Khi nào ngủ trưa có hại cho sức khỏe?
Giấc ngủ trưa là con dao hai lưỡi, thực hiện sai cách sẽ khiến bạn mệt mỏi hơn, khó ngủ vào ban đêm.
Vào buổi trưa, khi mí mắt bạn nặng trĩu và sự tập trung giảm sút, bạn nhắm mắt trong nửa giờ và tỉnh dậy với cảm giác sảng khoái. Nhưng đến đêm, bạn lại trằn trọc, khó ngủ. Có thể chính giấc ngủ trưa "sảng khoái" trước đó là nguyên nhân.
Giấc ngủ trưa từ lâu được xem là cách hiệu quả để tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện tâm trạng, trí nhớ và hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, giấc ngủ trưa là con dao hai lưỡi: Ngủ đúng cách sẽ giúp phục hồi năng lượng, nhưng ngủ sai cách có thể khiến bạn mệt mỏi hơn và khó ngủ vào ban đêm.

Chợp mắt vào buổi trưa có thể giúp bạn tỉnh táo, có thêm năng lượng vào buổi chiều. Ảnh minh họa: Pexels
Nguyên nhân gây buồn ngủ vào đầu giờ chiều
Hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn ngủ vào đầu giờ chiều, từ khoảng 13h đến 16h. Điều này không chỉ do ăn no mà còn vì nhịp sinh học của cơ thể - một chu kỳ tự nhiên tạo ra các giai đoạn tỉnh táo và mệt mỏi trong ngày.
Các nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ ngắn trong thời gian này, kết hợp với tiếp xúc ánh sáng mạnh sau khi tỉnh dậy, có thể chống lại mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo và cải thiện khả năng tập trung. Những giấc ngủ ngắn đủ để não nghỉ ngơi mà không rơi vào giấc ngủ sâu, giúp bạn dễ tỉnh táo hơn.
Ngủ trưa bao lâu là đủ?
- 10-20 phút: Đây là khoảng thời gian lý tưởng để ngủ trưa. Giấc ngủ ngắn tái tạo năng lượng mà không gây cảm giác uể oải khi thức dậy.
- Hơn 30 phút: Nguy cơ bạn sẽ rơi vào giấc ngủ sâu và khi tỉnh dậy sẽ cảm thấy uể oải, mất phương hướng. Hiện tượng này gọi là "quán tính giấc ngủ" và có thể kéo dài đến một giờ.
- Ngủ trưa quá muộn: Nếu ngủ trưa sau 16h, bạn có thể làm giảm "áp lực giấc ngủ" - nhu cầu ngủ tự nhiên của cơ thể vào ban đêm, dẫn đến khó ngủ vào tối.
- Môi trường: Nơi ngủ nên mát mẻ, tối và yên tĩnh, tương tự như khi ngủ ban đêm. Có thể dùng bịt mắt và tai nghe chống ồn nếu cần.
Khi nào giấc ngủ trưa là cần thiết?
Giấc ngủ trưa có thể mang lại lợi ích lớn nếu bạn biết cách ngủ đúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần ngủ trưa. Nếu bạn có giấc ngủ ban đêm chất lượng, không cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày thì không nhất thiết phải ngủ trưa. Điều quan trọng là hiểu cơ thể mình và thử nghiệm để tìm ra cách phù hợp nhất.
- Người làm việc theo ca: Những người có giờ làm việc không ổn định, nhất là ca đêm, thường thiếu ngủ. Một giấc ngủ trưa đúng lúc có thể giúp họ tỉnh táo hơn và giảm nguy cơ mắc lỗi.
- Người thiếu ngủ: Những ai phải làm việc căng thẳng, chăm sóc con nhỏ hoặc có lịch trình bận rộn có thể ngủ trưa để bù đắp giấc ngủ bị thiếu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không nên lạm dụng thay cho giấc ngủ ban đêm.
- Người làm việc đòi hỏi sự tập trung cao: Các nhân viên y tế, phi hành đoàn hoặc vận động viên thường có giấc ngủ trưa ngắn theo kế hoạch để tăng sự tỉnh táo và giảm nguy cơ sai sót. Nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy giấc ngủ trưa 26 phút có thể cải thiện 34% hiệu suất làm việc và 54% sự tỉnh táo.

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Ho nhiều, sốt cao, người đàn ông ở Hòa Bình nguy kịch vì nguyên nhân này
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Hiện tại, người bệnh đang được điều trị tích cực, thở máy, sử dụng kháng sinh và thuốc diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh nhân vẫn rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.