Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không đi khám định kỳ, bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng hôn mê

Thứ ba, 10:54 10/06/2025 | Bệnh thường gặp

Các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp... cần phải dùng thuốc suốt đời. Ngoài ra bệnh nhân cần tái khám để bác sĩ kiểm tra tiến triển bệnh cũng như đáp ứng điều trị.

Khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới đây đã tiếp nhận bệnh nhân L.T.Đ (Hà Nội) trong tình trạng hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp (nhưng không điều trị), tai biến mạch máu não, viêm phổi. Kết quả xét nghiệm cho thấy: Glucose máu rất cao (35,14 mmol/l), HbA1C cao (10,1%), men gan tăng (ure 34,51mmol/l).

Người bệnh đã được chẩn đoán mắc đái tháo đường type 2 được 2 năm, được kê đơn thuốc điều trị và hẹn lịch tái khám. Tuy nhiên, thời gian gần đây bệnh nhân không đi khám lại mà dùng thuốc theo đơn cũ...

Sau khi vào viện, người bệnh đã được điều trị tích cực, sau 24 giờ đã tỉnh, các dấu hiệu huyết áp 140/80 mg, đường huyết, ure, tình trạng đi tiểu... đã tốt dần lên.

Không đi khám định kỳ, bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng hôn mê- Ảnh 1.

Biến chứng cấp tính của đái tháo đường rất nguy hiểm...

Vì sao người bệnh đái tháo đường cần tái khám định kỳ

BS.Nguyễn Kim Anh - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết: Nếu người bệnh đái tháo đường không kiểm soát được glucose máu tốt trong giới hạn cho phép sẽ dẫn đến các biến chứng cấp tính như tăng đường huyết, nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê, thậm trí tử vong.

Ngoài ra, bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt trong thời gian dài có thể dẫn đến các biến chứng mạn tính như: Biến chứng vi mạch, biến chứng mạch máu lớn, bệnh lý mắt, biến chứng thận, biến chứng thần kinh, biến chứng tim mạch (tai biến mạch máu não – đột quỵ), bệnh lý bàn chân (loét chân, cắt cụt chi…), các ảnh hưởng kèm theo làm gia tăng chi phí y tế, stress về tài chính, giảm chất lượng sống.

Do đó, việc tái khám định kỳ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Đây không chỉ là việc tuân thủ phác đồ điều trị mà còn là yếu tố then chốt giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Theo đó, khi đi tái khám sẽ mang lại các lợi ích:

Kiểm soát đường huyết và điều chỉnh phác đồ điều trị

- Đánh giá hiệu quả điều trị: Tái khám giúp bác sĩ theo dõi sát sao mức đường huyết của bệnh nhân (thông qua các xét nghiệm như HbA1c, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn) để đánh giá xem phác đồ điều trị hiện tại có phù hợp và hiệu quả hay không.

- Điều chỉnh thuốc và liều lượng: Dựa vào kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe tổng thể, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng thuốc, thay đổi loại thuốc hoặc bổ sung các loại thuốc khác để đạt được mục tiêu đường huyết mong muốn. Điều này đặc biệt quan trọng vì tình trạng đường huyết có thể dao động và cần được điều chỉnh liên tục.

- Phát hiện và xử lý sớm các bất thường: Tái khám giúp phát hiện sớm các vấn đề như đường huyết quá cao hoặc quá thấp (hạ đường huyết), từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng.

Phát hiện sớm và phòng ngừa biến chứng

Đái tháo đường thường diễn tiến âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Tái khám định kỳ giúp:

- Phát hiện biến chứng sớm: Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và thăm khám chuyên sâu để kiểm tra các biến chứng trên mắt (võng mạc đái tháo đường), thận (bệnh thận đái tháo đường), thần kinh (bệnh thần kinh đái tháo đường), tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch), và bàn chân (loét, hoại tử). Việc phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của biến chứng.

- Phòng ngừa biến chứng: Thông qua việc kiểm soát đường huyết, huyết áp và mỡ máu, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hợp lý, giúp bệnh nhân phòng ngừa hiệu quả các biến chứng.

Nâng cao chất lượng cuộc sống

- Giáo dục và tư vấn: Bác sĩ sẽ cung cấp kiến thức về bệnh đái tháo đường, cách tự chăm sóc tại nhà, nhận biết các dấu hiệu bất thường và cách xử lý.

