Khách vơi quá nửa, tiểu thương các chợ "ngồi… ngáp cả ngày"
"Thấm" những khó khăn, tác động sau đại dịch Covid-19, không ít tiểu thương tại các chợ truyền thống trên địa bàn TPHCM phản ánh việc buôn bán ế ẩm, sắp "cạn sức chống đỡ".
Trước bán 7 triệu đồng/ngày, giờ là tổng thu 1 tháng
"Bán ế nên giờ còn chưa về nhà nè" - chị L. (tiểu thương tại chợ Bà Chiểu, TPHCM) thở dài, nhìn thau cá còn đầy khi trời đã sập tối. Chị L. cho biết, tình trạng ế ẩm này đã kéo dài gần 2 năm nay, không ít tiểu thương rơi vào tình cảnh khó khăn.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, các con đường đi qua chợ Bà Chiểu luôn tấp nập xe cộ qua lại nhưng rất ít người ghé vào chợ mua đồ như trước đây.
Tại chợ Rạch Ông (quận 8, TPHCM), mỗi ngày cũng chỉ có lác đác vài người đến mua hàng. Không riêng gì các mặt hàng như quần áo, trang sức, kể cả các sạp rau củ, thực phẩm cũng rơi vào cảnh bán chậm.

Khung cảnh vắng vẻ tại Chợ Rạch Ông (Ảnh: Nguyễn Vy).
Khu vực sạp quần áo, tiểu thương giờ chỉ biết ngồi "buôn dưa lê" để giết thời gian, số lượng người bán còn nhiều hơn người đến mua.
Chị Út (45 tuổi, tiểu thương sạp quần áo tại chợ Rạch Ông) từng bán ở chợ từ năm 18 tuổi, khi chợ vẫn chưa xây sạp khang trang như hiện tại. Gần 30 năm bám chợ, chị Út chưa từng chứng kiến cảnh ế ẩm kéo dài như vậy. Cả ngày, chị chỉ mong có người đến mở hàng, rồi hầu hết là ngồi… ngáp, chờ khách.
"Giờ đã chiều tối rồi mà mới bán được có 2 bộ đồ, lãi được 20.000 đồng. Vì quần áo sạp tôi đa phần bán cho công nhân mà bây giờ người mất việc, giảm lương nhiều, còn bán mua được cho ai", chị Út thở dài.
Trước đây, mỗi ngày chị vừa làm vừa chơi cũng có thể kiếm được 7-8 triệu đồng. Tuy vậy, gần hai năm trở lại đây, 7 triệu đồng là thu nhập cả tháng. Số tiền này chị Út chỉ đủ lo chi phí ăn uống qua loa của cả nhà.
"Chồng tôi phụ đầu này đầu kia, cũng phải chăm sóc con nữa nên thời gian hầu như không có", chị Út nói.
Mà theo tiểu thương này, ở chợ, chị chỉ thuộc diện "hơi khó khăn" đã mua sạp từ trước, không cần đóng tiền thuê hàng tháng vì không cần đóng tiền thuê sạp, bởi đây là sạp do chị mua. Những hộ kinh doanh mới, phải trả tiền thuê sạp khoảng 4 triệu đồng/tháng, chưa kèm các chi phí phát sinh. Tình hình buôn bán như vậy việc duy trì kinh doanh cũng khó khăn, bấp bênh hơn.
Tương tự, chị P.C. (tiểu thương sạp vải) cũng thừa nhận tình trạng ế ẩm chung của các tiểu thương. Chị C. cho biết, trung bình mỗi ngày chị bán được chỉ vài cây vải, giảm khoảng 50% so với mọi năm.
"Mà giờ người ta mua hàng online nhiều, chợ ế cũng là tình hình chung, không phải riêng gì quần áo hay vải mà thực phẩm cũng vậy", chị C. nói.
Gồng gánh mỗi ngày
Cô Hà (50 tuổi, tiểu thương bán rau củ tại chợ Rạch Ông) cũng thở dài, mấy chục năm ngồi chợ, chưa khi nào ế như thời điểm này. Trước đây, mỗi ngày cô Hà có thể kiếm khoảng 2 triệu đồng, giờ doanh thu giảm một nửa, dù rau củ, thực phẩm rõ ràng là một mặt hàng thiết yếu.
