăn ngày Tết, ngoài các thức ăn giàu đạm còn có nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng từ các loại rau sống (rau thơm). Rau gia vị cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên, ít hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng bệnh tật.

Nhưng nếu rau không đảm bảo an toàn vệ sinh (trong khi canh tác sử dụng phân bón: phân tươi, phân chuồng chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng qui định,...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người sử dụng. Dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.

Để đảm bảo rau sạch, cần xơ chế sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu trên lá rau. Ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng thì không có tác dụng với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể, nếu không rửa lại nhiều lần.

Theo Ths.BS NGUYỄN VĂN TIẾN/SKĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác

Mùa hè nắng nóng, khi nào nên thải độc gan, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - 3 nhóm người cần chú trọng làm mát gan, thải độc gan trong ngày hè nắng nóng là những người có lối sống thiếu khoa học, người cao tuổi và người hay uống rượu bia.

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu

Cha mẹ ôm con 3 tuổi đi cấp cứu lúc nửa đêm sau 'sự cố' hy hữu

Y tế - 3 giờ trước

Khi trẻ đang chơi ở trong thì nhà bất ngờ đàn ong bay vào đốt, sau đó trẻ xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nên đã được gia đình đưa đi cấp cứu.

Kiểu ăn giúp phụ nữ châu Á giảm 41% nguy cơ một loại ung thư

Kiểu ăn giúp phụ nữ châu Á giảm 41% nguy cơ một loại ung thư

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một nghiên cứu kiểu ăn giúp gia tăng tuổi thọ vừa được chứng minh là đem lại lợi ích đặc biệt đối với phụ nữ châu Á.

Uống nước lá tía tô với gừng có tác dụng gì?

Uống nước lá tía tô với gừng có tác dụng gì?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Lá tía tô và gừng là một loại rau, gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Tía tô và gừng được trồng khắp đất nước Việt Nam chúng được sử dụng như một gia vị và sử dụng như một loại thuốc y học cổ truyền.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.

Tại sao đàn ông khỏe hơn nhưng tuổi thọ lại ngắn hơn phụ nữ?

Tại sao đàn ông khỏe hơn nhưng tuổi thọ lại ngắn hơn phụ nữ?

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Điều tra Dân số Liên hợp quốc, tuổi thọ trung bình của nam giới ngắn hơn nữ giới từ 5 đến 10 năm và khoảng cách này đang ngày càng gia tăng ở một số quốc gia.

Một số mẹo để hạn chế ăn mặn ở bệnh nhân bị tăng huyết áp

Một số mẹo để hạn chế ăn mặn ở bệnh nhân bị tăng huyết áp

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Để giúp kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, bệnh nhân tăng huyết áp có thể áp dụng một số mẹo trong bài viết dưới đây.

5 loại thuốc nam rẻ tiền bán đầy chợ Việt, mùa hè dùng theo cách này để làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

5 loại thuốc nam rẻ tiền bán đầy chợ Việt, mùa hè dùng theo cách này để làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Một số lại cây thuốc nam có thể giúp thải độc gan. Tuy nhiên, cần được sử dụng đúng liều lượng và cách dùng đúng cách để phòng tác dụng phụ không mong muốn.

Uống trà gì để hạ huyết áp?

Uống trà gì để hạ huyết áp?

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Sử dụng trà đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tham khảo thêm một số loại trà trong bài viết sau đây có thể giúp hỗ trợ cải thiện tăng huyết áp.

3 thói quen xấu khiến bạn già nhanh "không phanh", xếp thứ 3 là điều rất nhiều người vẫn làm trong ngày nghỉ lễ

3 thói quen xấu khiến bạn già nhanh "không phanh", xếp thứ 3 là điều rất nhiều người vẫn làm trong ngày nghỉ lễ

Sống khỏe - 23 giờ trước

Trong cuộc sống, những thói quen chủ quan cũng có thể vô tình là nguyên nhân khiến chúng ta già nhanh hơn tưởng tượng.

Top