Hà Nội
23°C / 22-25°C

Khu tái định cư Tà Mít, Lai Châu: Sống cạnh sông, suối, dân vẫn “khát nước”

Thứ bảy, 08:06 21/10/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Mỗi lần mưa xuống, người dân tái định cư ở Tà Mít mừng mừng tủi tủi vội vàng tìm xoong chậu ra hứng nước. Mùa khô, bà con phải men ra sông suối tắm giặt rồi dùng can đựng nước gánh về. Suốt 6 năm qua, để đảm bảo nước sinh hoạt, họ chỉ còn cách cầu cứu… ông trời.


Để có nước sinh hoạt, anh Lò Văn Pò phải quây một nửa nhà vệ sinh làm bể chứa. Ảnh: PV

Để có nước sinh hoạt, anh Lò Văn Pò phải quây một nửa nhà vệ sinh làm bể chứa. Ảnh: PV

Muốn có nước phải trông vào… trời

Sinh sống khu tái định cư với mặt bằng cao ráo, nhà cửa khang trang nhưng điều kiện sống của người dân Tà Mít (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) lại thiếu thốn trăm bề. Ngay cả nước sạch- nhu cầu thiết yếu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của người dân cũng túng thiếu đến cơ cực.

Dẫn chúng tôi đi thăm bể chứa nước đã cạn và nổi váng bẩn, anh Lò Văn Pò (37 tuổi) cho biết, sở dĩ có tình trạng này là do khu tái định cư Tà Mít chưa được cấp nước sạch bằng hệ thống nước máy như đã “hứa” ban đầu. Vì thế người dân phải mua ống dẫn nước từ đầu nguồn về lấy nước sinh hoạt. Do thiên tai nên một năm vài lần sạt lở đất dẫn đến tắc đường ống dẫn nước. “Mấy hôm trước có mưa, chúng tôi tận dụng xô chậu, xoong nồi ra hứng nước. Thế nhưng số nước ít ỏi ấy chỉ đủ dùng 1- 2 ngày, vài hôm sau tạnh ráo thì nước cũng hết”, anh Pò tâm sự bằng giọng nói đặc trưng của người vùng cao.

Để “giải cơn khát” người dân góp tiền để đào giếng. Dù vậy, sau nhiều lần đào vẫn chưa tìm ra nguồn nước phù hợp. Một số gia đình có điều kiện kinh tế thì đầu tư hệ thống bình lọc với nguồn nước lấy từ sông suối để sinh hoạt. Số cư dân còn lại thì tặc lưỡi, phó mặc cho… trời.

Cũng là một trong những gia đình sống ở khu tái định cư, anh Sìn Văn Cầu (40 tuổi) cho hay, nhà có 4 nhân khẩu nên vợ chồng anh mua ống dẫn nước rồi làm hệ thống lọc theo kiểu thủ công nhưng cũng chỉ được bữa đực, bữa cái. Còn chuyện tắm giặt, vệ sinh cá nhân thì khi cần cả nhà rồng rắn kéo nhau ra suối “giải quyết”. Khổ nhất là cháu Sìn Thì Tèn, đang học lớp 11 trường huyện - con gái của anh Cầu. Tèn tâm sự mỗi lần từ trường về nhà là em cảm thấy hoang mang, lo lắng việc không có nước để đi vệ sinh. “Chú thấy đấy, khu nhà vệ sinh nhà cháu không có lấy 1 giọt nước, để khô cả tuần trời. Là con gái nhưng muốn đi vệ sinh cháu cũng chỉ biết leo lên núi…”, Tèn xấu hổ kể.

Nghe chuyện, anh Sơn ở cạnh nhà anh Cầu cũng vội lên tiếng than phiền: “Mỗi lần mưa xuống, chúng tôi mừng như vớ được vàng vì có nước sinh hoạt. Nhưng ở vùng này sạt đất liên tục, người dân nhiều lần kéo nhau lên đầu nguồn thông rãnh cũng chẳng ăn thua. Đến mùa khô bà con phải men theo đường đồi núi ra các con sông, suối để tắm giặt và dùng can đựng nước chở về làm nước sinh hoạt. Chả đâu như ở đây, sống cạnh sông suối mà vẫn thiếu nước triền miên”.

Nhà vệ sinh bỏ hoang vì không có nước


Nhiều nhà vệ sinh của khu tái định cư ở Tà Mít (Tân Uyên, Lai Châu) xây xong rồi bỏ hoang vì không có nước dùng.

