Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không dám đi bơi vì lo nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”(?!)

Thứ ba, 06:15 17/09/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đã có người không dám đi bơi vì nghĩ nước bể cũng có thể lây nhiễm bệnh Whitmore. Liệu vi khuẩn "ăn thịt người" có đáng sợ như vậy?

Không dám đi bơi vì lo nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”(?!) - Ảnh 1.

Khi có vết trầy xước, cần rửa sạch tay ngay khi tiếp xúc với nước hay đất không sạch. Ảnh minh họa

Bệnh không mới

Anh Nguyễn Văn Hoài (ở Hà Nội) liên tiếp đọc được thông tin, các bệnh viện như: Bạch Mai rồi Hà Tĩnh, Thái Nguyên ghi nhận trường hợp mắc vi khuẩn "ăn thịt người" nên rất hoang mang. "Đọc thấy căn bệnh làm ăn mòn cơ thể mà mình cũng thấy rùng mình. Nghe nói vi khuẩn có trong đất và nước không sạch, không biết liệu có bị nhiễm vi khuẩn này khi đi tắm sông, suối hay không? Mấy hôm nay cũng sợ mà không dám đi bơi luôn", anh Hoài chia sẻ.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng I TPHCM) cho rằng, người dân không nên quá lo lắng vì tên gọi vi khuẩn "ăn thịt người". Từ "ăn thịt người" là do vi khuẩn này có tiết ra hai độc tố gây thối rữa thịt nhưng vi khuẩn này có tên là Aeromonas hydrophila.

Còn bệnh có tên Whitmore (hay bệnh melioidosis) và do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh và vi khuẩn không dịch sang tiếng Việt chứ không phải vi khuẩn "ăn thịt người".

Bệnh này đã có từ lâu chứ không phải giờ mới xuất hiện. Bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết trầy xước ở da là chính. Cụ thể, vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "ăn thịt người".

"Vi khuẩn có trong đất và nước không sạch. Bệnh này không lây từ người sang người và cũng không dễ bị nếu sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ. Bệnh gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em", BS Khanh cho hay.

Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, mọi người không nên quá hoang mang vì đây là bệnh hiếm gặp và không dễ lây lan và khó tạo thành dịch.

Việc người dân không dám đi bơi vì sợ mắc căn bệnh này, các chuyên gia cho rằng điều này là thực sự không cần thiết. Mọi người có thể yên tâm vì hiện các bể bơi và nước máy đều được khử khuẩn bằng Clo nên không có điều kiện cho vi khuẩn này tồn tại.

Tuy nhiên, những nguồn nước công cộng như hồ bơi dễ trở thành địa điểm lây truyền vi khuẩn, một số căn bệnh thông qua môi trường nước ô nhiễm như nhiễm trùng da, vết thương nhiễm trùng… Trong trường hợp có những xây xát nhỏ như vết thương ngoài da, đứt tay chân… không nên đi bơi hay tắm ở ao hồ bẩn để tránh bị truyền bệnh hoặc truyền bệnh. Sau khi bơi, mọi người cần chú ý vệ sinh da sạch bằng xà phòng, sữa tắm có độ kiềm cao để tẩy sạch chất hữu cơ bám dính vào cơ thể.

Làm gì để phòng tránh bệnh?

Theo BS Trương Hữu Khanh, bệnh Melioidosis là căn bệnh nhiễm trùng cơ hội, không dễ mắc ở những người có sức khỏe bình thường mà chỉ gây bệnh trong điều kiện có biến đổi môi trường, môi trường ô nhiễm, trên cơ địa của những người bị suy giảm miễn dịch.

Đa số các trường hợp mắc thường ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, hay mắc các bệnh mãn tín, những người có vết đứt tay trên da. Nhiễm các virus khác gây phát ban, sử dụng thuốc steroid làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Để phòng ngừa bệnh, trên cơ thể có trầy xước cần xử lý cẩn thận vết thương. Khi tiếp xúc với đất hay nước không sạch nên có phương tiện bảo hộ như có găng hay ủng bảo vệ. Rửa sạch tay chân ngay khi tiếp xúc với nước hay đất không sạch.

Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh Whitmore được phát hiện và điều trị hợp lý sẽ điều trị khỏi, không để lại di chứng. Cũng giống như những bệnh dễ chữa khác như tiêu chảy nếu kịp thời bù nước và muối, dùng kháng sinh thì nhanh khỏi.

Bởi vậy, khi có những dấu hiệu ban đầu cần phải đến viện sớm. Triệu chứng bệnh có thể cấp tính gồm sốt, triệu chứng hô hấp, suy hô hấp, co giật. Hoặc viêm phổi kéo dài, sốt kéo dài, loét hoại tử một hay nhiều vùng da trên người.

Với các trường hợp nhiễm trùng, khi vào viện cần làm xét nghiệm vi sinh. Xét nghiệm vi sinh bằng phương pháp soi, nuôi cấy, sinh học phân tử hay miễn dịch. Xét nghiệm này giúp việc chẩn đoán, tiên lượng bệnh đúng. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử trí, điều trị phù hợp.

Hà My

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

Sống khỏe - 10 giờ trước

Xẹp đốt sống đến từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng thường gặp nhất là do thoái hóa. Bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Xẹp đốt sống cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh gây đau đớn, biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Bị cảm cúm khi giao mùa, đừng làm những điều này nếu không muốn bệnh nặng thêm

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Thông thường, người bị cảm cúm sẽ hồi phục trong vòng 3-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài hơn ở người bệnh có miễn dịch kém hoặc có bệnh nền, thậm chí có biến chứng nếu điều trị sai cách.

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Nữ sinh 17 tuổi bất ngờ mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có biểu hiện rất nhiều chị em Việt gặp phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Nghĩ mình chỉ bị rối loạn kinh nguyệt và đau nhức do ngồi học quá nhiều. Nhưng sau khi đi khám, cô gái nhận kết quả sốc khi biết mình bị ung thư tử cung giai đoạn 3.

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Cần phát hiện sớm dị dạng lồng ngực bẩm sinh

Sống khỏe - 14 giờ trước

Dị dạng lồng ngực còn gọi là ngực hình phễu hoặc lõm xương ức. Bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Nếu không phẫu thuật sớm, bệnh có thể gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng tim phổi, đồng thời gây ảnh hưởng tâm lý đến cha mẹ và trẻ.

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

7 bài tập kiểm soát cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Sống khỏe - 15 giờ trước

Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị sưng, đau khi thời tiết lạnh, do độ kết dính của khớp tăng lên, khiến đi lại hoạt động khó khăn. Thực hiện một số bài tập có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Hơn cả hàm răng khoẻ và nụ cười xinh, 'Smart Habit – thói quen thông minh' gieo mầm lối sống lành mạnh

Sống khỏe - 15 giờ trước

Khám phá những câu chuyện thực tế từ các bậc phụ huynh Việt về hành trình tạo dựng và duy trì 'Smart Habit – Thói quen thông minh' cho con, vì một tương lai với nụ cười khỏe mạnh.

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Hội nghị khoa học quốc tế về dự phòng Zona ở người lớn được tổ chức tại Việt Nam

Sống khỏe - 15 giờ trước

Vừa qua, GSK tổ chức chuỗi Hội nghị khoa học quốc tế dành cho chuyên gia y tế tại khu vực các thị trường mới nổi ở ba quốc gia là Columbia, Dubai (UAE) trong tháng 10 và tại Việt Nam cùng với sự phối hợp của Tổng Hội Y học Việt Nam vào tháng 11/ 2024.

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông ở Hải Phòng bị thủng dạ dày, thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám và chỉ định chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, bác sĩ phát hiện tăm tre xuyên thành dạ dày vào khoang sau phúc mạc của bệnh nhân.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 18 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Mẹo hay giúp người tiểu đường hỗ trợ phòng và giảm nguy cơ biến chứng

Sống khỏe - 19 giờ trước

Người bệnh tiểu đường nếu không biết cách kiểm soát tốt đường huyết sẽ dẫn đến các biến chứng trên tim mạch, thần kinh,... Vậy làm cách nào giúp người tiểu đường có thể phòng ngừa được các biến chứng này?

Top