Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khống chế dịch bệnh truyền nhiễm thời điểm cuối năm

Chủ nhật, 08:53 07/01/2018 | Y tế

GiadinhNet - Các chuyên gia y tế dự phòng cho biết, bước vào mùa đông xuân thời tiết lạnh, ẩm độ cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh như sởi, ho gà, cúm mùa, cúm gia cầm… phát triển. Bên cạnh đó các loại bệnh khác như liên cầu lợn, viêm não mô cầu đang lưu hành tiềm ẩn nguy hiểm đối với cộng đồng.


Tiêm vaccine cho trẻ ở xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: V.Thu

Tiêm vaccine cho trẻ ở xã Ia Hrung, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: V.Thu

Hầu hết trẻ mắc sởi, ho gà do chưa tiêm phòng vaccine

Tại Hội nghị Phòng chống dịch bệnh mùa đông - xuân, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, số ca bệnh thủy đậu hàng năm ở mức cao gần như khắp cả nước. Trong năm 2017, cả nước ghi nhận gần 40.000 ca bệnh, tăng gần 50% so với năm 2016. Số bệnh nhân bắt đầu có xu hướng tăng từ tháng 1, đạt đỉnh vào tháng 3 với 8.000 ca trong khi trung bình các tháng dưới 3.000 người bệnh. PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, hiện vaccine phòng thủy đậu mới chỉ được tiêm dịch vụ, số bệnh nhân nhiều song bệnh diễn biến không nặng nên độ bao phủ tiêm vaccine không cao. Tại TPHCM, số bệnh nhân thủy đậu cũng tăng 46%.

Tại Hà Nội, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong năm 2017, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 83 trường hợp mắc sởi, một trường hợp tử vong. Kết quả điều tra cho thấy: 71/83 trường hợp (chiếm 85,5%) chưa được tiêm vaccine phòng bệnh sởi (trong đó 23/83 trường hợp chưa đến tuổi tiêm chiếm 27,7%, 22/83 trẻ ốm trước ngày tiêm chiếm 26,5%, 5/83 trẻ có bệnh bẩm sinh chiếm 6%).

Tương tự, bệnh ho gà Hà Nội ghi nhận 125 trường hợp mắc ho gà, 1 tử vong. Kết quả điều tra cho thấy 114/125 trường hợp (chiếm 91,2%) chưa được tiêm chủng đầy đủ 3 mũi vaccine phòng bệnh ho gà, trong đó có 46 trường hợp là trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng (chiếm 37,8%).

Trên thực tế khám chữa bệnh, tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong năm 2017 và những tuần đầu tháng 1/2018 vẫn tiếp nhận những trẻ mắc ho gà, thậm chí có trẻ có biến chứng.

Hà Nội đổi cách tổ chức tiêm chủng vaccine

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh cho hay, nhằm phòng chống dịch sởi mùa đông xuân 2017 -2018, Hà Nội chỉ đạo các đơn vị trong ngành quyết liệt tổ chức tốt việc triển khai tiêm vét vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, Hà Nội cũng thay đổi cách thức tổ chức tiêm chủng. Theo đó, nếu trước đây, việc tổ chức tiêm chủng 30 ngày/lần, nhiều trẻ bị ốm, có việc đột xuất phải hoãn tiêm chủng, chờ cả tháng mới được tiêm lại. Chưa kể, có những trẻ đã đợi, đến gần ngày tiêm lại ốm. Vì thế, Hà Nội quyết định tổ chức tiêm chủng 7 ngày một lần tại Trạm Y tế xã.

“Tuy cách tổ chức tiêm này tốn kém về kinh phí hơn nhưng chúng tôi chấp nhận, để trẻ em được tiếp cận vaccine nhiều hơn, tăng tỉ lệ tiêm chủng, tăng cường miễn dịch cộng đồng”, ông Hạnh nói.

Hiện tỉ lệ tiêm vaccine sởi cho trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn Thủ đô khoảng 99,2% trẻ từ 9 tháng đến dưới 5 tuổi đã được tiêm sởi mũi 1 và 98,4% trẻ từ 18 tháng đến dưới 5 tuổi đã được tiêm sởi mũi 2 theo quy định. Đặc biệt, cho đến nay 100% các trạm Y tế xã/phường/thị trấn của Hà Nội đã thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trong việc quản lý đối tượng và tiền sử tiêm chủng.

PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá cao việc tổ chức tiêm chủng theo tuần của Hà Nội bởi điều này sẽ giúp tăng cường tiếp cận vaccine. Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nhiều nước trên thế giới thậm chí còn tổ chức tiêm hàng ngày. Bởi với tiêm vaccine, không chỉ cần đủ mũi và cần phải đúng lịch mới sinh kháng thể tối ưu bảo vệ trẻ.

Thực tế, thời tiết miền Bắc nắng nóng, mưa nhiều, mùa đông xuân nồm ẩm khiến rất nhiều trẻ bị lỡ lịch tiêm chủng vì ốm, sốt trước mỗi đợt tiêm. PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo, người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ số mũi các vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Với những vaccine chưa được đưa vào tiêm chủng mở rộng có thể tiêm thêm những loại bệnh dễ lây lan như thủy đậu, rota virus... để phòng bệnh cho trẻ.

Phòng nhiễm chéo trong bệnh viện

Hiện nay, cả nước đã bắt đầu vào mùa đông - xuân 2018, thời tiết lạnh ẩm, cũng là mùa tập trung đông người, gia tăng đi lại, buôn bán, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: cúm gia cầm, ho gà, bạch hầu, sởi, rubella, tiêu chảy và liên cầu lợn. Cùng với đó, các bệnh nguy hiểm và mới nổi luôn đang có nguy cơ cao xâm nhập vào Việt Nam như: cúm A/H7N9, sốt vàng, dịch hạch.

Đại diện Cục Y tế dự phòng thẳng thắn chỉ rõ, hiện nay việc phòng dịch của chúng ta còn không ít nhưng hạn chế, bất cập. Kinh nghiệm như vụ dịch sốt xuất huyết vừa qua tại Hà Nội, khi dịch bùng phát dữ dội thì UBND TP Hà Nội đã triển khai rất quyết liệt nhiều biện pháp chống dịch để dập dịch, nhưng việc phòng dịch để dịch không bùng phát trước đó lại chưa được quan tâm đúng mức…

Đáng lo ngại hơn, việc tiêm chủng nhiều loại bệnh truyền nhiễm hiện nay chưa đạt độ bao phủ đủ để bảo vệ cộng đồng trong khi mùa đông xuân là thời điểm Tết - lễ hội, người dân thường tập trung đông tại một số khu vực nhất định để vui chơi, mua sắm nên nguy cơ bệnh lây lan luôn ở mức rất cao. Nếu không có những giải pháp phòng bệnh hiệu quả thì cộng đồng sẽ phải đối mặt với nhiều loại bệnh truyền nhiễm đặc biệt là đối tượng người lớn tuổi, trẻ em.

Ở lĩnh vực điều trị, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho hay: Hiện nay, công tác chẩn đoán điều trị đã được tăng cường, song ở những bệnh viện tuyến cơ sở trình độ chuyên môn của nhiều bác sĩ trẻ còn hạn chế đang là vấn đề khó khăn trong công tác chẩn đoán, thu dung, phân loại bệnh, phân tuyến điều trị. Mặt khác, tại nhiều bệnh viện cơ sở vật chất đã xuống cấp, quá tải người bệnh nên nguy cơ nhiễm chéo trong quá trình diều trị, đặc biệt là nhóm bệnh nặng khiến nguy cơ tử vong luôn ở mức cao. Ông Khoa cho biết, để sẵn sàng ứng phó với những loại bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã đề nghị các bệnh viện tăng cường công tác chuyên môn, sẵn sàng tiếp nhận, thu dung, điều trị người bệnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, mùa đông - xuân là thời điểm nhiều loại bệnh truyền nhiễm diễn biến nguy hiểm, tuy nhiên đây là những loại dịch bệnh theo mùa “đến hẹn lại lên”. Công tác phòng bệnh phải thực hiện thường xuyên, liên tục nhưng đây là thời điểm quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, khống chế dịch bệnh ngay từ thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Bộ trưởng cũng đặc biệt lưu ý nhiệm vụ phòng chống nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện, với bài học đắt giá từ vụ sởi 2014 tại Hà Nội.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 5 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top