Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khi lễ hội được chấm điểm như học sinh

Thứ sáu, 09:19 11/12/2015 | Giải trí

GiadinhNet - Với thực trạng lộn xộn trong các lễ hội hiện nay, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT&DL) và Báo Văn hóa vừa có sáng kiến tổ chức chấm điểm để xếp loại các lễ hội trên cả nước. Tuy nhiên, hình thức này được cho là khó khả thi và nếu thực hiện được thì kết quả cũng không vì thế mà cải thiện được tình trạng lộn xộn của các lễ hội như hiện nay.

 

Hỗn chiến kinh hoàng ở lễ hội Đền Gióng hồi đầu năm 2015. Ảnh: Chí Toàn
Hỗn chiến kinh hoàng ở lễ hội Đền Gióng hồi đầu năm 2015. Ảnh: Chí Toàn

 

Nơi nào chưa đến thì...trừ ra

Ngày 10/12, Cục Văn hóa cơ sở và Báo Văn hóa đã phối hợp tổ chức lấy ý kiến các cơ quan thông tin đại chúng đánh giá việc thực hiện Tiêu chí đánh giá công tác quản lý và tổ chức lễ hội dân gian của 63 tỉnh thành trong mùa lễ hội năm 2015. Hình thức đánh giá được thể hiện bằng cách chấm điểm cho 6 tiêu chí, gồm: Công tác quản lý, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện hàng năm; Quán triệt, tuyên truyền văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, văn bản quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ Bộ VH-TT&DL; Thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; Tổ chức các hoạt động dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật; Thực hiện thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội tại cơ sở. Ngoài ra, mỗi mục lại được chia thành các điểm nhỏ khác. Lễ hội nào đạt 95-100 điểm được xếp loại A... dưới 50 điểm xếp loại D.

Tuy  nhiên, vấn đề được khá nhiều người thắc mắc là mục đích của việc đánh giá, chấm điểm này là gì? Ông Trần Đăng Khoa - Tổng Biên tập Báo Văn hóa cho rằng, lâu nay việc đánh giá các lễ hội mới chỉ được nhìn nhận bằng định tính chứ chưa được định lượng cụ thể. Việc đưa ra các tiêu chí để chấm điểm sẽ giúp các địa phương và cơ quan quản lý cấp Bộ có điều kiện, cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý, tổ chức lễ hội ở mức độ cụ thể qua thang điểm xếp loại. Qua đó sẽ thấy công tác quản lý, tổ chức lễ hội ở từng địa phương có những mặt tích cực nào cần phát huy, nhân rộng và ngược lại.

Băn khoăn lớn nhất là, với hàng trăm lễ hội được đưa vào diện "bình xét" (địa phương nào nhiều thì có tới 4-5 lễ hội được đưa vào chấm điểm) nhưng "mục sở thị" lại chỉ được vài ba nơi. Tuy nhiên, theo BTC: “Nếu nơi nào chưa đến thì... trừ ra”. Như vậy, nếu vẫn thực hiện chấm điểm, có nguy cơ là chỉ một vài lễ hội lớn và có cơ hội được đi là bị "lên thớt". Còn các lễ hội ở xa thì sẽ rất "may mắn" không bị chấm điểm. Như vậy, một luật chơi được đưa ra, nhưng chỉ áp dụng cho vài ba lễ hội thì liệu có công bằng và mang lại hiệu quả?

Hiện cả nước có tới trên dưới 8.000 lễ hội. Số lễ hội dân gian nằm trong diện chấm điểm cũng ước chừng chiếm tới 3/4. Chỉ riêng Hà Nội cũng có cỡ 1.000 lễ hội. Chính vì vậy mà giải pháp được đưa ra là, BTC nên tính đến việc phân chia vùng miền Bắc - Trung - Nam để kết quả đánh giá được chính xác. Cách khác nữa là chỉ nên mời các cơ quan báo chí chuyên sâu hoặc có hiểu biết về lễ hội chứ không nên mở rộng về số lượng ra tất cả các đầu báo. Cũng có tờ báo "hiến kế": Trước khi tổ chức chấm điểm thì phải gửi các "đề cử" cho xem trước, sau khi nghiên cứu cụ thể rồi mới chấm điểm.

