Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không ít người cảm thấy bàng hoàng khi người phụ nữ này có dị vật "cư ngụ" trong mũi tới 20 năm

Thứ hai, 20:05 15/11/2021 | Sống khỏe

Một người phụ nữ chia sẻ câu chuyện trên TikTok về dị vật tồn tại trong mũi tới 20 năm và gần đây mới được lấy ra.

Hannah, chủ tài khoản TikTok @hannah.lham, đã chia sẻ câu chuyện khó tin khiến không ít người phải bàng hoàng. Trong video nhận được gần 8 triệu lượt xem, người phụ nữ này giải thích bản thân đã từng nhét dị vật vào mũi lúc còn nhỏ. Cô cho biết: “Khi khoảng 3 tuổi, tôi đã nhét một hạt cườm vào mũi. Tôi không nói điều này cho ai biết và sau đó nhanh chóng quên mất”.

Mọi thứ tưởng chừng không có gì đáng lo ngại cho đến khi người phụ nữ này bị viêm xoang cách đây vài tuần. Ký ức về thời bé đã quay trở lại với Hannah. Cô cảm thấy bên mũi phải bị chặn hoàn toàn bởi một thứ gì đó cực lớn, gây đau và không thể tự ra ngoài bằng cách xì mũi thông thường. Cuối cùng Hannah đã phải sử dụng một chiếc camera nội soi tai mũi họng để quan sát bên trong và phát hiện một “vật thể” màu xanh lam.

Theo người phụ nữ này: “Cuối cùng tôi cũng lấy được nó ra dù cảm thấy rất đau. Hạt cườm màu xanh đó đã ở trong mũi 20 năm mà tôi không hề hay biết”.

Không ít người cảm thấy bàng hoàng khi người phụ nữ này có dị vật tồn tại trong mũi tới 20 năm - Ảnh 1.

Một phụ nữ đã chia sẻ trên TikTok về việc tìm thấy một hạt cườm bị "mất tích" trong mũi sau 20 năm.

Phần bình luận dưới video cũng cho thấy những câu chuyện tương tự về dị vật mắc kẹt trong mũi. Một người chia sẻ: “Tôi không biết từ bao giờ con gái 8 tuổi của tôi đã nhét một hạt nhựa tròn khá lớn vào mũi. Con bé không nói với tôi hay bất kỳ ai”. Theo một người khác: “Tôi đã từng nhét một chiếc giày đồ chơi tí hon vào mũi và không thể lấy ra được”.

Tại sao dị vật có thể “biến mất” trong mũi?

Trên thực tế, không ít người đã “bỏ quên” vài thứ trong mũi và sau đó phải tìm đến sự trợ giúp y tế. Neil Bhattacharyya, bác sĩ kiêm chuyên gia về tai, mũi và họng tại Bệnh viện Mass Eye and Ear ở Boston cho biết: “Thứ phổ biến thường được lấy ra khỏi mũi của các bệnh nhân trong 25 tôi năm hành nghề là giấy và bông. Nhiều người bị nghẹt mũi đã nhét một miếng bông hoặc giấy vào mũi, để qua đêm và sau đó quên mất”.

Justin McCormick, bác sĩ khoa tai mũi họng tại Trường Y Rutgers Robert Wood Johnson giải thích, theo thời gian, hầu hết mọi người sẽ gặp phải các triệu chứng như chảy nước mũi hoặc xuất hiện dịch nhầy.

Không ít người cảm thấy bàng hoàng khi người phụ nữ này có dị vật tồn tại trong mũi tới 20 năm - Ảnh 2.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị khó thở vì dị vật cản trở lưu thông không khí trong mũi.

Một dấu hiệu đáng chú ý nữa cho thấy dị vật đang mắc kẹt trong mũi là mùi hôi. John Roche, bác sĩ tai mũi họng tại Trung tâm sức khỏe Spectrum cho biết, trong vòng một tuần đến 10 ngày, mọi người sẽ bị chảy nước mũi và hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ em. Các bậc cha mẹ có xu hướng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa vì một bên mũi có mùi hôi, chảy dịch, không giống với dấu hiệu của cảm lạnh.

Một số người có thể phải vật lộn với tình trạng viêm xoang nếu dị vật ngăn chất nhầy thoát ra ngoài. Tuy nhiên, không phải người nào cũng gặp phải triệu chứng, đặc biệt là trường hợp của người phụ nữ trên. Theo bác sĩ Justin: “Để một thứ gì đó không được chú ý trong thời gian dài, chúng cần phải được đặt ở một nơi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào”.

Do đó, hạt cườm có khả năng đã nằm trong ngách mũi dưới, một trong những khu vực rộng ở mũi, hoặc ở phần trên mũi, giữa xoăn mũi và vách ngăn. Nhìn chung, điều này có thể trở nên nguy hiểm. Bác sĩ Neil giải thích, cơ thể sẽ tự tạo ra một lớp màng bao bọc các dị vật tồn tại lâu trong cơ thể và gây ra rất nhiều phản ứng viêm. Theo thời gian, chúng có thể trở thành áp xe hoặc trong trường hợp hiếm hơn sẽ gây ra hiện tượng tiêu xương trong mũi.

Cần làm gì nếu dị vật mắc kẹt trong mũi?

Kathryn Boling, bác sĩ tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore cho biết, nếu dị vật không may mắc kẹt trong mũi, bạn có thể tự lấy chúng ra bằng cách xì mũi, bịt một bên mũi sau đó xì ra thật mạnh. Tuy nhiên, việc làm này chỉ nên áp dụng với trường hợp dị vật không gây đau.

Nếu cách trên không đem lại hiệu quả hoặc bạn bị đau, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể dễ dàng lấy chúng ra ngoài nhờ những dụng cụ chuyên dụng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 21 phút trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 23 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Top