Khi uống nước, đừng bao giờ quên những lời nhắc nhở sau đây để tốt cho cơ thể
Nước là chất lỏng không mùi, không vị, trong suốt và rất cần thiết cho sự sống. Loại chất lỏng này cũng có thể hòa tan trong rất nhiều chất khác.
Nước là thành phần rất quan trọng để hình thành sự sống. Nếu không có chúng, các sinh vật chỉ có thể tồn tại được vài ngày. Nước chiếm khoảng 60% -70% trọng lượng cơ thể con người. Tất cả các tế bào trong cơ thể cần chất lỏng này để duy trì hoạt động và phát triển. Nước cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, loại bỏ chất độc hại, duy trì nhiệt độ cơ thể, hô hấp…
Biết về những lợi ích của loại chất lỏng này sẽ thôi thúc mọi người uống nước nhiều hơn. Cơ thể sẽ mất nước do đổ mồ hôi, hô hấp và loại bỏ các chất độc hại. Do đó, bạn phải thường xuyên bổ sung nước để đảm bảo cơ thể hoạt động hiệu quả nhất. Dưới đây là một số điều mọi người nên biết trước khi cần uống nhiều nước :

Nước là thành phần rất quan trọng để hình thành sự sống.
Chuyển dần đồ uống có đường sang nước
Nếu muốn sở hữu một lối sống lành mạnh, bạn cần cắt giảm lượng đường trong các loại đồ uống. Tuy nhiên, Mary Stevenson, chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám NYU Langone cho biết, việc làm này sẽ gây hại và ảnh hưởng xấu tới cơ thể nếu thực hiện quá đột ngột. Mọi người nên chuyển dần từ đồ uống có đường sang nước. Bắt đầu thay đổi thói quen này từ từ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể tiêu thụ nhiều trái cây để tăng khả năng thích ứng của cơ thể khi chuyển sang sử dụng nước thường.
Tiêu thụ thực phẩm chứa nước
Nước có thể được bổ sung thông qua nhiều nguồn khác nhau. Các loại trái cây như dưa hấu và dưa lê sở hữu hàm lượng nước cao. Do đó, sử dụng các loại quả này cũng có thể đem lại hiệu quả như uống một cốc nước thường. Ngoài ra, mọi người có thể uống trà thảo dược để vừa bổ sung chất lỏng cho cơ thể vừa bảo vệ sức khỏe.

Nước có thể được bổ sung thông qua nhiều nguồn khác nhau.
Lựa chọn thời điểm uống nước phù hợp
Hầu hết mọi người đều có thói quen uống nhiều nước khi thấy khát. Tuy nhiên, trong một số thời điểm nhất định, nhấm nháp vài ngụm nước nhỏ sẽ đem lại lợi ích bất ngờ.
Marisa Moore, chuyên gia y khoa kiêm người phát ngôn của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyên, ngay khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ, bạn nên lên lịch uống nước cho cả ngày. Việc làm này sẽ giúp kiểm soát huyết áp và hạn chế cơ thể hấp thụ calo khi bạn đang trong quá trình giảm cân .
Uống 2-3 lít nước mỗi ngày
Nếu bạn muốn thay đổi lượng nước tiêu thụ trong ngày, hãy thực hiện việc này từ từ. Theo Karen Ansel, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Healing Superfoods for Anti-Aging: Stay Younger, Live Longer, ép buộc bản thân uống quá nhiều nước trong khi cơ thể không yêu cầu sẽ gây nên những tác động có hại. Mọi người có thể tăng lượng nước tiêu thụ mỗi ngày để đảm bảo cơ thể thích ứng với sự thay đổi.

Nếu bạn muốn thay đổi lượng nước tiêu thụ trong ngày, hãy thực hiện việc này từ từ.
Tránh sử dụng chai nhựa
Việc làm này không chỉ có lợi cho môi trường mà còn ngăn chặn những yếu tố gây hại cho cơ thể. Quá trình sản xuất chai nhựa thường được cho vào một số hóa chất để giữ độ bền và màu sắc. Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho hay, những hóa chất này có thể gây hại cho thận nếu sử dụng chai nhựa lâu dài. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể là đựng nước trong chai làm bằng kim loại.
Hạn chế dùng nước pha hóa chất
Mọi người có thể dễ dàng bị hấp dẫn bởi các loại nước đóng chai trong siêu thị. Các chai nước này thường được pha trộn kèm theo nhiều hương vị trái cây để kích thích vị giác của người uống. Nếu muốn bảo vệ sức khỏe, bạn nên loại bỏ những đồ uống này vì chúng chứa nhiều đường thô. Sau cùng, nước thường vẫn là chất lỏng tốt nhất cho cơ thể.
Tiêu thụ trái cây và rau củ tươi

Mọi người nên cắt lát những loại thực phẩm này rồi cho vào một chai lớn đã đổ đầy nước.
Trái cây và rau củ tươi là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung nước. Mọi người nên cắt lát những loại thực phẩm này rồi cho vào một chai lớn đã đổ đầy nước. Sau đó, ngâm chúng trong một vài giờ rồi có thể uống trực tiếp.
Uống nhiều nước làm mất chất
Đôi khi, cơ thể chỉ cần 2 lít nước để hoạt động trơn tru mà chúng ta lại bổ sung tới tận 4-5 lít. Điều này sẽ làm các khoáng chất và vitamin thiết yếu trong cơ thể bị mất đi. Theo Kenneth Peters, giám đốc y khoa tại Bệnh viện Northern California ở Mountain View, các vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, B3, B6 & B12 và vitamin C có thể bị loại bỏ hoàn toàn. Do đó, mọi người cần lưu ý lượng nước tiêu thụ. Lượng nước cơ thể cần cũng phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài như khí hậu và bên trong như cường độ cơ thể hoạt động.
Theo Helino

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 14 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 14 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 19 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 22 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 22 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.