Khó khả thi

 

GS Ngô Đức Thịnh. Ảnh: TL
GS Ngô Đức Thịnh. Ảnh: TL

 

Mục đích của việc chấm điểm này là để đánh giá về công tác tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhưng đánh giá xong để làm gì thì lại chưa được BTC tính đến. Cứ đến mùa lễ hội, các địa phương luôn có Ban quản lý, rồi các cuộc thanh kiểm tra của tỉnh, Bộ VH-TT&DL thực hiện thường xuyên. Vậy mà những lộn xộn trong tổ chức, cướp ấn, đánh nhau để tranh cướp lộc vẫn diễn ra.

Ngay lễ hội chùa Hương nằm ở Thủ đô, báo chí, người dân nói ra rả về tình trạng bán thịt thú rừng tràn lan, chèo kéo khách, tiền lẻ rải trắng nơi linh thiêng... mà sự chấn chỉnh vẫn nằm ngoài khả năng của địa phương. Đó là chưa kể đến hàng loạt các cuộc tranh tra định kỳ có, đột xuất có. Vậy thì với cách chỉ bằng hình thức chấm điểm để "xếp hạng" hay mang tính "răn đe" chẳng khác gì “muỗi đốt inox”. Có nhà báo cho rằng, nếu việc chấm điểm này nhằm mục đích để trao giải và giá trị trao giải lên đến hàng trăm triệu đồng thì may ra mới có tính "động lực" cho các chủ thể là nơi có các lễ hội tốt lên.

Một liên hệ khá thú vị nữa là, nếu trong trường hợp một lễ hội được chấm điểm A (95-100 điểm) thì liệu rằng nó có giống với cách chấm điểm trong giáo dục hiện nay hay không? Học sinh được điểm 10 nhưng học lực chắc gì đã tương xứng.

Với những băn khoăn thắc mắc này, nhà báo Trần Đăng Khoa chia sẻ, đây là năm đầu tiên Bộ VH-TT&DL triển khai việc chấm điểm đối với công tác quản lý, tổ chức lễ hội dân gian ở các địa phương nên chắc chắn sẽ có nhiều điểm chưa hoàn thiện. "Những ý kiến đóng góp của các nhà báo sẽ được xem, làm cơ sở để BTC điều chỉnh, dần đưa hoạt động này trở thành thường xuyên", nhà báo Trần Đăng Khoa nói.

 

Khi chúng tôi hỏi GS Ngô Đức Thịnh – nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam về cách đánh giá lễ hội thông qua hình thức chấm điểm của các nhà báo, ông cho biết: “Chủ trương đánh giá bằng cách chấm điểm theo tôi được biết là Bộ VH - TT&DL đã bàn từ năm ngoái. Nếu làm tốt thì cũng có tác dụng khuyến khích các lễ hội làm tốt hơn, đồng thời phê phán các địa phương làm chưa tốt. Nhưng vấn đề là các nhà báo có đi hết được các lễ hội không? Cách chấm theo kiểu cho điểm học sinh ấy liệu có mang tính hình thức không? Bởi với hệ thống ngành dọc của Bộ VH - TT&DL ở địa phương, rồi cơ quan chính quyền ở nơi đó cùng vào cuộc, công cụ trong tay có, chế tài xử lý có mà rồi các sai phạm vẫn không giảm đi thì tôi không hiểu, sự đánh giá bằng cách "cho điểm học sinh" này sẽ mang lại ý nghĩa gì cho các lễ hội và BTC?  Nếu không đi hết được mà chỉ chấm vài nơi có cơ hội được đến thì tôi cho là không hiệu quả. Bởi việc quản lý lễ hội nằm ở vấn đề khác chứ không phải cách làm mang tính hình thức này. Đó là phụ thuộc vào ý thức người dân, trình độ của người tham gia quản lý và cách thức quản lý nhà nước. Chừng nào giải quyết được những vấn đề căn cốt này thì lễ hội mới được trả về nguyên bản và không còn cảnh lộn xộn, bát nháo như hiện nay”.

