Không chỉ người già, dân văn phòng còn ít tuổi rất dễ mắc những bệnh xương khớp này
GiadinhNet – Trước đây, loại bệnh này thường tập trung ở đối tượng cao tuổi nhưng hiện nay, dân văn phòng còn ít tuổi đang được khuyến cáo là đối tượng có nguy cơ bị các bệnh về cơ – xương – khớp ngày càng cao.

Vì sao dân văn phòng dễ mắc bệnh xương khớp?
Càng ngày, tỷ lệ những người làm việc văn phòng càng dễ mắc bệnh xương khớp. Tại các bệnh viện lớn của nước ta, số bệnh nhân đến khám về cơ xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống… ngày càng đông, trong đó những người ở trong độ tuổi từ 35 – 45 chiếm số lượng tương đối và chủ yếu là đối tượng làm việc văn phòng. Nhưng việc tới viện để khám định kỳ về bệnh lý cơ xương khớp chưa phải là thói quen của nhiều người nên khi các bệnh nhân đến khám thì đã có những biểu hiện rất nặng.
Lý giải tình trạng trẻ hóa độ tuổi bị bệnh xương khớp, các chuyên gia cho rằng: “Thói quen lười vận động là một trong những nguyên nhân gây trẻ hóa nhóm người mắc bệnh thoái hóa xương khớp”.
Lý do thứ hai là những người làm văn phòng thường không được hấp thu ánh nắng mặt trời, hấp thu vitamin D do chỉ ở trong nhà, không ra ngoài trời. Mặt khác, trong chế độ ăn uống không điều độ dẫn tới việc thiếu canxi làm ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơ – xương – khớp.
Tư thế trong quá trình ngồi làm việc không đúng cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Để khắc phục tình trạng bệnh, bệnh nhân bị thoái hóa khớp khi còn trẻ vẫn có cơ hội để phục hồi, do xương khớp chưa bị tổn thương nhiều. Nếu hoạt động thể lực nhẹ và nâng dần mức độ, kết hợp chế độ ăn uống cân bằng, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho sụn và tránh các thói quen có hại đối với khớp, ví dụ như ở khớp gối là ngồi xổm, leo cầu thang, khiêng vác nặng… thì bệnh tình có thể giảm, khớp có thể phục hồi.
Những bệnh xương khớp dân văn phòng hay mắc phải
Bệnh đau lưng
Bệnh đau lưng là do tư thế ngồi sai làm cho cơ lưng và cột sống bị vẹo dẫn đến đau nhức. Thường xuyên gõ bàn phím máy tính là nguyên nhân khiến cho các khớp tay bị đau. Khi làm việc, người làm chỉ ngồi ở một tư thế thụ động do đó cổ cũng luôn trong tư thế bất động làm cho máu khó lưu thông, về lâu dài sẽ gây thoái hóa đốt sống cổ. Trong trường hợp này, tốt hơn hết là những người làm việc trong văn phòng nên tham khảo và điều chỉnh lại tư thế ngồi phù hợp; lựa chọn cho mình một chiếc ghế đa năng mềm mại và có thể xoay được. Các bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại, vận động và làm một số động tác nhẹ như vươn vai, xoay người cho thoải mái.
Bệnh viêm mỏm trên lồi cầu ở vùng khuỷu
Việc sử dụng con chuột của máy vi tính quá nhiều sẽ khiến cho nhóm cơ trên lồi cầu bị căng cơ thường xuyên, lâu ngày nơi bám của nhóm cơ này vào mỏm trên lồi cầu sẽ bị viêm. Triệu chứng ban đầu là đau vùng mặt ngoài của khớp khuỷu. Đau tăng lên khi làm một số việc đơn giản như quét nhà, vắt khăn, vặn tuốc-nơ-vít, nhấc một vật lên. Tuy nhiên, nếu chụp X-quang khớp khuỷu thì thường không phát hiện gì bất thường. Để phòng ngừa bệnh lý này, chúng ta nên tuân thủ cách làm việc vừa làm vừa nghỉ, xoay vặn khớp tay để tránh bị cứng khớp khi làm việc lâu.
