Kết thúc kỳ thi đại học- cao đẳng năm 2013: Thót tim chờ kết quả
GiadinhNet - Kỳ thi đại học vừa kết thúc nhưng với các thí sinh, căng thẳng còn lớn hơn vì các em đang hồi hộp, lo lắng chờ thông báo kết quả. Các bậc cha mẹ cần biết cách để động viên, chia sẻ cùng con vì đây là thời điểm hết sức nhạy cảm, bởi thực tế đã có không ít trường hợp đau lòng xảy ra từ việc thi trượt đại học của các em.
Thí sinh đang làm bài trong kỳ thi ĐH 2013. Ảnh: T.L |
Khi được hỏi: Có hay không việc chuẩn bị tâm lý trượt đại học, bạn Nguyễn Tùng Dương, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng vội vàng xua xua về phía tôi: "Chị, đừng có nói đến cái từ đấy nhé, em đang kỵ nhất cái từ đó. Nó không thể rơi vào em được. Em học không tồi, làm bài cũng cẩn thận nên cầu mong ông trời thương...Vừa thi xong thôi mà đi đâu em cũng nghe mọi người hỏi "Làm bài tốt không, chắc đỗ rồi chứ?". Ai cũng yêu mến, tin tưởng càng làm cho em lo lắng thêm".
Sự căng thẳng cũng đang hiện rõ trên khuôn mặt của em Nguyễn Văn Bình, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tâm sự với chúng tôi, Bình cho biết: "Nhà em, hai chị gái đã đỗ đại học nên em càng chịu áp lực căng thẳng hơn. Em là con trai trong nhà, bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng.
"Em thi vào trường ĐH Kinh tế Quốc dân và trường ĐH Sư phạm Vinh, cả hai trường tỉ lệ chọi đều cao nên lo lắm. Em thích được học trường Kinh tế Quốc dân. Hai môn Toán, Hóa em làm tốt nhưng môn Lý không được ưng ý cho lắm nên rất lo. Trượt đại học thì nhục nhã lắm", Bình chia sẻ.
Đặng Huyền Trang (nhà ở phố Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội), thổ lộ: "Sau khi thi đại học em ngộp thở chờ kết quả, kỳ thi mới kết thúc mà sự lo lắng, hồi hộp đã bắt đầu nhân lên. Thi xong rồi mà ngày nào em cũng xem đi, xem lại đáp án. Em rất lo về kết quả thi của mình vì trường em thi, khoa em muốn học lấy điểm rất cao- Khoa Kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương". "Bảng thành tích học tập của em khá ấn tượng, thậm chí nó là niềm tự hào của bố mẹ em với bạn bè đồng nghiệp. 12 năm học sinh giỏi, thi vượt cấp từ trước đến nay luôn giành điểm cao. Vì vậy, em không thể nghĩ mình có thể trượt đại học được", Huyền Trang quả quyết.
Trên các diễn đàn mạng nhiều bậc cha mẹ cũng như các sỹ tử chia sẻ nỗi lo lắng về kết quả kỳ thi đại học. Trên diễn đàn thanglongstudy.com, bạn nuna_becondangyeu... viết: "Thi xong rồi mà lòng cứ thấy ngổn ngang, lo lắng. Mình sợ sự may mắn bỏ qua mình, sợ làm bố mẹ và mọi người thất vọng, buồn về mình. Mỗi ngày ơi, hãy trôi qua thật nhanh để mình nhận kết quả như ý".
Bạn nguyenlinhb thì chia sẻ: "Tôi đang hy vọng, hy vọng rất nhiều như bất kỳ một thí sinh nào vừa tham dự kì thi đại học cam go vừa qua. Đi thi ai cũng mong mình đỗ để được vào giảng đường đại học, cho mình được hiển vinh, cha mẹ vui lòng. Nhưng càng hy vọng bao nhiêu thì áp lực dồn nén lên vai mình càng nặng, mình cảm thấy chờ đợi đến mỏi mòi, đến bí bức. Ai cũng kì vọng vào mình: Bố mẹ, ông bà, họ hàng, các cô chú ở cơ quan bố mẹ... Rất nhiều người thành ra rất nhiều áp lực. Những ngày này sao quá khó khăn đối với mình. Được nhiều người quan tâm hỏi han sao nhiều lúc mình cứ thấy như muốn phát điên lên".