Thanh Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM

105 tác phẩm kể chuyện sau ngày thống nhất tại TP.HCM

Giải trí - 4 giờ trước

Triển lãm giới thiệu 105 tác phẩm, bao gồm: Tranh, tượng, ký họa được tuyển chọn từ kho lưu trữ của Bảo tàng và sáng tác của các nghệ sĩ thuộc Câu lạc bộ Truyền thống Mỹ thuật Giải phóng.

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác

Món quà đặc biệt của nhạc sĩ Sa Huỳnh nhân ngày sinh nhật Bác

Giải trí - 5 giờ trước

Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác, nhạc sĩ Sa Huỳnh đã gửi tặng Bảo tàng TP Hồ Chí Minh bản độc tấu piano mang tên “Khúc tre thương nhớ Bác Hồ”.

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật

Con gái 4 tuổi của Bảo Thanh gây chú ý với bộ đồ đơn giản trong lần đầu tổ chức sinh nhật

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Con gái 4 tuổi của diễn viên Bảo Thanh gây chú ý khi lần đầu tiên được bố mẹ tổ chức sinh nhật.

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng vượt mặt dàn mỹ nhân thế giới nhận tin vui

Hoa hậu Việt Nam quê Đà Nẵng vượt mặt dàn mỹ nhân thế giới nhận tin vui

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Miss International Huỳnh Thị Thanh Thủy "vượt mặt" nhiều mỹ nhân thế giới vào top 6 Timeless Beauty 2024 (Nhan sắc vượt thời gian).

Hoa hậu quê Nam Định sở hữu 2 vương miện giờ tận hưởng cuộc sống ra sao ở tuổi 29?

Hoa hậu quê Nam Định sở hữu 2 vương miện giờ tận hưởng cuộc sống ra sao ở tuổi 29?

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Kỳ Duyên quê Nam Định, là người đẹp sở hữu vương miện danh giá của 2 cuộc thi nhan sắc lớn nhất ở Việt Nam. Hiện tại, ở tuổi 29, người đẹp Thành Nam có cuộc sống vạn người mơ.

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh có cuộc sống như thế nào trước khi có thêm con?

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh có cuộc sống như thế nào trước khi có thêm con?

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Doanh nhân Đỗ Quang Vinh - anh chồng Đỗ Mỹ Linh mới đây đã có thêm con ở Mỹ. Trước khi có tin vui, cuộc sống của anh ra sao?

Điều bất ngờ về diễn viên đẹp trai như 'nam thần Hàn Quốc' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Điều bất ngờ về diễn viên đẹp trai như 'nam thần Hàn Quốc' trong phim 'Cha tôi, người ở lại'

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Thái Vũ đã đảm nhận tốt vai diễn của mình trong phim "Cha tôi, người ở lại" phát sóng trên kênh VTV3.

Vai phụ của NSND Công Lý

Vai phụ của NSND Công Lý

Giải trí - 9 giờ trước

Sau bạo bệnh, NSND Công Lý chưa thể đảm nhận những vai có nhiều lời thoại. Anh chủ yếu diễn xuất bằng ánh mắt, biểu cảm trên khuôn mặt. Trong "Cha tôi, người ở lại", vai phụ của NSND Công Lý dù ít thời lượng lên hình nhưng vẫn nhận nhiều lời khen.

Biểu cảm hài hước của bé Thị Tằm nhà Thu Quỳnh khi chính thức 'có tuổi'

Biểu cảm hài hước của bé Thị Tằm nhà Thu Quỳnh khi chính thức 'có tuổi'

Giải trí - 10 giờ trước

GĐXH - Thu Quỳnh chia sẻ khoảnh khắc con gái Thị Tằm tròn 1 tuổi, nét biểu cảm hài hước đáng yêu khiến fan thích thú.

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng

Sau Cha tôi người ở lại, Lương Thu Trang tiếp tục 'chiếm sóng' giờ vàng VTV trong Dịu dàng màu nắng

Xem - nghe - đọc - 11 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi "Cha tôi người ở lại" kết thúc, Lương Thu Trang tiếp tục vào vai chính phim "Dịu dàng màu nắng" phát sóng trên VTV1.

Top