Khánh Hòa: Vừa khắc phục sạt lở đất, vừa oằn mình với bão số 9
GiadinhNet - Đến thời điểm hiện tại, Khánh Hòa có hơn 910 địa điểm xung yếu với 280.000 dân, 44.000 lồng bè... cần sơ tán. Địa phương này đã chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung theo dõi diễn biến cơn bão số 9, căn cứ các phương án để di dời, sơ tán người dân ra khỏi những khu vực nguy hiểm.
Người dân Nha Trang ra biển lấy cát chằng chống nhà cửa trước bão số 9 có thể đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa (ảnh to). Người dân chèn bao cát trên mái tôn để chống bão. Ảnh: Thủy Nguyên
Học sinh các cấp nghỉ học 3 ngày tránh bão
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công điện khẩn yêu cầu Sở GD&ĐT thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ để chỉ đạo các trường học có các biện pháp gia cố, bảo vệ các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các trường. Đồng thời, chủ động cho học sinh nghỉ học trong các ngày bão, mưa lũ lớn ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh từ chiều 23/11 đến hết ngày 25/11.
Theo thống kê, tỉnh Khánh Hòa có khoảng 500 trường học với hơn 275.000 học sinh từ cấp nhà trẻ đến THPT. Cụ thể: nhà trẻ hơn 11.900 trẻ; mẫu giáo hơn 51.700 học sinh; tiểu học hơn 101.800 học sinh/3.408 lớp; THCS hơn 76.500 học sinh/2.223 lớp và THPT: 36.750 học sinh/951 lớp, trong đó công lập 33.840 học sinh/865 lớp.
Theo đó, Sở GD&ĐT Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị trực thuộc thường xuyên theo dõi thông tin tình hình, phối hợp với địa phương khi bão số 9 ập đến. Lãnh đạo các trường chủ động xử lý các tình huống xảy ra, chằng chống, đưa bàn ghế cùng các thiết bị dạy và học lên cao tránh hư hỏng lúc nước gây ngập.
Đồng thời, lãnh đạo các trường thông báo đến phụ huynh về việc nghỉ học và quản lý học sinh chặt chẽ trước và sau bão.Thông báo cũng nêu rõ, sau thời gian nghỉ các trường chủ động thời gian dạy bù. Đặc biệt đối với TP Nha Trang, do trận mưa lớn năm hôm trước đã làm nhiều nơi trong thành phố ngập nước, sạt lở trên núi làm đất đá trên núi đổ dồn dập xuống vùi lấp hàng chục căn nhà. Nhiều trường học bị hư hỏng, ngập nước với bùn non nên học sinh một số phường, xã của thành phố đã nghỉ học để khắc phục.
Sau khi bão qua, khoảng 100 học sinh ở phía Bắc sông Cái đang học tập tại Trường THCS Cao Thắng (xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang - tọa lạc ở phía Nam sông) tạm thời không có cầu để đến trường. Nếu đi đường vòng qua trung tâm thành phố là quãng đường 10km, trong khi nhà các học sinh này chỉ cách trường một con sông. Xã phải bố trí đò hoặc xe buýt để đưa học sinh ở phía Bắc sông sang trung tâm xã đi học an toàn.
Trước đó, ngày 18/11, mưa lũ kèm sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng khiến 20 người ở TP Nha Trang thiệt mạng, trong đó có 4 học sinh. Nhiều trường học ở vùng ven TP Nha Trang như xã Vĩnh Phương, Vĩnh Thạnh, Phước Đồng... bị nước lũ bao vây, làm hư hỏng nhiều bàn ghế học sinh, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học.
Di dời người dân đến nơi an toàn
Trong ngày 23/11, lo sợ bão số 9 trên Biển Đông sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những ngày cuối tuần, người dân đã tự xúc cát về chằng chống nhà cửa… Anh Nguyễn Văn Tý (phường Ngọc Hiệp, TP Nha Trang) - một người dân lấy cát ở bãi biển phía Đông đường Trần Phú cho biết, “kinh nghiệm xương máu” này được rút ra sau khi nhiều nhà cửa bị tốc mái, đổ sập trong cơn bão “con Voi” vào mùa đông năm ngoái. “Năm ngoái nhà cửa chúng tôi bị sập vì bão nên giờ này lo lắng lắm, phải lấy cát chằng chống nhà cửa”, anh Tý nói.
Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở NN&PTNT Khánh Hòa cho biết, trước diễn biến phức tạp của mưa bão, tỉnh đang tiến hành sơ tán 280 ngàn người dân đến nơi an toàn, đưa hơn 8.000 lao động trên các lồng bè lên bờ trú ẩn, sơ tán 500 tàu thuyền các loại vào nơi neo đậu an toàn.
“Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 910 điểm có nguy cơ cao, có 280.000 dân trên toàn tỉnh di dời. Tỉnh đã có văn bản triển khai đến các địa phương, lực lượng, phương tiện di dời chủ yếu là quân đội, công an, dân quân và nếu người nào không đi thì có biện pháp cưỡng chế, phân công lực lượng canh gác tránh trường hợp xảy ra giống cơn bão số 12 năm 2017”, ông Bản cho biết.
Ngày 22/11 vừa qua, Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai và 14 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đã có cuộc họp trực tuyến bàn giải pháp phòng chống cơn bão số 9 đang sắp đổ bộ vào đất liền. Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cơn bão số 9 dự báo sẽ đi chậm, mưa lớn nên dễ xảy ra lũ quét, sạt trượt, nhất là các điểm xung yếu nên các địa phương phải hết sức chủ động, không chủ quan. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Yêu cầu Bộ NN&PTNT tăng cường chỉ đạo, đồng thời cùng các địa phương chủ động hơn nữa việc kiểm tra các hồ đập, xem xét lại quy trình vận hành để đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất nhưng không để xảy ra sự cố vỡ đập, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân”.
Cấm tàu thuyền xuất bến để đảm bảo an toàn
Ngày 23/11, tại cuộc họp ứng phó với bão số 9, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai yêu cầu các ban ngành địa phương khẩn trương kêu gọi, hướng dẫn 3.855 tàu/23.509 lao động đang hoạt động trong khu vực nguy hiểm tìm nơi tránh trú bão số 9 hoặc vào bờ đảm bảo an toàn.
Theo dự báo, bão số 9 là cơn bão phức tạp, thời gian bão đổ bộ vào đất liền vào khoảng đêm 24, sáng 25/11, gây mưa lớn và phạm vi có xu hướng mở rộng xuống toàn bộ khu vực phía Nam.
Đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thông tin: Có hơn 3.800 tàu, với 23.500 người đang trong vùng bão. “Tuy nhiên, các phương tiện đã nắm được thông tin của bão và đang di chuyển tránh, thoát khỏi khu vực nguy hiểm, cố gắng trong chiều tối 23/11 tất cả các tàu sẽ vào bờ an toàn”, vị này nói.
Nguyễn Lan
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 2 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 5 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 5 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 5 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 6 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.