Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi già răng phải rụng là quan niệm sai lầm ở người cao tuổi

GiadinhNet - Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng càng lớn. Chính vì vậy, cần duy trì thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày.

Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh có ảnh hưởng đến răng miệng, tuy nhiên không ít người cao tuổi không quan tâm đến vấn đề này. Thậm chí, có người cao tuổi quan niệm sai lầm rằng khi già thì răng phải rụng và đó là chuyện bình thường.

Chính những quan niệm sai lầm và yếu tố tâm lý ngại đi khám răng hoặc sợ các thủ thuật điều trị nha khoa nên các bệnh lý về nha khoa người cao tuổi gặp phải thường trầm trọng hơn so với người trẻ.

Bên cạnh đó, người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh hệ thống có ảnh hưởng đến vùng miệng và lúc đó thì những tổn thương vùng miệng lại tác động ngược lại một cách trực tiếp hay gián tiếp lên tình trạng dinh dưỡng, giao tiếp, khả năng đề kháng và chất lượng cuộc sống nói chung.

Do đó, chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi là vấn đề cần được quan tâm.

Cách chăm sóc răng miệng tốt nhất là đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Ảnh minh họa.

Cách chăm sóc răng miệng tốt nhất là đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Ảnh minh họa.

Đánh răng là cách tốt nhất phòng bệnh

Loãng xương, viêm khớp, và các vấn đề về cơ bắp hay chuyển động có thể làm cho việc đánh răng là một thách thức với người cao niên. Bàn chải đánh răng điện có thể là một trợ giúp rất lớn.

Đánh răng quan trọng hơn bất kỳ loại nước súc miệng nào. Bạn không thể thay thế đánh răng bằng súc miệng trong 4 phút để giữ cho răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bị sâu răng, bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa florua và kem đánh răng.

Thay đổi chế độ ăn uống

Cả canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng mà nhiều người lớn tuổi bị thiếu. Sự thiếu hụt của một trong hai dưỡng chất trên có thể gây chứng loãng xương, do đó có thể làm tăng nguy cơ bị mất răng. Bên cạnh việc bổ sung cả canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống, người cao tuổi cần lưu ý giảm lượng đường. Ăn quá nhiều đường với thói quen đánh răng kém có thể nhanh chóng dẫn đến các bệnh về răng.

Đối với người cao tuổi, các loại rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp nhiều sinh tố cho cơ thể nói chung, cho răng, lợi nói riêng. Thời điểm ăn trái cây tươi tốt nhất là trước bữa ăn chính một tiếng đồng hồ. Chỉ nên ăn bánh ngọt vào bữa ăn, sau mỗi lần ăn phải súc miệng và chải răng ngay, không để thức ăn lưu lại trên răng và lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong miệng lên men tạo ra chất acid phá hủy men răng dẫn đến sâu răng.

Kiểm soát chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng tốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi. Ảnh minh họa.

Kiểm soát chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng tốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng thường gặp ở người cao tuổi. Ảnh minh họa.

Kiểm tra răng miệng định kỳ

Tuổi ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng lại càng được đặt lên hàng đầu. Người cao tuổi nên có kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để trước khi bước vào tuổi 60. Những răng bị sâu nên trám lại, nếu mất răng nên trồng lại răng giả mới. Vì càng lớn tuổi sức khỏe càng kém việc đi lại khó khăn, nên điều trị nha khoa triệt để là điều cần thiết ở giai đoạn này. Người cao tuổi cũng nên kiểm tra răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần để phát hiện sớm các bệnh về răng miệng, nhất là bệnh về lợi ở người cao tuổi có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.

Nâng cao nhận thức sức khỏe răng miệng

Sức khỏe răng miệng kém là một vấn đề y tế công cộng ngày càng tăng ở những người nghỉ hưu, những người già. Các chuyên gia y ế cũng khẳng định, sức khỏe răng miệng có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, sự cần thiết nâng cao nhận thức của người cao tuổi về sức khỏe răng miệng để phòng ngừa nguy cơ mắc những căn bệnh khác.

Người cao tuổi nên có kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để trước khi bước vào tuổi 60. Ảnh minh họa.

Người cao tuổi nên có kế hoạch điều trị nha khoa một cách triệt để trước khi bước vào tuổi 60. Ảnh minh họa.

Lily (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Cholesterol cao có thể gây ra rối loạn cương dương?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nồng độ cholesterol cao không chỉ đe dọa tim mạch mà còn là thủ phạm thầm lặng gây rối loạn cương dương. Tìm hiểu mối liên hệ mật thiết này để bảo vệ sức khỏe nam giới toàn diện hơn.

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Thai phụ sinh non, con nặng 1,6kg thừa nhận thường xuyên uống món 'khoái khẩu' này vào buổi sáng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ này đã không duy trì chế độ uống nước đều đặn khi mang thai. Thay vào đó, gần như ngày nào cô cũng uống một đến hai cốc trà sữa vào mỗi bữa sáng.

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Vòng tránh thai 'đi lạc', cắm sâu vào cơ tử cung người phụ nữ sau 5 năm sử dụng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện vòng tránh thai đã cắm sâu vào lớp cơ tử cung, vị trí phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ tổn thương nếu cố gắng tháo theo phương pháp thông thường.

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Mắc sởi khi mang thai, người phụ nữ 26 tuổi sinh non ở tuần 31

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Em bé chào đời non tháng, chỉ nặng 1,7kg, phải nằm lồng ấp, thở máy và đang được theo dõi sát sao tại bệnh viện.

Top