Bệnh viêm khớp ống cổ tay
Khi làm việc với máy tính, hai bàn tay sẽ thường xuyên tỳ lên bàn phím máy tính để gõ chữ và sử dụng chuột. Khi đó, hai khớp cổ tay thường bị chèn ép và gần như bất động, ống cổ tay bị chèn ép lâu ngày sẽ gây nên tình trạng tê, đau. Ngoài ra, người bệnh còn liên tiếp có cảm giác đau lan xuống ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa.
Bệnh viêm gân cơ chóp xoay ở vùng vai
Khi chúng ta ngồi làm việc với máy tính, hai cánh tay luôn ở tư thế dang ra trước, các cơ vùng vai, nhất là cơ chóp xoay như gân cơ trên vai phải gồng liên tục. Sau một lúc lâu, chúng ta cảm thấy mỏi vai, đó là do các cơ bị quá tải, nếu để tình trạng này diễn ra mỗi ngày, sẽ gây ra bệnh viêm gân cơ chóp xoay.
Lúc đầu chúng ta chỉ cảm thấy đau mỏi ở vai vào cuối ngày làm việc, dần dần chúng ta thấy đau vai thường xuyên hơn. Đối với trường hợp nặng, bệnh gây đau cả về đêm gây mất ngủ, đồng thời cử động khớp vai bị hạn chế và khó khăn do đau. Bệnh viêm gân cơ chóp xoay thường chỉ cần chẩn đoán bằng lâm sàng, nghĩa là qua khám bệnh, chụp X-quang khớp vai thường không phát hiện gì lạ.
Bệnh đau cơ cổ thần kinh
Nguyên nhân là do tính chất của công việc đòi hỏi ngồi làm việc liên tục, kéo dài trước máy vi tính hoặc cắm cúi ghi chép liên tục và kéo dài, ngày này sang ngày khác. Sau một thời gian sẽ bắt đầu thấy có cảm giác đau mỏi, ở một hay hai bên cổ.
Đau có thể lan xuống vai, cánh tay, gây cảm giác đau mỏi vai và cánh tay, đôi khi lan lên trên đầu gây nhức đầu. Trong một số trường hợp nặng, có thể kèm theo co cứng cơ cổ, làm cổ như bị cứng lại, mỗi khi xoay hay nghiêng sang bên thì rất đau khiến chúng ta không dám cử động cổ. Khi đi khám bác sĩ, chúng ta thường được cho chụp X quang cột sống cổ. Kết quả thường là không phát hiện tổn thương gì trên xương khớp của cột sống cổ, ngoài việc có hình ảnh cột sống cổ thẳng đơ do cơ cổ co rút. Bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Bệnh sẽ khỏi sau vài ngày điều trị.
Tuy nhiên để phòng ngừa bệnh tái phát, chúng ta cần thay đổi cách làm việc: không nên ngồi làm việc quá lâu trong nhiều giờ liên tiếp, mà nên nghỉ giải lao mỗi giờ, mỗi lần nghỉ chúng ta cho cột sống cổ vận động nhẹ nhàng trong vài phút bằng các động tác theo thứ tự cúi, ngửa, nghiêng sang trái, nghiêng sang phải, xoay sang bên trái, xoay sang bên phải. Đồng thời chúng ta đi bộ vài vòng quanh phòng cho thư giãn.
Bệnh viêm cân gan chân
Đây là một bệnh lý xương khớp gây đau ở lòng bàn chân, có thể một bên hoặc cả hai bên. Triệu chứng điển hình của bệnh là thường sau khi ngủ dậy bước xuống giường hoặc sau khi ngồi một lúc lâu đứng dậy, chúng ta cảm thấy đau ở lòng bàn chân hay gót chân. Triệu chứng đau sẽ giảm dần rồi hết đau khi chúng ta bắt đầu vận động vài bước chân. Trong một số trường hợp nặng, đau sẽ thường xuyên và không hết dù đã bước đi một lúc lâu.
Để điều trị, cần kết hợp 3 phương pháp: tập một số động tác của bàn chân, cần mang dép mềm và uống thuốc kháng viêm giảm đau. Để hiểu rõ hơn về cách điều trị, chúng ta cần đi khám một bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
Tùng Anh (th)

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 8 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 14 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.