Khi kinh nguyệt sắp kết thúc, phụ nữ vội vã thực hiện ngay 7 việc này sẽ làm tổn thương tử cung và cho kết quả không chuẩn
Chị em thường mách nhau cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trong những ngày "đèn đỏ" mà quên mất rằng khi kinh nguyệt sắp kết thúc cũng cần kiêng khem.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt thường có sức khỏe yếu hơn. Lúc này sức đề kháng giảm, nội tiết không ổn định nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe tử cung , gây đau lưng, chướng bụng và tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Để bảo vệ sức khỏe vùng kín, chị em thường mách nhau cần chú ý vệ sinh sạch sẽ trong những ngày "đèn đỏ" mà quên mất rằng khi kinh nguyệt sắp kết thúc cũng cần kiêng khem.
Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ thực sự kết thúc khi âm đạo không còn ra máu và dich tiết màu nâu. Tình trạng này được duy trì trong 3 ngày. Chị em nên nhớ rõ 7 việc sau để tránh.
7 việc không nên thực hiện ngay khi kỳ kinh sắp kết thúc
1. Ăn đồ cay nóng
Trong những ngày kinh nguyệt diễn ra, phụ nữ thường cảm thấy cơ thể khó chịu vì vậy mức độ thèm ăn cũng giảm xuống. Vào những ngày cuối của chu kỳ, nhu cầu ăn uống sẽ tăng lên nhưng dù muốn bạn cũng không nên lập tức ăn đồ cay nóng. Dưới sự kích thích của vị cay nóng, tốc độ tuần hoàn máu trong cơ thể tăng cao, lượng máu kinh tăng lên, từ đó làm chậm thời gian sạch kinh. Ở một số trường hợp, chưa hết sạch kinh nguyệt đã sử dụng đồ cay nóng có thể gây đau bụng kinh dữ dội.

Không nên ăn đồ cay nóng khi chưa sạch kinh.
2. Ăn đồ chua
Ngoài đồ cay nóng, phụ nữ cũng không nên ăn thực phẩm chua và thức ăn có tính axit vì sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng kinh nguyệt, máu kinh không được đẩy ra ngoài sẽ đọng lại trong cơ thể, gây đau bụng và đồng thời đe dọa đến sức khỏe của tử cung.
3. Tắm nước lạnh, uống đồ lạnh
Tử cung của phụ nữ rất "sợ lạnh" vì thế trong thời điểm kinh nguyệt tốt nhất nên tránh tắm nước lạnh để cơ quan này không bị tổn thương. Ngoài ra, ăn đồ lạnh khi sắp hết kinh nguyệt sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tử cung, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Dù thèm đến mấy phụ nữ cũng nên đợi vài ngày sau hẵng tiếp xúc với đồ lạnh như kem, đá, nước mát…
4. Tập thể dục quá sức
Một số phụ nữ không hài lòng với vóc dáng của mình nên luôn cố gắng giảm cân bằng cách tập thể dục. Mặc dù tập thể dục vừa phải trong thời kỳ kinh nguyệt là cách vận động tốt nhưng tập luyện quá sức thì lại khác.
Trong giai đoạn sắp hết kinh, nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục trở lại bình thường. Vì vậy, nếu phụ nữ tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng đến quá trình sửa chữa những tổn thương trong tử cung, có thể gây xuất huyết tử cung. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến toàn bộ chu kỳ kinh nguyệt về sau mà còn gây ra viêm nhiễm.
5. Vội đi kiểm tra vú
Trong thời kỳ kinh nguyệt, ngực của chị em sẽ trở nên nhạy cảm hơn, thậm chí còn tăng hay giảm nhẹ kích thước và hình dạng, có cảm giác đau ở ngực, có khi còn sờ thấy cục sần bên trong. Điều này có thể là do dòng chảy của các hormone như estrogen và progesterone trong suốt chu kỳ của phụ nữ. Nếu đi kiểm tra vú trong giai đoạn này sẽ khiến các bác sĩ khó phân biệt giữa tăng sản lành tính và khối u nhỏ.

Thời điểm đi khám vú tốt nhất là 1 tuần sau khi kết thúc kỳ kinh. Thời điểm này, các estrogen đã trở lại mức ban đầu, ngực trở nên nhỏ hơn và mềm hơn, hiện tượng đau và căng cứng được giảm bớt, các nốt tăng sản cũng giảm hoặc không còn tồn tại.
6. Vội đi kiểm tra phụ khoa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm tốt nhất phụ nữ nên đi khám phụ khoa là sau khi vừa sạch kinh từ 3 đến 5 ngày. Không nên đi khám khi kì kinh chưa kết thúc bởi lúc này tử cung đang ồ ạt máu kinh kèm niêm mạc bong tróc nên khó quan sát. Đồng thời, việc lấy mẫu xét nghiệm cũng sẽ không thực hiện được.

7. Đừng vội quan hệ tình dục

Khi lượng kinh nguyệt ngày càng giảm dần, phụ nữ đừng vội quan hệ tình dục vì đây là thời điểm các lớp biểu bì vừa bị bong tróc do cọ xát, dù không còn chảy máu nhiều nữa nhưng vẫn chưa thực sự hồi phục và tái tạo. Quan hệ trong lúc này có thể khiến tử cung nhiễm khuẩn, gây viêm nhiễm phụ khoa, đồng thời có thể ra máu bất thường. Tốt nhất chị em nên chờ 3 ngày sau khi hết kinh nguyệt thì mới bắt đầu quan hệ trở lại.
Tiểu Vy
(Nguồn: Sohu, QQ)

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 3 phút trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 15 giờ trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền
Sống khỏe - 16 giờ trướcSáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 20 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này rất đáng để lưu tâm
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả
Sống khỏe - 21 giờ trướcTai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.