Gồng gánh chi phí một sạp rau củ như vậy, thời điểm này gần như việc buôn bán không lời lãi.
"Ráng gồng gánh thôi, mượn đầu này bù vào đầu kia. Giờ chúng tôi nợ ngân hàng quá trời. Tình trạng ế từ lúc dịch bệnh đến giờ, nay thì người mất việc đang tăng, ngay cả chi phí ăn uống, sinh hoạt cũng phải chắt bóp, tiết kiệm hơn", cô Hà bộc bạch.
Tiểu thương tại An Đông Plaza chị Cẩm Nhung cũng thảng thốt, đây vốn dĩ là chợ thời trang lớn nhất TPHCM, bình thường luôn tấp nập người ra vào, tất bật cảnh bốc xếp, xuất nhập hàng. Vậy mà giờ đây, hầu hết tiểu thương mỗi ngày chỉ ngồi ngóng khách tới mua. Các đơn hàng sỉ, lẻ đều giảm. Trước đây chị Nhung có thể bán được hơn 300 đôi giày, dép/ngày, giờ đây chỉ còn vỏn vẹn 30-40 đôi/ngày.
Thời điểm đầu khi vừa kinh doanh ở An Đông Plaza, giá thuê sạp khá rẻ. Sau này giá thuê tăng cao, chị cố gắng lắm mới gồng gánh nổi. Nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, tiểu thương đành "bó tay", không trụ nổi với mức giá thuê đó nữa.
Lần gần đây nhất, sau khi nghe thông báo sạp thuê sẽ tăng 25%, các tiểu thương tại đây đã đồng loạt đóng sạp, treo biển phản đối và kiến nghị mong được xem xét giảm giá thuê. Chị Nhung cho biết, sau khoảng vài ngày, đại diện chợ cũng đã đồng ý giảm tiền.
Trái ngược với ý kiến của các tiểu thương, Phó Chủ tịch UBND phường 2, quận 8 Tăng Xuân Phong cho biết, theo số liệu ghi nhận từ ban quản lý chợ, sức mua ở chợ Rạch Ông vẫn ổn, có dấu hiệu phục hồi tốt sau những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo Phong thông tin, chợ Rạch Ông không chỉ phục vụ cho địa bàn quận 8, mà còn địa bàn quận 7, quận 5,…
"Các chính sách hỗ trợ sau dịch, các tiểu thương cũng đã được hưởng. Phường cũng phối hợp với phòng kinh tế để kiểm tra giá niêm yết, tạo cơ hội để tiểu thương phục hồi buôn bán sau dịch bệnh. Hàng năm, phường vẫn tổ chức các hội nghị đối thoại giữa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, ngân hàng trên địa bàn để hỗ trợ người dân tiếp cận vốn vay, phát triển kinh doanh", vị này nói.

Kỳ điều hành ngày 3/7, giá bán xăng giảm từ hơn 21.000 đồng xuống còn hơn 19.000 đồng/lít
Giá cả thị trường - 6 giờ trướcGĐXH - Ngày 3/7, Bộ Công thương công bố giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường mới, áp dụng từ 15h chiều cùng ngày. Kỳ điều hành này, giá bán các mặt hàng xăng dầu đều giảm.

Giá bán không ngờ tới của nhiều căn biệt thự tại phường Hoàn Kiếm (mới), Hà Nội
Giá cả thị trường - 7 giờ trướcGĐXH - Sau khi sáp nhập, giá biệt thự, đặc biệt là những căn biệt thự cổ tại phường Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội vẫn ghi nhận ở mức cao, nhiều căn được rao bán lên tới hơn 400 tỷ đồng.