Nhiều nhà vệ sinh của khu tái định cư ở Tà Mít (Tân Uyên, Lai Châu) xây xong rồi bỏ hoang vì không có nước dùng.

Nhiều người dân cũng tỏ ra bất bình khi mới chuyển về khu tái định cư đã phải trả từ 18- 20 triệu đồng để quyết toán xây nhà vệ sinh theo quy chuẩn chung. Thế nhưng đa phần trong số ấy chỉ để làm cảnh vì không có nước để dùng. “Nước của dự án không chảy, hoặc chảy bập bõm rồi tắt hẳn. Chúng tôi là người dân, chỉ biết thắc mắc lên UBND xã. Tuy nhiên, hỏi xong để đấy thôi, chứ cán bộ xã thì chỉ biết nói là nước của dự án, dự án sẽ xử lý, chữa đường ống dẫn nước về. Không có nước dùng, nhà thì lên nương rẫy ở cả tháng mới về 1 lần, nhà thì cắt cử người khỏe mạnh đi gánh nước. Và cũng từ đó, người dân tái định cư quên đi dự án nước sạch của mình…”, bác Phàn Văn Cầu (53 tuổi) kể.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Hoàng Văn Tế, Chủ tịch UBND xã Tà Mít thừa nhận việc người dân tái định cư nơi đây thiếu nước sinh hoạt. Ông Tế cũng cho biết, nhiều năm qua để có nước người dân phải đấu nối từ suối về. Các đường ống kéo như “mắc cửi” ven các sườn đồi đều là của các hộ dân tự kéo. Trong suốt cuộc phỏng vấn, vị Chủ tịch UBND xã này chỉ nhắc đi nhắc lại điệp khúc: “Chúng tôi có biết việc người dân tái định cư thiếu nước sinh hoạt, chúng tôi đã báo cáo lên cấp trên và phải chờ…”.

Cũng theo ghi nhận của phóng viên, huyện Tân Uyên có 13 công trình cấp nước sinh hoạt tại 19 điểm tái định cư. Cùng chung cảnh với người dân tái định cư ở xã Tà Mít, 3 công trình cấp nước khác không hoạt động. Nguyên nhân chính được ban ngành chức năng tỉnh Lai Châu chỉ ra do chính quyền xã, bản lơ là trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, một số bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc bảo quản, vận hành. Thêm nữa, một số nhà thầu chưa làm hết trách nhiệm trong khảo sát, thiết kế, thi công công trình nước nên dẫn đến công trình không phát huy được hiệu quả.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Hoàng Xuân Long, Vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết, qua kiểm tra tại các điểm tái định cư thủy điện tại Lai Châu, công trình công cộng ở một số điểm chưa đảm bảo yêu cầu, đặc biệt là công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân kém chất lượng, không mang lại hiệu quả.

Còn theo lý giải của ông Lê Thanh Huy – Giám đốc Ban Quản lý dự án Xây dựng cơ bản và hỗ trợ bồi thường di dân tái định cư huyện Tân Uyên, sở dĩ các công trình nước không hiệu quả do được bàn giao từ năm 2011 đến nay nên quá trình vận hành bị hư hỏng do thiên tai, sạt gãy, tắc đường ống, bể chứa bị lấp đất đá. “Ban đã đề xuất huyện bố trí các nguồn kinh phí duy tu, sửa chữa và giao cho các xã làm chủ đầu tư để đảm bảo nguồn nước cho người dân. Dự kiến cuối năm 2018, người dân vùng tái định cư sẽ được đáp ứng đẩy đủ nước sinh hoạt”, ông Huy khẳng định.

Xã có 106 hộ nghèo

Xã Tà Mít là xã vùng sâu, vùng xa cách thị trấn Tân Uyên 70km, cách thành phố Lai Châu 130km. Những năm mưa bão không thể đi được đường bộ mà chỉ có cách dùng xuồng chạy dọc sông. Giữa năm 2016, hình ảnh giáo viên Trường mầm non Tà Mít phải băng qua một vách núi dựng đứng, với lối đi chỉ vừa một người đi, phía dưới là dòng sông đang cuộn chảy gây xôn xao cộng đồng mạng. Theo ông Lường Văn Sáng, Bí thư Đảng ủy xã Tà Mít, sau khi làm đường, đến nay điểm trường kia đã không còn cô lập. Dù vậy, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn khi có đến 106 hộ nghèo.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Đời sống - 1 giờ trước

Cú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 17 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 17 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?

Thời sự - 18 giờ trước

GĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Top