Có bạn thì tâm trạng: "Đây quả là một khoảng thời gian đặc biệt với những người vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học. Qua rồi những đêm ngày miệt mài ôn thi, qua rồi những phút căng thẳng bố đợi con ngoài cổng trường... và bây giờ là những phút giây phấp phỏng đợi chờ kết quả với cảm giác nghẹt thở đến vỡ tim... Mình sẽ vui với hạnh phúc lan tỏa, hay những giọt nước mắt lại lã chã rơi?!".
Hãy là bờ vai để con dựa
Theo các chuyên gia tâm lý, thời gian chờ kết quả thi với các sỹ tử khá căng thẳng vì vậy không phải chờ khi có kết quả mà ngay từ lúc thi xong, các em rất cần sự động viên an ủi, quan tâm của mọi thành viên trong gia đình.
Áp lực từ gia đình, từ chính bản thân đã khiến không ít thí sinh lo lắng, trông chờ vào kết quả thi Đ.H. Ảnh: T.L |
Theo tìm hiểu từ các bậc phụ huynh có con đi thi đại học vừa qua, hầu hết họ đều đồng tình với việc không nên tạo áp lực cho con. Chị Hà Thị Anh, xã Liêm Chính, thành phố Phủ Lý, Hà Nam cho biết: "Con gái tôi vừa trải qua kỳ thi đại học, cháu học thuộc diện khá và tôi hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của cháu nhưng không vì thế mà tôi tỏ rõ sự kỳ vọng ở con. Ngay khi con thi xong môn cuối cùng, tôi đã động viên cháu là con cứ nghỉ ngơi, đi chơi cho thoáng đầu óc. Thi đỗ thì tốt mà không đỗ thì mình vẫn có nhiều lựa chọn khác. Không học đại học mà học một nghề tốt cũng không sao. Tôi cũng nhắc nhở người thân là không nên hỏi han quá nhiều về việc thi cử của con trong lúc này. Cái gì xong cứ xếp nó vào xó cho "nó ngủ" cái đã".
Anh Vũ Thế Việt, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho hay: "Theo tôi, chỉ có cha mẹ, người thân lúc này là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho con trẻ. Con thi xong, tôi đã chủ động cắt phép để đưa con đi du lịch luôn. Ngày mai, bố con tôi sẽ đi Hạ Long một tuần, tách con khỏi mạng Internet, không để ngày nào cháu cũng vào mạng tới mấy lần để thấp thỏm chờ điểm. Thời gian đi nghỉ, tôi sẽ có nhiều cơ hội trò chuyện với con về các ngả đường vào đời đang mở rộng ở phía trước. Phòng trường hợp chẳng may con trượt đại học sẽ không bị rơi vào tình trạng buồn phiền, suy nghĩ tiêu cực".
"Tôi luôn nói với con là đại học cũng chỉ là một con đường để đi đến thành công. Vẫn còn có nhiều lối đi khác nữa. Có tài năng, có quyết tâm, thì bố sẽ sát cánh cùng con để tìm được một lối rẽ phù hợp", anh Việt tâm sự.
Nhiều cái chết thương tâm vì thi trượt
Trên thực tế, năm nào cũng có những cái chết thương tâm của các em học sinh do trượt đại học, do áp lực thi cử hay do bố mẹ mắng chửi.
Vì vậy cha mẹ, người thân hãy coi đó là bài học. Con số thống kê của Bộ Giáo dục& Đào tạo, mỗi năm số thí sinh trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ chỉ chiếm chưa đến 30%, còn lại gần 70% thí sinh phải chấp nhận rời xa cánh cửa ĐH, CĐ. Song song với đó cứ sau mỗi kỳ thi đại học, cao đẳng, có khoảng 2, 3 vụ học sinh tự tử vì trượt đại học. Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể. Vì vậy, cha mẹ, người thân hãy là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho con cái không bị rơi vào tình cảnh đau lòng. |
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 4 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.