Xe sedan hạng C giá 189 triệu đồng thiết kế sang trọng, rẻ hơn Kia Morning, Hyundai Grand i10, chỉ ngang xe ga Honda SH có gì đặc biệt khi ra mắt ở Trung Quốc?
Giá cả thị trường - 9 giờ trướcGĐXH - Xe sedan hạng C đang khiến dân tình ‘đứng ngồi không yên’ bởi giá quá rẻ, thiết kế đẹp mà giá chỉ ngang Honda SH.

Giá lăn bánh Mazda2 mới nhất giảm sốc, rẻ chưa từng có, thấp hơn cả Hyundai Grand i10, Kia Morning, thành sedan hạng B rẻ nhất phân khúc
Giá cả thị trường - 12 giờ trướcGĐXH - Giá lăn bánh Mazda2 mới nhất đang cực hấp dẫn bởi ưu đãi hiện chỉ còn 403 triệu đồng, thấp hơn cả hatchback hạng A như Hyundai Grand i10, Kia Morning.

Xuất hiện ngân hàng có lãi suất tiết kiệm tới 8,1%: Gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, 13 tháng nhận bao nhiêu tiền lãi?
Giá cả thị trường - 1 ngày trướcGĐXH - Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng trong hệ thống ngân hàng dao động quanh ngưỡng 4,4 - 9%.

Giá vàng hôm nay 2/7: Vàng SJC, vàng nhẫn ra sao khi thế giới tăng vọt?
Giá cả thị trường - 1 ngày trướcGĐXH - Giá vàng hôm nay tăng rất mạnh lên cao nhất trong vòng 1 tháng nay, theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 121 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cao nhất lên 118,5 triệu đồng/lượng.

Giá lăn bánh Kia Morning mới nhất giảm siêu rẻ nhờ ưu đãi sốc, xứng danh hatchback hạng A rẻ nhất
Giá cả thị trường - 1 ngày trướcGĐXH - Giá lăn bánh Kia Morning mới nhất tháng 7/2025 đang được ưu đãi 6 triệu đồng, đây là ưu thế lớn để mẫu xe này tìm lại vị thế của mình trong phân khúc cỡ A.

Giá bán không ngờ tới của nhiều căn hộ tập thể tại phường Hoàn Kiếm mới, Hà Nội
Giá cả thị trường - 1 ngày trướcGĐXH - Dù đã cũ, nhưng giá nhiều căn hộ tập thể tại phường Hoàn Kiếm mới sáp nhập tại Hà Nội hiện nay vẫn có giá bán khá cao, thu hút sự quan tâm của nhiều người mua, người bán.

Xe gầm cao SUV hạng B giá 589 triệu đồng tại Việt Nam đẹp long lanh vượt trội Mazda CX-3, rẻ hơn Kia Seltos và Hyundai Creta
Giá cả thị trường - 1 ngày trướcGĐXH - Xe gầm cao SUV hạng B của một hãng xe Châu Âu nhưng sở hữu mức giá rẻ hơn các mẫu xe Hàn Quốc như Kia Seltos và Hyundai Creta.

Phường Hoàn Kiếm mới: Giá nhà riêng chạm mốc vài chục tỷ đồng/căn
Giá cả thị trường - 1 ngày trướcGĐXH - Sự hình thành phường Hoàn Kiếm mới không chỉ đánh dấu bước thay đổi về địa giới hành chính, mà còn kích hoạt làn sóng sôi động trên thị trường bất động sản trung tâm Hà Nội – nơi mà mỗi mét vuông đất đều mang giá trị "vàng mười".

Xe gầm cao SUV hạng B giá 589 triệu đồng tại Việt Nam đẹp long lanh vượt trội Mazda CX-3, rẻ hơn Kia Seltos và Hyundai Creta
Giá cả thị trườngGĐXH - Xe gầm cao SUV hạng B của một hãng xe Châu Âu nhưng sở hữu mức giá rẻ hơn các mẫu xe Hàn Quốc như Kia Seltos và Hyundai Creta.