Hà Nội
23°C / 22-25°C

Không khát nước, nhưng có 6 dấu hiệu này cảnh báo bạn đang uống thiếu nước

Thứ ba, 18:54 13/06/2023 | Sống khỏe

GĐXH - Nước là thành phần giúp oxy lưu thông trong huyết mạch nhanh hơn. Việc uống nước không đủ, không ảnh hưởng tới hệ thống huyết mạch mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của não...

Nắng nóng, nếu uống nước rau má theo cách này chẳng khác nào uống 'thuốc độc'Nắng nóng, nếu uống nước rau má theo cách này chẳng khác nào uống "thuốc độc"

GĐXH - Uống nước rau má khi ra ngoài trời nắng nóng là việc làm cực sai lầm.

Khi bạn nghĩ về khái niệm mất nước, bạn có liên tưởng đến hình ảnh ai đó đang rất khát. Đúng vậy, khát nước chắc chắn là một dấu hiệu chỉ ra bạn cần tăng lượng nước uống vào, nhưng có nhiều triệu chứng mất nước khác có thể không rõ ràng như vậy.

6 dấu hiệu dưới đây cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước, hãy bổ sung ngay:

Không khát nước, nhưng có 6 dấu hiệu này cảnh báo bạn đang uống thiếu nước - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hội miệng

Nước bọt có đặc tính kháng khuẩn và tình trạng mất nước có thể khiến cơ thể không tiết đủ nước bọt. Do đó, vi khuẩn có thể phát triển quá mức trong miệng, dẫn đến hôi miệng. Đó cũng là lý do khiến mọi người thường thức dậy với hơi thở có mùi vào buổi sáng. Quá trình sản xuất nước bọt bị chậm lại trong khi ngủ dẫn đến mùi khó chịu trong miệng do sự phát triển của vi khuẩn qua đêm. Vì vậy, khi miệng bạn có vẻ khô và hơi thở có mùi lạ, đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên bù nước.

Cảm giác mệt mỏi

Nước là thành phần giúp oxy lưu thông trong huyết mạch nhanh hơn. Việc uống nước không đủ, không chỉ ảnh hưởng tới hệ thống huyết mạch mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, làm việc không hiệu quả.

Da khô hoặc ửng đỏ

Da thiếu nước có thể trở nên khô, bong tróc, ngứa và thậm chí trông xỉn màu. Thay đổi thời tiết, chế độ ăn uống không lành mạnh và lựa chọn lối sống như uống rượu hoặc caffeine làm cạn kiệt lượng nước trong da của bạn. Một triệu chứng quan trọng khác liên quan đến da là da bị lõm sau khi bạn ấn vào và phải mất một thời gian để trở lại trạng thái bình thường.

Chuột rút cơ bắp

Cơ thể không nhận đủ nước sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu, có thể khiến cơ bắp bị chuột rút. Khi bị mất nước, cơ thể có xu hướng chuyển chất lỏng ra khỏi cơ bắp và các cơ quan không thiết yếu để phục vụ cho các cơ quan quan trọng hơn. Những thay đổi về natri và kali do đổ nhiều mồ hôi cũng có thể góp phần gây ra chuột rút cơ bắp.

Không khát nước, nhưng có 6 dấu hiệu này cảnh báo bạn đang uống thiếu nước - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Nước tiểu sẫm màu

Một dấu hiệu nhận biết cơ thể bị mất nước là nước tiểu cô đặc và có màu vàng đậm. Khi bị mất nước, thận sẽ ngừng bài tiết nước để giữ nước cho cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu sẽ ít hơn, cô đặc và nhiều chất thải hơn. Nếu nhận thấy nước tiểu của mình sẫm màu hơn bình thường, hãy uống thêm nước.

Hay đau đầu

Thiếu nước ảnh hưởng đến mức serotonin trong cơ thể khiến đau đầu. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ trong não phản ứng nhanh với mức độ hydrat hóa (phản ứng hóa học của nước trong cơ thể) dẫn đến những cơn đau âm ỉ và chứng đau nửa đầu. Khi bị đau đầu, hãy thử uống một, hai ly nước hoặc ăn trái cây chứa nhiều nước để cải thiện tình trạng.

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia khuyến cáo, nam giới khỏe mạnh từ 19 đến 50 tuổi nên uống trung bình 3 lít nước, tương đương 13 cốc nước mỗi ngày và phụ nữ trong độ tuổi này nên uống 2.2 lít nước, hoặc 9 cốc nước mỗi ngày. 

Lưu ý rằng cơ thể mỗi người cần một lượng chất lỏng khác nhau dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân, thể chất hoạt động và khí hậu. Đó là lý do tại sao bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện thay đổi thói quen nạp các loại chất lỏng vào cơ thể mình. 

Lưu ý, hãy tăng cường bổ sung nước và điện giải khi bị sốt, tiêu chảy hoặc khi thời tiết nắng, nóng, sau khi tập luyện thể thao, vận động gắng sức. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, ...

Bất ngờ 6 công dụng tuyệt với của rau bí, bạn không thể xem thường, nếu có dấu hiệu này tốt nhất không nên ănBất ngờ 6 công dụng tuyệt với của rau bí, bạn không thể xem thường, nếu có dấu hiệu này tốt nhất không nên ăn

GĐXH - Nước rau bí sạch khi luộc thường trong. Còn rau có chứa chất kích thích để lâu sẽ chuyển sang màu xanh đen, tốt nhất không nên ăn.

Thủ dâm nhiều liệu có giảm chất lượng tinh trùng

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 58 phút trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 4 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 7 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 16 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 16 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top