- Tâm lý và tinh thần: Việc được theo dõi và tư vấn thường xuyên giúp bệnh nhân yên tâm hơn, giảm lo lắng và có thái độ tích cực hơn trong việc quản lý bệnh.

- Tiết kiệm chi phí: Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề sẽ giúp tiết kiệm chi phí điều trị lâu dài so với việc phải điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng hoặc có biến chứng.

Không đi khám định kỳ, bệnh nhân đái tháo đường nhập viện trong tình trạng hôn mê- Ảnh 3.

Nếu bệnh đái tháo đường được kiểm soát tốt sẽ ngăn ngừa các biến chứng...


Hậu quả của việc bỏ tái khám

Nếu bệnh nhân đái tháo đường không tái khám định kỳ, những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra:

Đường huyết mất kiểm soát: Dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu (có thể gây hôn mê và tử vong) hoặc hạ đường huyết (dẫn đến tổn thương não, hôn mê sâu).

Biến chứng tiến triển nặng : Các biến chứng trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch sẽ tiến triển nhanh chóng, gây tổn thương vĩnh viễn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí là tử vong. Ví dụ, mù lòa do bệnh võng mạc, suy thận mạn tính cần chạy thận nhân tạo, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, hoại tử chi phải cắt cụt.

Khó khăn trong điều trị: Khi bệnh đã có biến chứng nặng, việc điều trị sẽ phức tạp hơn, tốn kém hơn và hiệu quả thường không cao bằng việc điều trị sớm.

Ngọc Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 31 tuổi ở Hà Nội bất ngờ liệt tứ chi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 phút trước

GĐXH - Trước khi bị liệt tứ chi, người phụ nữ này bất ngờ xuất hiện cảm giác mệt mỏi kèm cảm giác tê bì, yếu mỏi tứ chi. Tình trạng diễn biến tăng dần, không có đợt thuyên giảm...

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện ung thư đại tràng thừa nhận chủ quan với dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát hiện ung thư đại tràng và nhiều bệnh nguy hiểm khác, người bệnh có dấu hiệu đau vùng thắt lưng, tiểu sẫm màu nhưng tự theo dõi tại nhà và chưa điều trị.

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó

10 dấu hiệu của một người khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Hãy xem bạn có bao nhiêu trong số đó

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Làm sao để biết bạn có đang ở trạng thái "khỏe mạnh toàn diện"?

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bé 11 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư phổi, nguyên nhân từ một sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ xác định nguyên nhân gây ung thư phổi ở bệnh nhi này không đến từ yếu tố di truyền hay môi trường ô nhiễm thông thường mà là do hít phải khói thuốc lá thụ động từ người cha hút thuốc trong nhà suốt nhiều năm.

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 58 tuổi ở Quảng Ninh bị ung thư thực quản tái phát thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi hoàn tất điều trị ung thư thực quản với kết quả khả quan, người bệnh đã không tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Thanh niên 25 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì tràn khí màng phổi khi tập gym từng mắc bệnh này, ai có dấu hiệu cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Thanh nhiên bị tràn khí màng phổi khi tập gym gắng sức cho biết từng phẫu thuật vá thông liên thất tim lúc 5 tuổi. Trước nhập viện, người bệnh sức khỏe ổn định, không cần dùng thuốc điều trị.

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Hành trình kỳ diệu của cậu bé 14 tuổi ở Quảng Ninh bị u não ác tính

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cuộc sống của em Thành bỗng nhiên đảo lộn khi có những dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân bất thường. Gia đình đưa em đi khám và phát hiện một khối u lớn trong não.

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Phát hiện sỏi bàng quang to như quả cam trong người đàn ông 69 tuổi ở Quảng Ninh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người đàn ông bị sỏi bàng quan chèn ép nhập viện trong tình trạng đau bụng, tiểu buốt kéo dài, cảm giác căng tức vùng bụng dưới, tiểu ngắt quãng và khó chịu nhiều ngày...

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 43 tuổi đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị đột quỵ có tiền sử rung nhĩ, hẹp van 2 lá, đang dùng thuốc kháng đông hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, chỉ vì quên uống vài cữ thuốc, chị đã bị đột quỵ ngay trong khi ngủ.

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 40 tuổi hứng chịu đau đầu âm ỉ suốt thời gian dài vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Nghĩ là đau đầu bình thường nên anh chỉ mua thuốc uống giảm đau uống nhưng hết thuốc thì cơn đau lại tái phát. Sau khi thăm khám, bác sĩ phát hiện khối u nhầy xuất phát từ xoang hàm...

Top